K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2020

Đề văn hơi vô lý, không biết ai ra đề vậy:

+ Có ai đi tắm biển ở nơi toàn cá mập không, nếu có thì cũng không phải đi tắm biển mà là đi điều tra về giới thuỷ sinh ở khu vực biển đấy thôi.

+ Chỉ cần ở đó có cá mập thì địa phương đó chắc chắn để biển cảnh báo và hạn chế người tới đây để giảm thiệt hại

+ Bạn ở trên bờ, cá mập ở dưới nước thì súng sao có tác dụng, cho dù bạn xuống nước được đi chăng nữa thì súng không còn hoạt động đâu

+ Cá mập tuy nguy hiểm nhưng nếu không có sự chỉ định hoặc lệnh từ các cơ quan cấp trên mà bạn tự ý mang súng săn cá mập thì chuẩn bị tiền nộp phạt hoặc tù nhẹ nhé

=> Thuyết minh về cá mập thì được chứ thuyết minh như câu hỏi của bạn thì mình không biết

9 tháng 1 2020

mik cũng thấy đề bài tào lao lắm luôn á . Nghi luận bài này thì làm sao được

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
26 tháng 4 2021

văn nghị luận giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc ( nghe) hiều rõ những điều họ còn chưa biết hay thắc mắc về một điều nào đó trong đời sống ( tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...). Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người

Bố cục
- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .
- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.
- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.

 

26 tháng 4 2021

*văn nghị luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí phẩm chất quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người 

*cách làm bài văn lập luận giải thích: muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa

*bố cục của bài văn lập luận giải thích:

-mở bài: giới thiệu điều cần giải thích và nhận ra phương hướng giải thích

-thân bài: lần lượt trình bày các nội dung giải thích cần sử dụng các lập luận ăn giải thích phù hợp

-kết bài: nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người 

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
28 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

Ngày nay, có bao người chỉ vừa mới gặp, dù chỉ là một trở ngại nho nhỏ là đã nản chí. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có những con người có ý chí, nghị lực, quyết tâm đạt được mục đích chính đáng của mình. Và từ chính những trải nghiệm của bản thân, họ đã nhận ra rằng: Có chí thì nên. Đây cũng chính là một bài học cho cuộc sống được truyền lại từ bao đời nay và trở thành bài học vô cùng quý giá cho biết bao thế hệ. Để hiểu được tại sao câu tục ngữ này lại có giá trị to lớn đến như vậy đối với đời sống của con người, chúng ta hãy cùng tìm hiểu?


 
Trước hết, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của lời khuyên này. Có chí thì nên mang ý nghĩa rất sâu sắc. Trong câu trên, “chí” được hiểu là ý chí, là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, là nghị lực, sự kiên trì của con người. Còn “nên” là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. Từ đó, ta hiểu câu trên nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực thì nhất định chúng ta sẽ kiên trì vượt qua được mọi khó khăn, chông gai của cuộc sống để đi đến thành công. Còn nếu thiếu ý chí, ta sẽ không làm được gì cả, dần sẽ cảm thấy chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Vậy tại sao có “ý chí” thì con người sẽ có tất cả? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này. Ý chí là mặt năng động, là nỗ lực khắc phục khó khăn của con người. Xét về tâm lí học, thì ý chí chính là một thuộc tính cá nhân. Nó không được tự sinh ra mà là được hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn, thử thách trong cuộc sống. Do vậy, không phải ai cũng có ý chí. Nhưng trong thực tế, có trường hợp người vốn thiếu quyết tâm, kém ý chí phấn đấu vậy mà do những va vấp, thất bại nên họ trở nên có ý chí cầu tiến, có quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định. Những con người như thế ngày càng nhiều trong xã hội. Vậy người có ý chí là người không sợ nguy hiểm, không chùn bước trước khó khăn, kiên trì theo đuổi mục đích, dồn mọi nỗ lực để khắc phục khó khăn. Vậy nên, chúng ta dễ hiểu tại sao người có ý chí là người luôn thành công trong mục đích đề ra của mình. Không chỉ là cơ sở dẫn đến thành công trong cuộc sống, “ý chí” còn giúp chúng ta hình thành những nhân cách tốt đẹp trong mỗi con người.

28 tháng 3 2022

Tham khảo ở đây:

https://download.vn/chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-co-chi-thi-nen-49041#:~:text=C%C3%A2u%20t%E1%BB%A5c%20ng%E1%BB%AF%20kh%E1%BA%B3ng%20%C4%91%E1%BB%8Bnh,g%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BB%AB%20x%C6%B0a%20%C4%91%E1%BA%BFn%20nay.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.