K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

trồng cây gây rừng

quyên góp tiền bảo vệ môi trường

ko xả rác bừa bãi ở hồ,ao,song,suối....

9 tháng 5 2018

Hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân.
Gợi ý làm bài:
-         Hành động:
+ Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống
+ Tham gia chương trình Vòng quay xanh – tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác và nhặt rác trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Tham gia chương trình Giờ trái đất 60+
+ Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…
-         Khi tham gia những hoạt động này, em đã góp phần sức của mình vào việc bảo vệ môi trường, vì sự phát triển chung của đất nước và nhân loại.

9 tháng 5 2018

   Hành động:

+ Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống

+ Tham gia chương trình Vòng quay xanh – tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác và nhặt rác trong khuôn viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

+ Tham gia chương trình Giờ trái đất 60+

+ Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…

8 tháng 5 2018

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thấm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biêt tổ nào đã đổ xuống đây. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi mầu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch sẽ cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhựng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

 

ơ giống câu Trần Huyền Ngọc vậy

3 tháng 8 2021

trồng cây,vứt rác đúng nơi quy định,hạn chế sử dụng túi nilon,bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp

29 tháng 6 2019

Là khu phố văn hóa nên vấn đề bảo vệ môi trường khu dân cư rất được mọi người nơi em cư trú quan tâm. Khu phố luôn sạch đẹp. Trẻ em không nói tục. Chẳng người lớ nào cãi cọ nhau. Mọi người bảo nhau giữ gìn trật tự, an ninh và luôn sống hòa thuận với nhau. Chính vì vậy, vào sáng chủ nhật vừa qua, như đã được thông báo trước, em cùng với bố mẹ và bà con cô bác trong khu phố đi làm "xanh – sạch" con đường chính vào Khu phố Văn hóa An Hưng.

Tinh mơ, mặt trời chưa lên, mọi người đã lao xao gọi nhau tập trung ở đầu cổng Khu phố. Ai nấy đều có trên tay dụng cụ lao động và tư thế rất sẵn sàng: "Tiến hành đi bà con ơi, kẻo nắng lên thì mệt đấy!". Rồi, cứ thế theo sự phân công của bác Trưởng Khu phố, mọi người sốt sắng vào việc ngay. Ai cũng vui vẻ chuyện trò, vừa làm vừa làm vừa hỏi han nhau, vì cả tuần ai cũng bận bịu chẳng mấy lúc rảnh rang. Tiếng cuốc xới cỏ dại. Tiếng chổi quét sàn sạt thu dọn các loại rác vào một chỗ. Tiếng bước chân thoăn thoắt của các anh chị thanh niên, tất cả đã tạo thành những âm thanh rộn rã, đáng yêu. Có những cô, những bác tuổi cao nhưng vẫn tham gia lao động rất hăng hái, vừa dọn dẹp vệ sinh, vừa động viên con cháu cùng năng nổ hoàn thành. Tuổi nhỏ như chúng em thì đi gom nào các loại rác, nào cỏ dại… vào thành từng đống để đốt đi hoặc để đổ vào thùng rác công cộng. Mấy hôm nay trời mưa liên tục, cỏ các loại ở ven đường mọc lan nhanh quá và chúng em nhanh chóng nhổ bằng hết. Một đoạn đường đi lại bị nước mưa làm cho xói dần, đất lở ra tạo thành vũng lầy ngập nước. Em tham gia cùng các anh chị thanh niên dùng xẻng, cuốc san lấp lại cho bằng phẳng hơn, rồi chuyển đổ vào đó những sọt đá xanh vừa được mua về bằng tiền đóng góp của bà con dân phố. Những ống quần xắn cao quá gối, những bàn tay trần lem dính đầy bùn non, những nụ cười tươi rói của mọi người đang lao động. Tất cả tạo thành một hình ảnh đẹp đẽ của một Khu phố Văn hóa. Nhìn cảnh đầm ấm ấy, em càng thêm yêu mến và tự hào về Khu phố của mình và coi đó là một tấm gương sáng về tinh thần bảo vệ môi trường.

Chẳng bao lâu, con đường đã trở nên gọn sạch và bằng phẳng hơn. Em ngắm nhìn khuôn mặt phấn khởi của mọi người mà càng thêm hiểu rõ về giá trị của công việc mình vừa tham gia. Em thầm hứa rằng mình sẽ luôn luôn là thành viên tích cực, chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường sạch, đẹp.

1 tháng 12 2017

Thông qua hoạt động nhân đạo, các em biết thêm những phận đời để kịp thời giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Đến với diễn đàn tuổi học trò kỳ này, hãy cùng lắng nghe những suy nghĩ của các em học sinh về hoạt động nhân đạo nhé.

Hoạt động nhân đạo trong trường học được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao; tổ chức Trung thu cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa… Cô giáo Đặng Vũ Hoa, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Phan Thiết (TP Tuyên Quang) cho biết, chuẩn bị chào đón năm học mới, vừa qua Liên đội nhà trường đã phát động chương trình quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở để gửi đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả, 100% đội viên trong nhà trường đều nhiệt tình tham gia, hưởng ứng. Toàn Liên đội đã góp được 2.114 kg phế liệu, 157 bộ quần áo, 67 bộ sách giáo khoa. Số tiền thu được từ bán phế liệu cùng quần áo, sách vở sẽ là món quà ý nghĩa đến với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường và ở vùng sâu vùng xa.

