K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé:

Câu 2:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

18 tháng 11 2023

Tác Giả Nguyễn Bính à bạn

18 tháng 11 2023

Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.

Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.

Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.

tham khảo nhé bạn

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

7 tháng 4 2020

1/

a. Ý nghĩa câu mở đầu
- Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
- Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào mời nửa phiền trách ấy cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
- Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Nắng ở đây là nắng mới, thứ nắng ban mai, tinh khiết đầu tiên trong ngày trên những thân cau còn ướt đẫm sương đêm.
- Điệp từ nắng cùng cụm hình ảnh tiểu đối: nắng hàng cau - nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như đang đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian động
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
- 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết.
- Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
- Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.

2/ Làm văn:

Đề 1:

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.

Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong. Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định không phải của Hoàng Cúc, không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể là của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác nhận một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có thể trở lại thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bẫng xót xa để gọi về những kỉ niệm thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc duy nhất vút lên cuối câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía những nỗi niềm tiếc nuối vọng lên da diết khôn nguôi. Từ niêm nhớ thương được khơi nguồn như thế, hình ảnh thôn Vĩ chợt sống dậy trong lòng nhà thơ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Chỉ ba câu thơ Hàn Mặc Tử đã khắc họa được những nét đực trưng của thiên nhiên xứ Huế. Mỗi câu thơ là một nét vẽ, mỗi chi tiết sống động tạo thành sự khắc họa sống động đẹp đẽ của thôn Vĩ trong hoài niệm.Trước tiên là vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi của buổi sớm mai: nắng hàng cau nắng mới lên không phải là cái nắng chang chang dọc bờ sông trắng mà là cái nắng trong trẻo tin khôi của một ngày. Chỉ miêu tả nắng thôi mà đã gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng đẹp. Những cây cau mảnh dẻ vút cao vươn mình đón lấy tia nắng ban mai trong lành ấm áp. Khung cảnh quen thuộc ấy ta có thể bắt gặp ở bất cứ góc sân khoảng trời nào từ miền quê đất Việt thân yêu. Phép luyến láy: nắng hàng cau nắng mới lên làm cho cái nắng như lan tỏa hơn bừng sáng hơn. Điệp từ “nắng” đã vẽ ra một bức tranh ánh nắng trong không gian nắng lan đến đâu vạn vật bừng sáng đến đó từ trên cao tràn xuống thấp và tràn đầy cả khu vườn, thôn Vĩ như được khoác lên một chiếc áo mới thanh tân, tươi tắn.

Đến câu thơ thứ ba là cảnh vườn tược được tắm đẫm trong nắng mai ngời sáng lên như một viên ngọc xang diệu kì: “ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.” Câu thơ như một tiếng reo đầy ngỡ ngàng thích thú, không phải xanh non xanh biếc mà là xanh như ngọc. Còn gì trong sáng và cao quý hơn ngọc. Cảnh giản dị mà thanh khiết cao sang vô cùng. Phải chăng sương đêm đã gột rửa hết những bụi bặm để khoác lên cây lá tấm áo choàng trong suốt lấp lánh khi nắng lên. Chữ “mướt” tác động mạnh mẽ vào giác quan người đọc ấn tượng vẻ mượt mà loáng mướt của khu vườn. Nhưng cái thần của câu thơ lại dồn cả vào chữ “ai” chỉ một chữ mà khiến cho cảnh đang gần gũi bỗng bọ đẩy ra xa, hư thực khó nắm bắt. Âm hưởng nhẹ bẫng của tiếng này khiến hơi thơ như thoáng xuôi về một cõi hư ảo mơ hồ.Với Hàn Mặc Tử lúc này, đó là thế giới ở ngoài kia, của sự sống ngoài kia chứ không phải thế giới của bệnh tật. Và rất tự nhiên theo mạch cảm xúc, nhắc đến “ai” lập tức nhà thơ nhớ đến hình bóng con người:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Câu thơ kết đoạn là nét cách điệu hóa rất tài tình của Hàn Mặc Tử nhằm ghi lấy hồn Vĩ Dạ. Có lẽ hình ảnh cành trúc đã trở nên quen thuộc khi nhắc đến con người nơi đây, mảnh đất cố đô văn hiến. Con người như hòa vào, như ẩn vào thiên nhiên một vẻ đẹp kín đáo tao nhã. Đó là vẻ đẹp riêng trong mảnh đất cố đô nhưng ngay trong dòng cảm xúc miên man ấy ta đã thấy nỗi buồn man mác xa nỗi thấm vào lòng người. Nhưng cũng có một điều đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử là vừa có ảnh hưởng thơ ca dân gian vừa có sản phẩm của lối thơ sáng tạo hay vẽ khuôn mặt sau hàng liễu được viết lên bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài cuộc vui.

