K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2019

Nguyễn Mại (1655 - 1720) là người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương. Năm 1691, ở tuổi 36, ông đỗ Hoàng Giáp (vị trí chỉ đứng sau Trạng Nguyên), và làm quan dưới triều vua Lê Hy Tông.

Lúc đầu, Nguyễn Mại làm quan ở bộ Lễ, sau được thăng chức Tả thị lang của bộ này. Ông được cử đi sứ nhà Minh, rồi làm Đốc trấn Cao Bằng, sau đổi về Đốc trấn Sơn Tây, cho đến cuối đời. Ông mất năm 1720, thọ 66 tuổi, được truy tặng chức Lễ bộ Thượng thư, tước Quận công (đời Lê Dụ Tông). 

Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả ông là người “có sức khỏe, có mưu lược, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao”. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì viết: “Mại là người khỏe mạnh, có mưu lược lại giỏi bắn cung và cưỡi ngựa”. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện về việc xử án tài ba, xét đoán như thần của Nguyễn Mại.

24 tháng 1 2022

thôi mình chịu chứ mình kém phần này lắm

12 tháng 12 2021

Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia.

Chúng ta vẫn thường hay nghe “An toàn giao thông” trên tất cả các kênh thông tin. Vậy cụm từ này nghĩa là gì? Đây là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.

Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người dân chủ quan thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng người sử dụng chỉ dùng nó như một vật tránh cảnh sát mà không thực sự coi đó là đồ bảo vệ có ích.

Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng, thậm chí còn đua xe trên đường. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia trái quy định dẫn đến không tỉnh táo khi đi xe và còn làm liên lụy đến người đi khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường thì ít mà do sự thiếu ý thức của chủ xe thì nhiều và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc. Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.

Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.

Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.

Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

12 tháng 12 2021

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

25 tháng 12 2021

Bạn tham khảo:

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

Hôm đó đang trên đường đi học về cũng một vài người bạn, em cùng họ đang ngồi nghỉ chân tại quán nước bên đường thì đột nhiên đập vào mắt em là hình ảnh một bà cụ mù đang loay hoay qua đường trong làn xe tấp nập. Có rất nhiều người đi qua đi lại ở đó nhưng không 1 ai chịu giúp bà. Rồi chuyện bất ngờ đã xảy đến. Bà bị 1 chiếc xe ô tô tông phải. Tất cả ánh mắt của mọi người đều tụ lại chỗ bà cụ. Người thì lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh. Người thì bàn tán xôn xao, lướt qua như không có chuyện gì. Đáng nói nhất là người tài xế lái xe ô tô, hắn tông trúng bà cụ rồi hoảng hốt ngồi yên trong xe 1 lúc không xuống xe xem cụ như thế nào. Em thấy như vậy liền chạy lại gần, thấy cụ tay trầy xước rớm máu, nên hô hoán lên bảo mọi người ai có điện thoại thì gọi cấp cứu giúp bà. Người thì thấy có điện thoại nên lẩn đi, rồi đi mất, người thì nghĩa hiệp 1 tí gọi xe ôm chở bà cụ lên trạm y tế. Một lát sau thì các chú công an cũng đến các chú xử lí rất nhanh, phê bình những người dân xung quanh đó, thấy tai nạn mà không gọi ngay cho công an, hoặc cán bộ y tế gần nhất mà lại lấy điện thoại chụp ảnh, quay phim,.. Còn bác lái xe bây giờ đã không ru rú trong xe nữa bác ta đã theo các chú công an lên phường giải quyết . Các chú tuyên dương em và người đàn ông lúc nãy đã giúp cụ.
14 tháng 2 2019

Đề 1 :

Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!

Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.

Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi "bạn nhìn gì vậy", Trang mỉm cười nói "đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần". Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang "nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn". Trang cười nhẹ "thật nhé!". Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe

Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.

Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng "dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ". Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.

Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

15 tháng 4 2018

Tài nguyên đất, nước, gió, mặt trời, rừng, sinh vật,v.v.....

15 tháng 4 2018

kim cương ; vàng ; sắt ;đồng ; nhôm ...

chúc bạn hok tốt

12 tháng 8 2018

Cống rãnh mà ddòi sóng sánh với đại dương!

Kênh mương mà đòi tương đương cới thủy điện ak!

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 

 

- Gió

- Nước

- Dầu mỏ

- Sử dụng năng lượng gió để chạy côi xay. máy phát điện, chạy thuyên buồm....

- Cung cấp cho hoạt động sống của người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy dược sử dụng trọng các nhà máy thuỷ điện, được dùng để làm quay bánh xe nước đưa nước cao,...

- Mặt trời

- Thực vật, động vật

- Cung cấp ánh sáng và nhỉột cho sự sống trên Trái Đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng; năng lượng mặt trời.

- Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trốn Trái Đất.

Dầu mỏ

Được dùng để chế tạo ra xăng, dâu hoả, dầu nhờn, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp,...

Vàng

Dùng để làm nguồn dự trữ cho các ngân sách của nhà nước, cá nhân.... ; làm đồ trang sức, để mạ trang trí,...

Đất

Môi trường sống của thực vật. động vật và con người.

Than đá

Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, tạo ra (han cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp.

Nước

Môi trường sống của động, thực vật.

Năng lượng nước chảy dùng cho thủy điện. 

21 tháng 4 2020

câu 1 :

Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

câu 2:

Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

câu 3 :

Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

-  Tội nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co). Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.

-  Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội.

- Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.

câu 4 :

Luật giáo dục, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật bảo vệ môi trường, luật giao thông đường bộ...

 

21 tháng 4 2020

1. Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.

2.  Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc. 

3. - Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song.

- Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co.

- Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết.

- Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy.

- Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc

4. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường...