K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong hành trang bước vào đời, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Để bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc của một số nước trên thế giới, nhân dân ta đã nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập nên mới có câu: ”Đá mài mới sắc, người có học mới nên”, coi đó là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường học vấn mà mỗi chúng ta sẽ trải qua. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, có một bộ phận không nhỏ học sinh thường hay lơ là, chán học vì không định hướng được tương lai và sự nghiệp cho bản thân, đặc biệt là không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Song điều cơ bản vẫn là thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chính chắn do không xác định rõ mục đích của việc học. Trước thực trạng đáng buồn này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của riêng mình.

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc lơ là, chán học. Trong khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tri thức ngày càng được nâng cao, thì trình độ học vấn là tiền đề để đưa chúng ta đến với sự thành công. Vậy tại sao nhiều học sinh hiện nay lại không quan tâm đến việc học? Có ý kiến cho rằng việc lười học là do chương trình học quá nặng, hay nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nhưng đối với tôi đấy chưa phải là nguyên nhân thuyết phục. Việc chán học là do ý thức học tập của mỗi người, không có tinh thần cầu tiến, vươn lên trong học tập, mặc dù bạn học yếu nhưng khi bạn có sự nổ lực, vượt khó tôi tin bạn sẽ làm được những điều mình ước mơ vì tôi luôn tâm đắc với câu:” Dốt đến đâu, học lâu cũng biết”. Học tập không chỉ giúp chúng ta trau dồi kiến thức bản thân mà còn giúp ta rèn luyện tư cách và phẩm chất đạo đức của mình.

Đa số học sinh hiện nay do chạy theo xu hướng thời thượng của xã hội, đua đòi theo những cái mới mà quên chuyện học tập thậm chí có nhiều bạn còn có ý định nghỉ học. Do không đủ kiến thức, kĩ năng sống nên bị một số đối tượng xấu của xã hội lôi kéo, xúi  giục dẫn tới việc không còn hứng thú trong học tập.

Ngoài những nguyên nhân tôi vừa nêu trên còn có một số tác động khác từ gia đình và xã hội làm một số bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi đi học. Đâu đó vẫn còn những gia đình không thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đến việc học hành của con em mình, không có biện pháp giáo dục để giúp con em mình tiến bộ hơn.

7 tháng 1 2020

Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

4 tháng 2 2022

giúp mình với

4 tháng 2 2022

Tham khảo nhé :

a. 

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục…

 Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ

b.

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề.

II. Thân bài

1. Giải thích

Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp.

2. Chứng minh

* Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ.

* Tác hại:

- Đối với người nói:

Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp.Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân.Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh.

- Đối với người nghe:

 Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện.Có cái nhìn ác cảm với người đối diện.Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết.

- Đối với toàn xã hội: Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng.

* Nguyên nhân:

- Khách quan: Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân

- Chủ quan: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói.

Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh.Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấuThể hiện bản thân mình trước mọi người.Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.

- Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự.

- Giải pháp:

Tuyên truyền vận động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã.Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề.Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết sử dụng lời nói có văn hóa trong giao tiếp. 

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp.

 

c.

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

 

12 tháng 1 2018

Xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người cũng được mở rộng, kéo theo đó là hình thức giao tiếp qua lại với nhau cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh những lời hay ý đẹp thì vẫn còn tồn tại nhiều lời nói tục, chửi vậy. Đặc biệt ở thế hệ trẻ thì hiện tượng nói tục chửi bậy ngày càng diễn biến phức tạp.

Nói tục chửi bậy là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng không lịch sự, thô lỗ, không có văn hóa. Có thể đó chỉ là lời nói đối với họ là chuyện bình thường nhưng ở trong mối quan hệ giao tiếp thì nó không phù hợp.

Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay diễn ra rất nhiều, ở nhiều lứa tuổi, nhưng tập trung ở lứa tuổi thanh niên. Bởi rằng ở lứa tuổi này, lời ăn tiếng nói chưa được rèn giũa, chưa có chừng mực, cách ứng xử chưa được khéo léo dẫn đến nói tục, chửi bậy nhau. Nhiều người xem nói tục chửi bậy chỉ là câu ‘chửi thề” rất bình thường. Những lời nói đó sẽ trở thành thói quen, câu cửa miệng mỗi khi cất tiếng nói. Một khi đã là thói quen thì sẽ rất khó bỏ, ăn sâu vào tiềm thức.

Người ta vẫn nói “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đó đều là những câu nói khuyên nhủ chúng ta nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo môi trường lành mạnh, trong sáng nhất.

Nói tục chửi bậy là một “hiện tượng” rất bình thường, diễn ra với mực độ dày đặc và thường xuyên ở một số tầng lớp người. Khi giao tiếp với nhau, nhất là những bạn nam thanh niên, mức độ nói tục, chửi bậy rất nhiều. Các bạn có thể nói ở mọi lúc, mọi nơi, chửi ở bất cứ lúc nào có thể, và họ coi đó là những từ ngữ giao tiếp quá bình thường để thể hiện cái ‘tôi’ cá nhân. Không chỉ giới hạn ở nam thanh niên mà ở nữ giới cũng diễn ra rất nhiều. Bạn bè tụ tập nhau, trong buổi nói chuyện chỉ toàn chửi thề, văng tục, chửi bậy làm mất cảnh quan và gây ảnh hưởng đến mọi người. Rất nhiều bạn trẻ về nhà còn mang những từ ngữ không hay đó giao tiếp với bố mẹ, với những người lớn tuổi. Họ sẽ nghĩ bạn như thế nào. Hậu quả ra sao là tự bạn gánh lấy. Nói tục chửi bậy rất khó sửa nhưng không phải không thể. Chúng ta có thể tham gia vào rất nhiều chương trình, trò chuyện với nhiều người để rèn luyện cho mình lời ăn tiếng nói hằng ngày. Như thế thì bản thân mình mới có thể ứng xử có văn minh trong khi giao tiếp được. Để là một người trưởng thành thì lời ăn tiếng nói vô cùng quan trọng. Người ngoài sẽ đánh giá phẩm chất của bạn qua cách ứng xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày đó.

Hãy để hiện tượng nói tục chửi bậy thuyên giảm bằng cách ứng xử có văn hóa, lịch sự hơn trong những lần giao tiếp.

12 tháng 1 2018

Công bằng mà nói, tuổi trẻ thời nay có những ưu điểm vượt trội so với các thế hệ trước như khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật rất nhanh, năng động, sáng tạo trong nếp nghĩ, nếp làm việc… Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người lại mắc phải những thói hư tật xấu, trong đó có tật nói tục, chửi thề. Đây là hiện tượng đáng phê phán bởi nó là biểu hiện của nhận thức lệch lạc và cách sống thiếu văn hóa.

Dân gian đã nói: Người thanh tiếng nói cũng thanh… hoặc: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe, với ý khẳng định thông qua lời ăn tiếng nói của một cá nhân nào đó, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, phẩm giá của cá nhân đó. Trong cuộc sống hằng ngày, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng, không gì thay thế được. Ngoài ngôn ngữ chung của toàn xã hội, còn có ngôn ngữ riêng của từng người. Khi giao tiếp, chúng ta phải sử dụng đồng thời hai loại ngôn ngữ đó để đạt đước mục đích giao tiếp.

Ông cha ta dạy con cháu phải Học ăn, học nói, chính là học cách sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, cho hay. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu và đẹp, có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm vụ của các thế hệ sau là phải học tập, gìn giữ và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Ấy vậy nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không nhận thức được điều đó mà ngược lại còn vô tình hay cố ý phá hoại thứ của cải tinh thần vô giá ấy.

​Hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện rất nhiều ở những nơi công cộng, kể cả ở trường học là nơi kỉ luật khá nghiêm túc, chặt chẽ. Để ý một chút, ta sẽ thấy hễ cứ dăm ba bạn trai tụ tập với nhau là y như hiện tượng nói tục, chửi thề xuất hiện. Có bạn hầu như cứ mở miệng ra là văng tục trước rồi mới nói sau. Mãi thành quen, cứ tự nhiên, bất chấp những người xung quanh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Tệ hại hơn, có nhiều bạn lại cho rằng dám nói tục chửi thề mới là “dân chơi sành điệu” (?!)

Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học sinh, sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “tự chế” ra những từ mới mà họ cho là hay, là độc đáo. Ví dụ như khi khen một cái gì đó, họ nói: “Cái áo này hơi bị đẹp!”; “Món này hơi bị ngon!”, “Cậu hơi bị yết kiêu đấy!”… Rồi thì “tinh vi”, “bố tướng”, “lăn tăn”, “chập cheng”, “ẩm IC”, “xong phắt”, “nói cho nhanh”, “bùng”, “phắn”, "biến”, “lặn”, “bà vãi”, “ông khốt”, “thằng chíp hôi”… cùng bao nhiêu từ bậy bạ khác không hề có trong từ điển, trong cung cách nói năng đường hoàng, lễ độ xưa nay. Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, văn minh, làm ô nhiễm môi trường xã hội.

Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, phê phán. Lứa tuổi học sinh chúng ta không nên bắt chước thói xấu đó. Hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Để có thể nói đúng, nói hay, chúng ta cần phải có ý chí và nghị lực rèn luyện trong quá trình lâu dài thì mới đạt kết quả tốt.

3 tháng 4 2021

Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Ý nghĩa văn chương” là gì?

A. Lập luận chặt chẽ, khoa học.

B. Dẫn chứng cụ thể, sinh động.

C. Lập luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

D. Sử dụng nhiều so sánh đọc đáo.

3 tháng 4 2021

câu C nhé bn ơi.

9 tháng 10 2017

Bài 1:

Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là hành vi xả rác bừa bãi của chính con người. Là những người chủ của tương lai, chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này và tìm cách cứu vãn môi trường sống đang bị đe dọa. Nghĩ về điều này tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Đừng xả rác bừa bãi và hãy giữ lấy môi trường xanh, sạch, đẹp”.

Môi trường là nơi sinh vật và con người tồn tại. Môi trường sinh thái tốt thì con người khỏe mạnh, cuộc sống sẽ tươi đẹp! Thế nhưng thực tế chó thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao, một số người xả rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Hiện tượng này khá phổ biến, nó làm ô nhiễm môi trường, mất đi mĩ quan của đường phố.

Các bạn ạ! Đất nước Việt Nam của chúng ta có diện tích nhỏ hẹp, dân số mỗi ngày một đông, nếu như hiện tượng này cứ tiếp tục thì môi trường sẽ ô nhiễm nặng, sức khỏe của cộng đồng sẽ bị đe dọa. Đó là chưa kể đến việc ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt sự sống của động vật, sinh vật, đặc biệt là các loài động vật sống dưới nước.

Các bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm. Vứt rác và xả nước thải xuống sông hồ sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp đổ xuống sông với hàng loạt hóa chất độc hại có trong nước thải làm nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm. Tôi nghĩ rằng nhìn hồ nước trong veo không một tí rác hay nhìn những con đường sạch bóng không có rác thải thì ta cảm thấy khỏe khoắn hẳn lên. Chẳng phải ông bà xưa thường nói Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm đó sao.

Vậy thì chúng ta phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa của mình và nơi công cộng, không vứt rác ra đường, xuống sông hồ hoặc công viên… không làm ô nhiễm môi trường nước. Chúng ta hãy xem nơi công cộng là mái nhà của chúng ta, giữ môi trường sống thật sạch để có không khí trong lành, mát mẻ và có mĩ quan, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta rất cần “cái khỏe” và “cái đẹp”. Cũng chính từ quan điểm đúng đắn đó mà nhiều người đã thầm lặng quét rác nơi công cộng, bãi tắm hay đường phố. Nếu ta biết ơn những người công nhân vệ sinh môi trường phải tần tảo sớm khuya để quét rác, thu gom rác thải thì không lí gì chúng ta không bỏ rác đúng quy định. Không nên vứt rác bừa bãi ra đường hay ở những nơi công cộng, cũng không nên vứt rác xuống sông, hồ… cần bỏ rác đúng quy định để không ô nhiễm môi trường và tạo nên cái đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Làm được điều này sẽ cứu vãn được môi trường. Mặt khác, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh. Cây xanh đối với không khí cũng như lá phổi đối với con người. Giữ vệ sinh môi trường và tích cực trồng cây xanh là việc làm thiết thực nhất để bảo vệ chính chúng ta và làm cho môi trường sạch đẹp, bầu không khí trong lành hơn. Bảo vệ môi trường là cách sống tốt đẹp nhất.

9 tháng 10 2017

Bài 2:

Bài thơ Bài ca Côn Sơn được rút trong tập thơ chữ Hán Ức Trai Thi Tập.Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong những năm cuối đời, khi đã về Côn Sơn ở ẩn:

“Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.

Bài ca Côn Sơn viết theo thể điệu “ca khúc” cổ điển, gồm có 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất bốn chữ, câu dài nhất mười chữ, phần lớn làcâu ngũ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát; một bản dịch thơ khá hay về Bài ca Côn Sơn.

Đoạn thơ gồm tám câu thơ lục bát được dịch từ 12 câu thơ nguyên bản nói về vẻ đẹp hữutình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của ức Trai khi được giao hòa giao cảm với suối, đá và thông, trúc:

“Côn sơn suối chảy rì rầm,

………………………………………………

Trong màu xanh mát ta ngân thơ nhàn”.

Côn Sơn là dãy núi ở xã Chi Ngại, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tướng công Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong dãy núi Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống với mẹ và ông ngoại tại đây. Vì thế, nhà thơ coi Côn Sơn là “quê cũ” với bao tình mến thương.

Bài ca Côn Sơn là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca về thế sự, triết lí về cuộc đời, về nhân sinh.

Đoạn thơ cấu trúc tứ bình, thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: suối, đá, tùng, trúc. Cảnh thứ nhất là suối. Tiếng nước chảy cứ róc rách mà nhà thơ thích thú “cho là đàn cầm”. Nhạc của suối để mua vui những tháng ngày ở ẩn. Ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của “ta”:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Cảnh đẹp thứ hai là đá. Đá được mưa xối làm cho phẳng lì, rêu phơi màu xanh biếc, “ta cho là đệm chiếu”. Đá đã trở thành một phần cuộc đời ức Trai, là chiếu êm để khi nghỉ ngơi ngồi ngắm cảnh suối rừng. Cụm từ “Côn Sơn có”, được điệp lại làm cho nhạc điệu bài ca trở nên du dương trầm bổng, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Ẩn dụ “đệm chiếu: (tạm tịch) thể hiện một tư thế an nhàn:

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Cảnh đẹp thứ ba là thông. Đã bao đời nay, thông Côn Sơn đã đi vào lịch sử và hồn người. Thông bát ngát như “muôn chiếc lọng xanh rủ bóng”, là nơi “ta tha hồ nghỉ ngơi...”. Bóng thông, màu xanh của thông như chở che con người. Nhà thơ ngắm thông với bao niềm vui thỏa thích, tin cậy:

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Ẩn dụ “muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng” là một hình tượng mĩ lệ gợi cảm. Thông tượng trưng cho đấng trượng phu coi thường sương tuyết đã trở thành tri kỉ của nhà thơ.

Cảnh đẹp thứ tư là trúc. Trúc Côn Sơn điệp trùng nghìn màu, xanh một màu xanh mát rượi. Dưới gốc trúc, bóng trúc, “ta tha hồ ngâm nga”.

