K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

I. Tác phẩm

Đoạn trích thể hiện bi kịch của tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.

Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hy sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hy sinh. Đoạn trích không chỉ thể hiện "nỗi cảm thông lạ lùng" của Nguyễn Du với số phận con người mà đã thức tỉnh ý thức về tình yêu, hạnh phúc, cá nhân. Đó là tư tưởng nhân đạo cao cả và sâu sắc.

Đoạn trích được viết: "như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”. Đó là khả năng thấu hiểu và khắc hoạ tâm lý nhân vật một cách tài tình. Trong đoạn trích Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm và lời nửa trực tiếp của nhân vật.

II. Tác phẩm

1. Việc Kiều nhắc đến những kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?

Trong khi nói với Thuý Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỉ niệm tình yêu:

- Cảnh hai người tặng nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm ("khi ngày quạt ước"). - Cảnh hai người uống chén rượu thề để nguyện chung thuỷ ("khi đêm chén thề").

 

- Những kỉ vật của tình yêu ("chiếc vành với bức tờ mây") Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng: - Cảnh Kim Trọng cho thêm hương vào lò hương ("mảnh hương nguyền", "đốt lò hương ấy")

. - Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe ("phím đàn", "so tơ phím này").

Thuý Kiều nói với Thuý Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim. Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thuý Kiều hi sinh tình yêu, trao duyên cho Thuý Vân nhưng con người lí trí không ngăn được con người tình cảm. Thuý Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thuý Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỉ niệm tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận. Nàng trao duyên cho Thuý Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thuý vân những kỉ vật nhưng không thể trao những kỉ niệm tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.

2. Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ ấy có ý nghĩa gì? 

 Trong suốt đoạn trích, Kiều đã nhiều lần nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên, Kiều đã lấy cái chết làm lời uỷ thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."). Trao kỉ vật cho Thuý Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thuý Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"; "hồn"; "dạ đài cách mặt khuất lời"; "người thác oan";... Thuý Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thuý Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu mà không được sống trong tình yêu, nguyện chung thuỷ với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là một cái chết đầy oan nghiệt.

Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí,... ta sẽ nhận thấy một mô-típ nghệ thuật, mô-típ chiêu hồn, gọi hồn, tri âm cùng hồn người đã khuất. Sở dĩ có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hoá, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.

3. Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.

Toàn bộ đoạn trích, về hình thức là lời Kiều nói với Thuý Vân. Tuy nhiên, nếu lắng nghe thật kĩ ta sẽ thấy nhiều khi Kiều như đang nói với chính mình và đến đoạn cuối thì nàng lại quay ra nói với Kim Trọng. Việc chuyển đối tượng đối thoại thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế qui luật diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thuý Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều không có điều kiện bộc lộ rõ.

- Trước hết, Thuý Kiều đề cao Thuý Vân (hai chữ "cậy" và "chịu" cùng cử chỉ "lạy"). Kiều coi việc nhận lời của em là một sự hy sinh và Kiều đã "lạy" sự hy sinh ấy.

- Tiếp theo, Thuý Kiều phân tích cho em hiểu về tình cảnh hiện tại khiến nàng không còn cách lựa chọn nào khác ("Sóng gió bất kỳ", "hiếu tình" không thể vẹn). - Rồi Kiều động viên, an ủi em: "Tuổi xuân em hãy còn dài”.

- Kiều viện đến tình máu mủ ruột rà:"Xót tình máu mủ” để làm một công việc tình nghĩa sâu nặng: “ thay lời nước non”

- Cuối cùng, Thuý Kiều lấy cả cái chết của bản thân ra để uỷ thác (“Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”).

Như vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều nói bằng ngôn ngữ của lí trí còn rất tỉnh táo. Kiều không để Vân có cơ hội từ chối, cứ sau một giây thăm dò Kiều lại viện thêm lý lẽ, lý lẽ nào cũng vừa có tình vừa có lý, trên hết vẫn là tình, cách nói, lời nói, cử chỉ thiết tha, cầu khẩn như vậy khiến Thuý Vân không thể từ chối.

- Tâm trạng Thuý Kiều hết sức mâu thuẫn. Điều đó được thể hiện trong thời khắc trao kỉ vật cho Thuý Vân: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. Mâu thuẫn nằm trong hai chữ "của chung”. Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy trong "của chung” có một phần của Kiều. Về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm, Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thuý Vân nó chỉ là vật làm tin nhưng với Thuý Kiều kỉ vật gắn với kỉ niệm, với những rung động đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.

- Sau khi trao kỉ vật, Kiều như người mất hồn, lời Kiều không còn tỉnh táo nữa mà nửa phần người sống nửa phần hồn ma. Trong lời dặn dò Thuý Vân, Kiều tưởng tượng ra tương lai, nàng là một oan hồ vật vờ, nàng xin em hãy "Tưới xin giọt lệ cho người thác oan”. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùng cực, nàng mong với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp được Kim Trọng nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.

- Tám câu cuối, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọng là "kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” còn hiện thực là "trâm gãy gương tan”, là "tơ duyên ngắn ngủi” là "phận bạc như vôi”, đau đớn tan nát, hiện thực đã trùm lên khát vọng. Hai câu cuối: Ôi Kim Lang / hỡi Kim lang/ Thôi thôi/ thiếp đã phụ chàng/ từ đây/ Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng. Kiều đã ngất lịm đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.

4. Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.

Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hy sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hy sinh. Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.

Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ "hiếu" nàng buộc phải lựa chọn và nàng đã hi sinh tình yêu. Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thuý Vân; nhưng về tình cảm, nàng vẫn đang có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thuý Vân nhận lời; nhưng Kiều cũng không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn. Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giưa lí trí và tình cảm chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc...

Nhà thơ, bằng cái "tài” và cái "tâm” của mình đã thể hiện sự giằng xé nội tâm giữa đạo đức và trái tim, giữa tình cảm và lí trí, qua đó bộc lộ một nhân cách đa tình, đa tài, đa cảm của nhân vật Kiều. Chính vì lẽ đó mà nhân vật của Nguyễn Du mang tính chân thực và sống động hơn, có tầm cỡ hơn trên phương diện chủ nghĩa nhân văn so với nhân vật Kiều trong trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

17 tháng 2 2016

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Xem mục Tìm hiểu về tác giả ở bài Đọc Tiểu Thanh kí và bài Nguyễn Du.

2. Xem mục Thể loại trong bài Truyện Kiều.

3. Với nghệ thuật sử dụng từ ngữ có sức gợi tả sâu sắc, hệ thống hình ảnh hàm súc, gợi cảm, đoạn trích Thề nguyền giúp ta hiểu về quan niệm tình yêu tự do hết sức tiến bộ của Nguyễn Du: Sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã vượt qua lễ giáo phong kiến.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu xuất xứ đoạn trích

Gợi ý:

Đoạn trích nằm ở phần một của tác phẩm Truyện Kiều có tên "Gặp gỡ và đính ­ước". Sau khi đi du xuân, gặp Kim Trọng, Kiều và Kim "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Tiếp đó, Kim Trọng dọn đến ở trọ gần nhà Thuý Kiều. Nhân một lần Kiều bỏ quên chiếc thoa, Kim Trọng bắt được, hai người trao kỉ vật và hứa hẹn chung thuỷ cùng nhau. Rồi một hôm, khi cả nhà Kiều đi mừng thọ bên ngoại, nàng đã chủ động sang nhà Kim Trọng. Hai người tự tình với nhau đến tối mới chia tay. Khi Kiều về nhà, thấy cha mẹ ch­a về, nàng lại sang nhà Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về buổi tối hai người gặp nhau tại nhà trọ của Kim Trọng, hai người hứa hẹn, thề nguyền chung thuỷ với nhau đến trọn đời.

2. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố và hình ảnh ẩn dụ: giấc hoè, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,…; Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, Tóc tơ, chữ đồng,…

Gợi ý: Ở đây, việc sử dụng điển tích, điển cố và những hình ảnh ẩn dụ, giàu tính ước lệ có tác dụng tạo ra sắc thái trang trọng, tránh cái suồng sã và tô thêm vẻ lãng mạn, nên thơ của mối tình Kim – Kiều.

3. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các từ láy được sử dụng trong đoạn trích

Gợi ý: Các từ láy được sử dụng (xăm xăm, hắt hiu, thiu thiu, bâng khuâng, mơ màng, vội vàng, vằng vặc, song song,…) là những từ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm.