Cảm nhận khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Qua đó có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu quê, yêu người tha thiết, và cũng vời vợi nỗi nhớ mong của thi sĩ hướng về cảnh và người thôn Vĩ.

Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.

Đề 2:

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Ta thấy thi sĩ tuy phải sống cuộc đời đầy bi kịch nhưng vẫn khát khao được sống và yêu đời tha thiết.

Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ. Cảnh sông nước đêm trăng được gợi ra:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông Hương-linh hồn của Huế. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế. Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu, buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “nhân hóa”, dòng sông đã trở thành một sinh thể, có tâm trạng, có hồn, mang nỗi niềm của con người. Cảnh vật như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa. Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào nỗi buồn muôn thủa của con người.

Hai câu thơ sau, ta nhận ra được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn. Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lí giải được khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ ảo, người tri kỉ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Từ “kịp” thể hiện một tâm trang lo âu của nhà thơ, tâm trạng đợi chờ, khao khát. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Với một người bình thường nếu không trở về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn.

Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trên bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.

Đề 3:

Hàn Mặc Tử một trong ba nhà thơ đỉnh cao của phong trào thơ mới, là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Các tác phẩm của ông đều được sáng tác với một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại trong đau đớn, luôn có sự giằng xé giữa tâm hồn và thể xác. Đặc biệt bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ đầy tâm trạng của ông giằng cho người mình yêu. Khổ thơ cuối bài là dòng tâm trạng mơ hồ, kì ảo.

    Từ giọng khắc khoải da diết ở khổ 2 thì sang khổ 3 đã chuyển thành giọng gấp gáp, khấn khoản, niềm khao khát được gắn liền với hình bóng cụ thể:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra.”

    Hình bóng cụ thể lúc đầu là khách đường xa, lúc sau là em với tà áo trắng tinh khôi. Hình tượng giai nhân từ khách đường xa mà dần dần thành em với giấc mộng dài say đắm. Khách đã xa vời mà giờ đây khách đường xa lại càng xa xôi diệu vời mà gắn với nó là “mơ” lại càng hư ảo. Có phải những hình bóng ấy dù đẹp nhưng nó vẫn thuộc về thế giới ngoài kia của quá khứ và với thi sĩ nó chỉ hiện hữu bằng một giấc mơ dài. Hàn Mặc Tử với mong muốn gặp được khách, gặp được giai nhân nhưng mong muốn ấy của ông sẽ không trở thành hiện thực bởi chỉ trong mơ ông mới dám mơ ước về điều ấy.

    Ở câu thơ thứ hai thì “áo em trắng quá”. Từ “quá” chung sắc thái biểu cảm tiếng kêu phát hiện trầm trồ ngỡ ngàng về vẻ đẹp giai nhân hiện hữu. Sắc trắng hiện ra không ít hai lần: trong văn học trung đại thì đó là cái trắng tang tóc, cái màu trắng đau thương, buồn dường như nói về sự ra đi, chia tay. Còn trong văn học hiện đại thì đó là một sắc trắng mới, tràn đầy màu sắc và tươi trẻ hơn. Đó là cái trắng tinh khôi, tinh khiết. Quả thực Hàn Mặc Tử đã có một quan niệm mới mẻ, một quan niệm thẩm mĩ cách tân, hiện đại.

    Đó là sắc màu tinh khiết thánh thiện. Nó gắn với một kí ức xa xôi về người con gái gắn với sắc màu tinh khiết “nhìn không ra” cực tả sắc áo vừa gợi vẻ đẹp xa vời khó nắm bắt như thực mà lại như mơ nghĩa là có một nét vè đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột dần khỏi tầm tay. Đúng lúc hình bóng giai nhân hiện về rõ nét nhất trong tâm tưởng, lung linh nhất thì lại tuyệt vọng nhất. Nhà thơ mượn giấc mơ nhưng lại nói về cái thực đang diễn ra trong tâm hồn con người.

    Nhưng đến hai câu thơ cuối:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà.”

    Chủ thể trữ tình trở về với thế giới thực của mình từ thế giới ngoài kia đầy xót xa với thực tại đau thương, đầy chia lìa với sự ám ảnh của cái chết:

“Tôi đang còn đây hay ở đâu

Ai đem tôi bỏ xuống trời sâu.”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.          ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.