Màu xanh của trúc đã tỏa mát tâm hồn ức Trai. Trúc quân tử đã trở thành bạn tri âm, san sẻ, cảm thông niềm vui nỗi buồn của “ta” trong những ngày tháng về Côn Sơn ở ẩn:

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Nếu phần sau bài ca mang tính triết lí biểu lộ một nhân cách cao khiết của kẻ sĩ, thì phần đầu lại dào dạt chất trữ tình. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa với giao cảm, để “ta cho ta là đàn cầm”, để “ta cho ta là đệm chiếu”, để “ta tha hồ nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “ta tha hồ ngâm nga” giữa nghìn mẫu trúc. Các ẩn dụ tạo nên những hình tượng mĩ lệ: suối là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là những chiếc lọng xanh rủ bóng, trúc tỏa bóng mát rượi. Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống. Tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn ức Trai bằng bao liên tưởng thiết tha, đằm thắm. Một cách viết trùng điệp tài hoa. Chữ “ta” xuất hiện bốn lần, kết hợp với các điệp ngữ: “Côn Sơn có...”, “trong núi có...”, “trong rừng có...”, “ta cho là...”, “ta tha hồ...” đã tạo nên âm điệu, nhạc điệu trầm bổng, du dương, thiết tha của Bài ca Côn Sơn.

“Ta”là chủ thể trữ tình của bài ca, chính là ức Trai tiên sinh. Thiên nhiên là ta, ta cũng là thiên nhiên: suối, đá, thông, trúc của Côn Sơn với Nguyễn Trãi chính là một. Chữ “ta” trong thơ Nguyễn Trãi rất hồn nhiên, dung dị và biểu cảm.

Nhạc của Bài ca Côn Sơn là nhạc của tâm hồn, một tâm hồn thanh cao và trong sạch. Có thể nói Bài ca Côn Sơn là bài ca của sự sống, sự sống được ướp hương sắc của suối rừng đất nước quê hương.

20 tháng 11 2019

Ko biếc, chỉ bít là có quyền giữ gìn sự trong trắng và bảo vệ bản thân mình, còn nhà nước thì chỉ bít là giúp ko có chiến tranh thôi! Hihihihihihihihihihihihihi!

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

27 tháng 3 2023

loading...  

27 tháng 3 2023

  Trong những năm gần đây, thị trường xe đạp điện ngày càng phổ biến và trở nên quá quen thuộc với học sinh sinh, sinh viên. Tuy nhiên, xe đạp điện vẫn có quy chuẩn riêng và được quy định pháp luật. Nhiều học sinh, sinh viên đi xe có quan điểm cho rằng khi đi không cần độ nón bảo hiểm. Vậy, khi đi xe đạp điện, người ngồi trên xe có cần đội nón bảo hiểm hay không?

   Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện có công suất động cơ và thiết kế vận tốc lớn ( khi vận hành bằng động cơ điện). Theo đó , xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện thô sơ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo quy định pháp luật, đi xe đạp điện cũng có đ trộ tuổi nhất định mới cho phép lái xe, khoảng từ 15 tuổi trở lên. Cùng với đó như đã trình bày ở trên,với những quy định đó thì có thể xác định xe đạp điện cũng là đối tượng được áp dụng cho trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quy đúng cách. Vậy nên người điều khiển xe đạp điện và cả người ngồi sau xe đạp điện đều phải thực hiện đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm. Tóm lại, người điều khiển xe đạp điện, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ bảo hiểm đúng theo quy cách của pháp luật quy định. Đối tượng điều kiển xe nếu vi phạm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật . Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội "mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy: hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số trường hợp đội mũ bảo hiểm vẫn bị phạt. Nhiều người nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm đầy đủ là đã tuân thủ đúng theo quy định và không thể bị phạt lỗi khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây thì vẫn bị xử phạt như bình thường, cụ thể:Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Đội sai loại mũ bảo hiểm không dành cho xe máy, ô tô

   Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và đầy đủ để mội người bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!