Gợi ý:

Từ láy xăm xăm đi liền với động từ băng diễn tả b­ước chân nhanh nhẹn và lòng can đảm, sự hăm hở và mạnh mẽ của Thuý Kiều khi dám dỡ rào, vượt t­ường sang nhà Kim Trọng để tình tự. Đó là hành động biểu thị rõ rệt về khát vọng một tình yêu tự do chính đáng của thanh niên trong xã hội. Đã có lời bình giữa thế kỉ XX rằng: “Gót sen thoăn thoắt của nàng Kiều còn làm ngơ ngác bao thiếu nữ ngày nay”.

4. Tác giả đã tô đậm tính chất thiêng liêng của cuộc thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng như thế nào?

Gợi ý: Tuy rằng đây là cuộc thề nguyền “vụng trộm” (Ch­ưa được phép của cha mẹ) nhưng được Nguyễn Du miêu tả rất trang trọng.

- Kiều có tình yêu sâu nặng, mãnh liệt với Kim Trọng, do đó bất chấp luật hà khắc của chế độ phong kiến, Kiều đã dám "xăm xăm băng lối vư­ờn khuya một mình" sang nhà Kim Trọng.

- Kim Trọng là người có học thức, có tình yêu chân thành với Kiều, do đó, chàng đã tiếp đón Kiều rất trang trọng khiến cho cuộc gặp gỡ và thề nguyền có tính chất thiêng liêng:

+ Nghe Kiều tâm sự:

  Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa",

 Kim Trọng đã:

Vội vàng làm lễ r­ước vào,

Đài sen nối sáp,  lò đào thêm hương

Rồi Kim Trọng cùng Thuý Kiều ghi lời thề nguyền (“Tiên thề cùng thảo một chương”), cùng làm các thủ tục của nghi thức thề nguyền (“Tóc mây một món dao vàng chia đôi”), cùng ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm, đồng lòng đến trăm năm.

5. Phân tích lời nói của Kiều khi sang nhà Kim Trọng

Gợi ý:

Khi Kiều sang nhà Kim Trọng, chàng vừa mới tỉnh dậy, Kiều đã chủ động nói: “Khoảng vắng đêm trường, - Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”. Câu nói đó hàm chứa nhiều thông tin quan trọng:

Thứ nhất, nhà Kiều ngay gần nhà Kim Trọng trọ học, vậy mà nàng nói "Khoảng vắng đêm trường", đó là biểu hiện của không gian và thời gian tâm lí. Khi yêu nhau, gần nhau bao nhiêu vẫn là ch­ưa đủ, do đó, mới xa Kim Trọng sau ngày Thanh minh mà Kiều đã có cảm giác lâu lắm không gặp; thêm nữa gần nhau về khoảng cách không gian nhưng không được gặp nhau thì cũng coi như là khoảng cách rất xa. Bởi thế, việc Kiều sang nhà Kim Trọng đêm nay là nỗ lực, cố gắng vượt bậc để vượt qua sự rợn ngợp của thời gian và không gian tâm lí mà vư­ơn tới làm chủ tình yêu, làm chủ số phận của mình.

Thứ hai, Kiều nói: "Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa" ý nói vì tình yêu mãnh liệt mà Kiều phải chủ động dỡ rào ngăn tư­ờng sang nhà Kim Trọng lần thứ hai. Chữ “hoa” thông thường để chỉ người con gái, ở đây, Kiều dùng chữ “hoa” như một hàm ý tốt đẹp chỉ tình yêu sâu sắc mãnh liệt của mình dành cho Kim Trọng.

Tiếp đó Kiều nói:

                                          Bây giờ rõ mặt đôi ta

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao

Câu nói này chứng tỏ Kiều là một phụ nữ rất nhạy cảm, biết quý giá và trân trọng từng giây, từng phút được ở bên người mà mình yêu dấu. Với người phụ nữ nhạy cảm thì  tâm lí  lo âu, sợ hãi, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực.

6. Nhận xét về hình tượng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích

Qua đoạn trích, có thể khẳng định Kiều là một người con gái có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, mãnh liệt trong tình yêu. Vì tình  yêu, vì khát vọng hạnh phúc mà nàng đã bất chấp lễ giáo (lẽ ra nhất nhất phải theo ý cha mẹ), bất chấp quan niệm "trâu đi tìm cọc chứ cọc không thể đi tìm trâu" vốn tồn tại khá nặng nề trong tâm thức con người lúc đó.