Em Đỗ Hương Linh, lớp 8D, Trường THCS Phan Thiết chia sẻ, em hy vọng qua hoạt động nhân đạo sẽ góp phần giúp những bạn có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Đây là một hoạt động ngoại khóa tích cực mà em và các bạn đều tự nguyện tham gia. Qua đó, chúng em hiểu hơn về ý thức tiết kiệm, biết trân trọng những gì mình đang có, biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Một hoạt động khác mà em rất thích tham gia đó là chăm sóc, giúp đỡ các chú thương binh, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường. Em thấy mình trưởng thành hơn, thấu hiểu những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để từ đó tự nhủ bản thân mình cần phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Tại một số trường ở những vùng khó khăn, các em học sinh vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Em Nguyễn Thùy Linh, lớp 5A, Trường Tiểu học Bình Yên (Sơn Dương) chia sẻ, trường có rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn nào cũng cố gắng để tham gia các phong trào như Kế hoạch nhỏ, Góp gạo tới trường… Em luôn được thầy cô dạy: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” nên mỗi ngày em đều cố gắng để có thể giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Liên đội của trường thường xuyên có đợt vận động các bạn đội viên góp gạo ủng hộ bạn nghèo, số gạo này là sự sẻ chia và là động lực để các bạn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Em Nguyễn Thị Thu Hương, lớp 4A, Trường Tiểu học An Khang (TP Tuyên Quang) cho biết, trong mỗi năm học, Liên đội đều phát động các đợt thi đua quyên góp sách vở cũ, đồ dùng học tập, phế liệu, giấy vụn. Em và các bạn trong lớp luôn nhắc nhở nhau để cùng thực hiện thật tốt, không chỉ thu gom được nhiều giấy vụn, vỏ lon rỗng mà qua mỗi hành động bạn nào cũng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Nhờ vậy mà sân trường, phòng học luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh, từ đó giáo dục các giá trị sống tốt đẹp cho học sinh như tinh thần tiết kiệm, biết tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương và sống có trách nhiệm.   

CHẮC VẬY HỲ ☺ !!!!!!!!!!

14 tháng 11 2018

Mỗi lần đi ra ngoài đường và mang theo đồ ăn là ba em vẫn bảo “Con ăn uống dừng vứt rác linh tinh nhé, phải giữ gìn môi trường sạch sẽ đấy”. Em đã được ba chỉ bảo về vấn đề phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ môi trường xung quanh mình. Và hôm nay em rất vui khi làm được việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường

Chiều nay em với mẹ đi chợ ở gần đài phun nước của huyện. Em chờ mẹ ở đài phun nước trong khi mẹ vào lấy xe. Em thấy có rất nhiều anh chị cầm túi nilon to và đi nhặt nhạnh rác vứt bừa bãi hai bên vỉa hè. Các anh chị mặc màu áo xanh tình nguyện rất đẹp. Em thích thú nhìn các anh chị làm việc. Em thấy các anh chị đang làm việc để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chờ mẹ mãi không thấy ra, em liền bước xuống và chạy theo một chị nhặt rác xung quanh đài phun nước. Em bảo:

“Chị ơi chị cho em nhặt rác với nhé?”

Chị mỉm cười, xoa đầu em và bảo;

“Em ngoan quá, vậy đi theo chị và nhặt xung quanh đài phun nước này nhé”

Vậy là em xách túi nilon và nhặt những chiếc vỏ kẹo, lon bia mà mọi người vứt bừa bãi cho vào túi nilon. Chẳng mấy chốc em đã nhặt được đầy túi, vì hôm nay cuối tuần nhiều người đi chơi nên rác cũng nhiều hơn.

Em thấy rất vui khi được làm việc này, vì em đã đóng góp công sức của mình vào bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Khi mẹ ra và thấy em đang nhặt rác, mẹ tươi cười và bảo em ngoan. Tối hôm đó về nhà mẹ khoe ba và ba dẫn em đi ăn kem. Em rất vui.

8 tháng 1 2022

Hôm qua, khu phố em tổ chức tổng vệ sinh để chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9. Các gia đình đều phải tham gia dọn dẹp. Em đã cùng với mọi người quét dọn sạch đường phố. Sau đó, em còn cùng các anh chị đoàn viên thu gom các rác thải nhựa rồi để vào các bao tải lớn để chuyển đến nơi xử lý. Sau buổi tổng vệ sinh, khu phố giống như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã làm được một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.

8 tháng 1 2022

Ngày hôm qua, em đã cùng với các bạn trong khu phố tổng vệ sinh. Chúng em đã cùng nhau nhặt sạch rác trên đường, bỏ gọn vào túi rác. Sau đó, em và các bạn nữ phụ trách tưới các bồn cây hai ven đường. Các bạn nam sẽ nhặt cỏ, giấy rác trong các bồn cây. Một ngày lao động tuy vất vả, nhưng chúng em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.
 

22 tháng 8 2017

Chương trình 4:

I. Mục đích:

1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.

2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc "Lá lành đùm lá rách", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".

3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.

II. Phân công chuẩn bị

1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.

2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bàng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.

3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:

- Lớp trưởng : Trưởng ban.

- Lớp phó học tập : Phó ban.

- Các tổ trưởng : Thành viên.

- Tổng phụ trách chung : Chi đội trưởng.

Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.

III. Chương trình cụ thể:

1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…

2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…

3. Thành phần:

a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…

b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.

4. Cách thức

a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.

- Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.

- Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.

b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.

- Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?

- Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học ...

- Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày... tháng ... năm ...