Đây là bài nghị luận ngắn cho bạn kham khảo ( bài chưa hoàn chỉnh mong bạn thông cảm)

 

 

2 tháng 5 2019

em thấy k phát biểu ý kiến k phải lỗi tất cả đều là do học sinh mà trong đó có lỗi của giáo viên vì..........giáo viên dạy quá thiếu muối.........

2 tháng 5 2019

việc học sinh giơ tay ko là phải phụ thuộc vào giáo viên cs giảng bài hiểu ko hay chỉ là ngồi ns chắc rồi ra về

14 tháng 1 2018

Thời gian luôn không ngừng trôi và cuộc sống của con người chúng ta cũng không ngừng đổi mới. Bởi vậy, ta không chỉ đơn thuần sống trong môi trường duy nhất mà luôn có sự cọ xát với nhiều môi trường khác nhau. Từ đó mà chúng ta hình thành dần các thói quen sống. Và giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo đang dần phổ biến. Đây là vấn đề nhạy cảm mà mỗi người, đặc biệt giới trẻ chúng ta cần suy ngẫm.

Trước hết, bạn hiểu như thế nào là thói quen sống ảo?

Theo tôi, đó là thói quen sống trong thế giới ảo – bản sao dị dạng của thế giới thực: giả tạo, mơ hồ và đơn độc. Với sự tiếp xúc với các môi trường như truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội... thói quen sống ảo dần được hình thành. Từ đó xuất hiện hai con người, hai cá tính ảo và thực, có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau, nó không giống với hình ảnh "kẻ song trùng".

Thói quen sống ảo tựa như một chất gây nghiện nhưng đồng thời mở ra một chân trời mới cho những ai biết vận dụng, kiểm soát nó.

Trong giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo dường như đã trở nên phổ biến. Ta dễ dàng bắt gặp ở những người bạn quanh mình. Đó là những mối tình ảo, các mối quan hệ ảo theo kiểu ngôn tình... Để gây sự chú ý của mọi người, nhiều bạn trẻ đã chìm trong cuộc sống ảo với những trò lố khoe tiền, đồ hiệu, giả chết, khoe những hình ảnh nóng lên các trang mạng xã hội.

Đã có nhiều vụ việc dở khóc dở cười quanh việc sống ảo, bạn có biết câu chuyện của cô gái Lê Thị Tú Ngà có tài khoản Facebook tên Lê Khả Ái đã làm dậy sóng cộng đồng mạng khi nhìn thấy mặt mộc của cô gái?

Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại. Thói quen sống ảo đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.

Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này và theo bạn, lý do đâu mà thói quen sống ảo lại trói buộc chúng ta như vậy?

Tuổi trẻ với nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn, vậy nên chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô, cả thế giới dường như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.

Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, hèn nhát đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.

Đương nhiên cũng không thể chỉ quy chụp nguyên nhân do sự nông nổi của tuổi trẻ, cuộc sống với guồng quay tất bật, trong chúng ta không ai tránh khỏi được những áp lực bủa vây từ việc học tập, bạn bè rồi gia đình.

Ngoài ra do sự phát triển của công nghệ thông tin – con dao hai lưỡi, giới trẻ với sự hiếu kỳ, tò mò, những tính năng mới rồi vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí, ý thức tự chủ còn hời hợt. Sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội còn nhiều thiếu sót cũng là một nguyên nhân.

Ai trong chúng ta từng suy nghĩ tới hậu quả? Có chăng cũng chỉ là thoáng qua rồi chậc lưỡi, bàng quan với những gì đang diễn ra. Bạn có biết thói quen sống ảo nếu không kiểm soát sẽ tác động mạnh tới tâm lý và nhân cách chúng ta rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có thể có hành vi chống đối xã hội, hay dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.

Ngoài ra, sống ảo còn tốn thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả học tập của chúng, có thể còn phải đón nhận ánh nhìn không mấy thiện cảm từ mọi người. Không những vậy đôi khi còn trở thành cầu nối cho bọn tội phạm. Bởi thế giới ảo và thế giới thực tồn tại mâu thuẫn trong con người bạn nên rất khó để hòa nhập với thế giới thực vốn đầy rẫy những va chạm.