18 tháng 2 2016

I. Tác phẩm

 Nỗi thương mình là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thuý Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở ầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Thuý Kiều về nhân phẩm con người. Thương thân xót phận và ý thức cao về nhân cách là chủ đề của đoạn trích.

Thái độ của Kiều là thái độ của một con người luôn ý thức về nhân phẩm lại phải từ bỏ nhân phẩm; khao khát tình yêu trong sáng tốt đẹp lại rơi vào cuộc sống bẩn thỉu, nhơ nhớp. Vì thế mà đau đớn, ê chề, bẽ bàng, chua chát. Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn. Với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ, đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý phức tạp, chồng chất, việc vận dụng ngôn ngữ: ẩn dụ; phiếm chỉ; uyển ngữ, biện pháp điệp sóng đôi và tiểu đối cùng với lối trần thuật dạng lời nửa trực tiếp là những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của đoạn trích. 

II. Trả lời câu hỏi

1. Hãy nêu bố cục của đoạn trích

Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh sống ô nhục ở lầu xanh của Tú Bà. Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:

- Đoạn 1 (bốn câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều.

- Đoạn 2 (tám câu tiếp theo): Thái độ, tâm trạng và nỗi niềm của Thuý Kiều trước cảnh sống lầu xanh.

- Đoạn 3 (tám câu còn lại): Cảnh vật diễn tả nỗi cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.

2. Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?

Bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi; lá gió cành chim; sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh,... Bút pháp ước lệ đã giúp cho Nguyễn Du miêu tả chốn “bui trần” dơ bẩn mà câu thơ vẫn thanh cao, trang nhã. Cái tài của Nguyễn Du là miêu tả chốn lầu xanh mà vẫn không hề dung tục. Không dung tục nhưng cũng không hề né tránh hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật đang phải trải qua. Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ để vượt qua thử thách nghệ thuật này, giữ cho nhân vật của mình chân dung cao đẹp. Không những thế, bằng cách khắc hoạ tâm trạng, thái độ của Kiều, nhà thơ đã làm cho chân dung nàng trở nên ngời sáng giữa chốn bùn nhơ.

3. Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng.

 Đây là một đoạn trích mà Nguyễn Du khai thác một cách triệt để các hình thức đối xứng nhằm tô đậm tâm sự chua chát, bẽ bàng, nỗi thương thân xót phận của nàng Kiều.

- Các điệp từ sóng đôi ít nhiều có tính chất đối: khi, lúc; khi sao, giờ sao; vui... vui, ai...ai.

- Các tiểu đối: khi tỉnh rượu - lúc tàn canh; dày gió - dạn sương; bướm chán - ong chường; nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trang thâu...

- Đối xứng ở cấp thấp nhất là tiểu đối trong bốn chữ: bướm lả - ong lơi; bướm chán - ong chường; mưa Sở - mây Tần; lá gió - cành chim; dày gió - dạn sương; gió tựa - hoa kề;... Đây là thủ pháp chẻ những cụm từ thông thường tạo thành quan hệ đối xứng nhằm nhấn mạnh ở mức độ cao hơn so với những cụm từ không có tiểu đối (dày dạn gió sương, bướm ong lả lơi, bướm ong chán chường,...)

Cách dùng điệp từ sóng đôi và tiểu đối có giá trị biểu cảm sâu sắc, chúng vừa như nỗi tức tưởi, vừa như nỗi nghẹn ngào, vừa như nỗi ấm ức, vừa như sự đay nghiến cho số kiếp bẽ bàng. Ngoài ra, cách dùng từ như vậy có thể miêu tả được những cảm xúc tinh tế, sang trọng của nhân vật.

4- Phân tích thái độ, tâm trạng của Kiều và cho biết nỗi "thương mình" của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

Thái độ, tâm trạng của Kiều là thái độ, tâm trạng của một con người luôn ý thức về nhân phẩm lại phải từ bỏ nhân phẩm; khao khát tình yêu trong sáng tốt đẹp lại rơi vào cuộc sống bẩn thỉu, nhơ nhớp. Vì thế mà đau đớn, ê chề, bẽ bàng, chua chát.

Tâm trạng, thái độ của Kiều được khắc hoạ trong bối cảnh "khi tỉnh rượu lúc tàn canh”. Đó là lúc đêm khuya, con người trở về sống thật với mình nghe lòng nức nở, thổn thức: "Giật mình, mình lại thương mình xót xa" 

Câu thơ có tới ba chữ mình với cách ngắt nhịp bất thường (2/4/2/) đã diễn tả trạng thái tâm hồn đầy biến động; bàng hoàng - thảng thốt- đau đớn.

Bốn câu tiếp theo là bốn câu hỏi liên tiếp, dồn dập (Khi sao...? Giờ sao...? Mặt sao....? Thân sao...?) . Câu thứ nhất gợi nhớ về quá khứ, ba câu sau gợi nỗi đau đớn, xót xa, ê chề trước hiện tại. Sự đối lập hiện tại không quá khứ đã khắc sâu hơn nỗi đau. Hiện tại bao trùm, đè nặng, chôn vùi quá khứ. Quá khứ thoảng qua làm đau hơn hiện tại. Bốn từ "sao" láy đi láy lại bộc lộ nỗi xót xa đến cùng cực của Thúy Kiều.

Thuý Kiều nhớ lại cảnh sinh hoạt ở lầu xanh với đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, hoạ... Hình ảnh thơ có tính chất ước lệ, phiếm chỉ. Sự nhơ nhớp được che đậy bởi vẻ ngoài tao nhã. Nhưng tất cả đều hờ hững không có gì bền chặt. Nguyễn Du đã đặt tất cả dưới cái nhìn buồn thảm, chua chát, bẽ bàng của Thuý Kiều.

Hai câu kết: "Vui là vui gượng kẻo là

                          Ai tri âm đó mặn mà với ai”...

Nỗi xót xa vì thiếu kẻ tri âm, thiếu người đồng cảm. Không ai cả, không có gì "mặn mà" cả, tất cả đều hờ hững. Lời thơ như tiếng nấc nghẹn vậy.

"Nỗi thương mình" có một ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ khi đặt trong nền văn học trung đại. Đây là sự tự ý thức về cá nhân trong một thời đại mà cái cá nhân có xu hướng triệt tiêu. Hơn nữa, đây lại là ý thức cá nhân của một người phụ nữ, đối tượng được giáo dục theo tinh thần "tam tòng" an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Sự tự ý thức về bản thân của nàng Kiều có ý nghĩa "cách mạng". Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà còn biết ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân. Cảm hứng thương xót bản thân không chỉ thấy ở nhân vật của Nguyễn Du mà còn thấy ở người cung nữ trong Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,... Có thể nói, văn học trung đại đến cuối thể kỉ XVIII, ý thức cá nhân đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Nhưng ở những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều, vấn đề này được biểu hiện thấm thía hơn. Chữ "ngã" của nhân vật và của chính người nghệ sĩ đã được Nguyễn Du biểu hiện như một nét độc đáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của mình.

5. Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: "Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị), đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh” của nàng. Vì chữ "hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?”, tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình” là một đoạn tiêu biểu. 

18 tháng 2 2016

I. Tác phẩm

Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải - một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.

Từ Hải là một anh hùng lí tưởng. Từ ngoại hình lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất người anh hùng. Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về "bốn phương", chàng là người của "trời bể mênh mang" và sẵn sàng vào tư thế "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong". Mọi việc đến nhanh, dồn dập và dứt khoát. Khẩu khí lời nói của Từ Hải khi từ biệt Kiều rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí.

Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi tả, gợi cảm lớn, giọng điệu đầy hào sảng,... tất cả bộc lộ khuynh hướng lý tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải

II. Trả lời câu hỏi

1- Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa của các cụm từ " lòng bốn phương" và "mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

 - "Lòng bốn phương" là cụm từ có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới. "Lòng bốn phương" chỉ chí nguyện lập công danh, sự nghiệp (trong trường hợp này "lòng bốn phương" đồng nghĩa với "chí tang bồng", "chí làm trai",...). Hai câu ba và bốn mở ra không gian "bốn phương" rộng lớn: "Trời bể mênh mang", "lên đường thẳng giong", không gian có sức biểu đạt "chí khí anh hùng". So với hiện thực xã hội thời phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.

"Mặt phi thường" là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người. Điều đó không chỉ đơn giải thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này "mặt phi thường" đồng nghĩa với "người phi thường", "đời phi thường", "sự nghiệp phi thường",...)