Và rồi chúng ta sẽ dần bị cô lập, thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc bạn bởi một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ "siết cổ" dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của bạn.

"Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước". Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.

Thế giới ảo có nhiều điều thú vị, chúng ta không thể áp đặt, quy chụp cho nó tất cả những xấu xa... Song cần nhìn nhận và đánh giá đúng mức nếu không sẽ tự biến mình thành những kẻ bệnh hoạn.

Vấn đề chính là mục đích, liều lượng và cách sử dụng thói quen sống ảo, đòi hỏi ở chúng ta một bản lĩnh. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ lạm dụng việc sống ảo, đồng thời dẫn dắt họ ra khỏi vùng tăm tối đang che mắt họ.

Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước, bởi vậy phải sống sao cho xứng với những máu xương mà thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ độc lập hòa bình.

Cửu Bá Đao từng viết: "Tuổi thanh xuân của chúng ta như cơn mưa rào, dù bị ướt nhưng ta vẫn muốn quay lại đằm mình thêm lần nữa". Hãy sống sao để khỏi phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.

Bạn và tôi, chúng ta hãy mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao nó vẫn sinh động hơn nhiều so với thế giới ảo.

Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống rắn thép để vượt qua mọi cám dỗ, hãy thẳng thắn sống với hoàn cảnh và thân thế của mình. Nhút nhát, trốn chạy chẳng thể giải quyết được vấn đề.

Như Nguyễn Khải từng nói: "Để sống được tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời nhưng sống sao cho có phẩm hạnh, có đạo đức nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững". Vậy nên đừng trong một phút nhất thời mù quáng mà tin vào việc sống ảo sẽ giải quyết được mọi chuyện.

Thói quen sống ảo nếu không có sự giám sát, quản lý của lý trí, nó sẽ biến thành một loại axit, ăn mòn dần tuổi trẻ của chúng ta. Là người trẻ tuổi, đã có lúc tôi cũng cho phép mình bước vào thế giới ảo, sống trong đó ít lâu nhưng chưa bao giờ cho phép lý trí mình ngủ quên ở thế giới ấy.

Bằng chứng thiết thực chính là ngày hôm nay, tôi đã đang và dám sống thật với chính bản thân mình – tâm sự với bạn về suy nghĩ chân thành của tôi về thói quen sống ảo. Còn bạn thì sao?

14 tháng 1 2018

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội trở thành nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó do quá lạm dụng các ứng dụng tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo. Về vấn đề này, báo điện tử Dân Trí có bài: Bi hài "hot girl" sống "ảo". Bài báo đề cập đến hiện tượng sống ảo của không ít bạn trẻ ngày nay.

Theo bài báo, hiện nay có nhiều bạn trẻ đăng hình lên các trang mạng xã hội với mục đích tự đánh bóng tên tuổi của mình, khoe sắc đẹp, khoe thân thể với những tấm hình đã qua chỉnh sửa, trong khi thực tế lại khác hẳn. "Hot girl" được nói tới trong bài báo chỉ là một trường hợp trong vô số những bạn trẻ hiện nay đang đắm chìm trong thế giới ảo với những bức ảnh được chỉnh bằng phần mềm Camera 360 độ. Có thể nói, đây là trường hợp điển hình cho lối sống ảo của một bộ phận thanh niên hiện nay.

Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận "Sống ảo" là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!..... và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Bệnh ảo tưởng đối với một bộ phận người trẻ là có nguyên nhân. Trước tiên là nguyên nhân tâm lý: Nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại. Suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.

Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạnh chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là "anh hùng bàn phím" đã gây ra nhiều mâu thuẫn.

Sống ảo mang đến nhiều hệ luỵ cho cọn người. Có nhiều bạn xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Có hiện tượng phổ biến là nhiều bạn yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo? Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.

Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.

Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.