Hai cụm từ: "lòng bốn phương" và "mặt phi thường" là hai cụm từ vừa có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, đồng thời lại là con người vũ trụ chứ không phải người thường. Một trong các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

- Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

          + Đó là những từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: "trượng phu", "lòng bốn phương", "mặt phi thường”,...

          + Đó là những từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: "mười vạn tinh binh”, "bóng tinh rợp đường", "gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”,...

          + Đó là những từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: "thoắt đã động", "lên đường thẳng dong”, "quyết lời dứt áo ra đi”,... Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ. Ông đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng Từ Hải.

  2. Từ hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thuý Kiều như thế nào?

- Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ là không gì lay chuyển. Việc ra đi của Từ là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu cho nên phải miêu tả trước và miêu tả một cách ước lệ. Còn việc xin theo của Kiều, tuy rất quan trọng với cuộc đời Kiều, nhưng so với người anh hùng, thì đó chỉ là công việc “nữ nhi thường tình”. Cho nên, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều vì mục đích miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn này là muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

- Từ Hải nói gì với Kiều và lời của Từ bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng như thế nào?

+ Giải thích các từ cổ: “Tâm phúc tương tri”, “nữ nhi thường tình”, “tinh binh”, “bóng tinh”, “nghi gia” 

+ Khái quát lời Từ Hải nói với Kiều: Giải thích lí do không thể đem nàng theo và hứa hẹn ngày trở về.

+ Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: "mười vạn tinh binh", "tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường", "bốn bể không nhà"...

Lời của Từ nói với Kiều không giống lời của người yêu với người yêu, không hẳn của người chồng với người vợ mà đó là lời của một trang anh hùng với người "tâm phúc tương tri". Qua lời Từ ta thấy hiện lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán.

3. Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của văn học trung đại không?

 Từ Hải là nhân vật lý tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá.

- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng: con người "thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây ("Gió mây bằng đã đếm kì dặm khơi”).

- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc "trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng giong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính thậm xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường. Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Các nhà văn, nhà thơ đã khái quát thành những khuôn mẫu miêu tả người anh hùng trên hai phương diện: ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất người khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không quá cách biệt với đời thường

17 tháng 2 2016

 

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Xem mục Tìm hiểu về tác giả ở bài Đọc Tiểu Thanh kí và bài Nguyễn Du.

2. Xem mục Thể loại trong bài Truyện Kiều.

3. Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu xuất xứ

Gợi ý:

Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường (một gái giang hồ và một là giặc) đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo và nhạy cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là đường anh hùng hiếm có trong thiên hạ, là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù yêu quý, trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự nghiệp anh hùng.

2. Chứng minh rằng đoạn trích Chí khí anh hùng thể hiện nổi bật khuynh hướng lí tưởng hoá khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải.

Gợi ý:

Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

- Về từ ngữ:

+ Tác giả dùng từ “tr­ượng phu”, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. “Tr­ượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.

+ Thứ hai là từ "thoắt" trong cặp câu:

Nửa năm hương lửa đương nồng

    Tr­ượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình.

+ Cụm từ "động lòng bốn phương"  theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh).

+ Hai chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng tr­ượng phu trong lúc chia biệt.

- Về hình ảnh:

+ Hình ảnh: "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng c­ỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế, không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật.

+ Hình ảnh "Thanh g­ươm yên ngựa, lên đường thẳng rong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng tr­ượng phu trong xã hội phong kiến.

- Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại:

Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều ch­ưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có mười vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm.

3. Từ các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, hãy phát biểu nhận xét khái quát những đặc điểm trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

Gợi ý:  

Nghệ thuật miêu tả tâm lí là một trong những phương diện nghệ thuật đặc sắc bậc nhất củaTruyệnKiều. Chính những thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí đã chứng tỏ sự sáng tạo độc đáo, tấm lòng thấu hiểu con người của Nguyễn Du. Có thể nhận định:

- Tâm lí nhân vật được thể hiện sinh động, trực tiếp trong tình huống cụ thể.

- Diễn biến tâm lí nhân vật được miêu tả chân thực, theo đúng quy luật và quá trình diễn biến trong thời gian của đời sống bên trong con người.

- Trạng thái tâm lí mang tính cá thể rất rõ; đó là tâm lí của những con người cụ thể, với đặc điểm riêng về tính cách, hoàn cảnh,…

- Các hình thức đối thoại, độc thoại và lời trần thuật nửa trực tiếp được sử dụng rất có hiệu quả để miêu tả tâm lí nhân vật.

v.v…

4. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải thể hiện trong bốn câu đầu của đoạn trích

Gợi ý:

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, tr­ước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải quả là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đư­ơng nồng nàn hạnh phúc, chợt "động lòng bốn phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh g­ươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

 Không gian trong hai câu 3, 4 (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

5. Chỉ ra tính chất riêng biệt của cuộc tiễn biệt giữa Từ Hải và Thuý Kiều so với hai cuộc chia tay tr­ước đó với Kim Trọng và với Thúc Sinh.

Gợi ý:

Tác giả dựng lên hình ảnh Từ Hải "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không? Không, vì hai chữ "thẳng rong" có người giải thích là "vội lời", chứ lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải trên yên ngựa rồi nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần tr­ước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh là để chàng về quê xin phép Hoạn thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết Hoạn Th­ư chẳng phải tay vừa, do đó gặp lại được như hiện tại là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.

6. Tính cách nhân vật Từ Hải được bộc lộ qua lời nói với Kiều như thế nào?

Gợi ý:

- Từ Hải là người có chí khí phi thường:

Khi chia tay, thấy Kiều nói:

Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng

Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi"

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao ch­ưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong vinh dự, vẻ vang:

Bao giờ mười vạn tinh binh,

     Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường

                                Bấy giờ ta sẽ r­ước nàng nghi gia

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như khi Kiều chia tay Thúc Sinh. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

- Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống:

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.

18 tháng 2 2016

I. Tác giả 

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao. Sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ nghệ thuật cổ điển, đặc biệt là Truyện Kiều.

Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm, sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người.. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

Những sáng tác của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực với cái nhìn sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người. Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn. Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu và công lí,... Nguyễn Du được ca ngợi là người có "con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cho nên, thơ của ông “như có máu thấm nơi đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Sáng tác của Nguyễn Du đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy của văn chương trung đại Việt Nam. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều là đỉnh cao rực rỡ của văn học tiếng Việt. Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học dân tộc.

II. Trả lời câu hỏi

1. Em có nhận xét gì về cuộc đời Nguyễn Du? Điều đó có thể góp phần lí giải sáng tác của nhà thơ như thế nào?    

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng Nguyễn Du ít nói, lúc nào cũng trầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có những mâu thuẫn phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Du phần nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao.

2. Cho biết những sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.

a. Những sáng tác của Nguyễn Du gồm:

- Ba tập thơ chữ Hán:

             + Thanh Hiên thi tập (Viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc).

             + Nam trung tạp ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).

             + Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc).

- Thơ chữ Nôm:

             + Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tiểu thuyết bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

             + Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu. Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

b. Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

+ Giá trị hiện thực:

Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn...). Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội.

+ Giá trị nhân đạo:

- Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh Kí, Sở kiến hành; Văn chiêu hồn,...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.

- Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

c. Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du.

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa - Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết bằng thơ Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục vừa trang nhã diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú biến hoá, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

3. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du.

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Du sống giữa một thời đại lịch sử đầy biến động. Bi kịch riêng và bi kịch thời đại, năng khiếu bẩm sinh cùng truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Bao trùm sáng tác của ông là tư tưởng nhân đạo. Thơ ông là kết tinh những thành tựu văn hoá chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc đặc biệt là truyện Kiều một kiệt tác của văn học tiếng Việt đã được dịch ra tới hơn hai mươi thứ tiếng trên thế giới.

 

16 tháng 3 2019

Bài làm:

Trao Duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa được rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ Hiếu mà nàng phải quên đi chữ Tình quên đi hạnh phúc của đời mình đành dang dở. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm tài tình Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ.

Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

Giữa đường đứt mối tương tư.

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ.

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài.

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn.

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Nàng kể về mối tình nồng thắm của mình với Kim Trọng vừa mới chớm nở nay đã phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Không còn nỗi đau khổ nào hơn khi vì chữ Hiếu mà phải dứt bỏ chữ Tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà nhận lời chắp nối tơ duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân nhận lời làm việc đó thì dù có chết Thúy Kiều cũng vẫn biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em gái nhận lời cậy nhờ của mình.

Sau khi Thúy Vân đã nhận lời giúp chị Thúy Kiều bắt đầu trao cho em những kỷ vật tình yêu. Lúc này tâm trạng đau khổ giằng xé của nàng được tác giả Nguyễn Du khắc họa rất rõ nét.

Chiếc trâm với bức tờ mây.

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng.

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin.

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Trong giờ phút trao duyên mọi kỷ niệm lại sống dậy mãnh liệt trong tâm trí Thúy Kiều. Ngỡ như tình yêu chỉ mới hôm qua đây khi nàng vừa gặp Kim Trọng vừa trao nhau những lời thề nguyền ước hẹn. Trao duyên nhưng kỷ vật đấy được xem là của chung. Và sau này khi em có nên vợ nên chồng với chàng Kim cũng đừng quên chị. Càng nói Thúy Kiều càng xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh của mình. Khi mà có được tình yêu trong tay rồi mà vì biến cố gia đình lại bị tuột mất. Nàng chới với không biết bám víu vào đâu nên tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau mà lúc đấy nàng chỉ như một oan hồn vật vờ trong gió vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ.

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây.

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Nếu như ở đoạn thơ đầu Thúy Kiều nói chỉ cần Thúy Vân nhận lời trao duyên thì mình ở nơi chín suối cũng ngậm cười thơm lây. Thì đến đoạn thơ này khi nhắc đến những kỷ niệm tình yêu với chàng Kim nàng càng day dứt. Nàng day dứt vì tình yêu không trọn vẹn. Thúy Kiều cảm thấy nỗi xót xa vô hạn dù chỉ là tưởng tượng thôi cũng khiến người ta cảm thấy thương cảm. Đúng là “trâm gãy bình tan” tơ duyên ngắn ngủi vừa nở đã tàn. Thúy Kiều chỉ xin em dù có thế nào nếu có âm dương cách biệt hãy cho chị xin giọt nước cho người thác oan.

Hồn còn mang nặng lời thề.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời.

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Với Thúy Kiều dù có chết nàng cũng không bao giờ quên được tình yêu với Kim Trọng. Nên dù “thác xuống” nàng vẫn đau đáu với tình yêu chưa trọn vẹn. Nàng đã phải thốt lên:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngát đôi tay giá đồng

Thúy Kiều đã phải thốt lên “ôi Kim Lang” nghĩa là nàng đã coi chàng Kim Trọng như phu quân của mình là tình lang trong mộng. Nhưng từ nay cũng chỉ vì chữ Hiếu mà phải phụ chàng từ đây.

Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột ta chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xe đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.

Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.

Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723-756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân; kiếm đoạn trường; gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng:

Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ duyên may mắn mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng, ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình cảm cho cô em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị. Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha thiết:

“Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lí mà hoàn toàn phù hợp. Bởi nàng chẳng còn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy  Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập đến.

Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư”- ám chỉ nghĩa vụ; bổn phận; trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể chối từ.

Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để thuyết phục em:

“Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

28 tháng 2 2018

Chọn đáp án: C

5 tháng 4 2022

D

5 tháng 4 2022

Lẹ vậy cô :)

Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nguyễn Du đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì: nàng là người xinh đẹp, tài giỏi, có tài văn chương nhưng những tác phẩm nàng để lại đều bị đốt dở, lại phải sống trong oan ức và chết trong bất hạnh. Điều này khiến Nguyễn Du suy nghĩ về cuộc đời của những người có văn chương, nghệ thuật – những người Tiểu Thanh, như Thúy Kiều đều bị thói đời ganh ghét.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được (bản dịch nghĩa hờn không mạnh bằng).

- Nỗi hờn (hận) ở đây là mối hận của người xưa (nàng Tiểu Thanh), của những người phụ nữa “hồng nhan bạc mệnh” ngày nay, cũng có thể là mối hận của những người tài hoa trong xã hội. Nỗi hận ấy bao đời nay chẳng thay đổi bởi vậy nên có hỏi ông trời cũng không giải đáp được.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói lên ông là người có tấm lòng nhân đạo. Ông thương cảm với số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh - một người “tài sắc vẹn toàn”. Ông đau đớn bởi "Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ". Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Vai trò của mỗi đoạn thơ đối với chủ đề toàn bài:

- Hai câu đề là hai câu tả cảnh để mà kể việc. Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng).

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau.