K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố sáng rực một góc trời. Có khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.

Hoa phượng không có mùi thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè.

Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.

"Hoa học trò: ! Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò. Bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không hiểu từ bao giừ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học? Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề.

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay? Có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.

Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:

Những chiếc gió xe trở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu...

..." (Theo Lê Nho Việt, báo Dân trí)

*Hãy phân biệt ý nghĩa khác nhau giữa hai từ góc trời và bầu trời?

2
2 tháng 3 2022

Mày ngu người à?

 

2 tháng 3 2022

Thằng này chỉ spam có 1 câu hỏi.

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuốiVe râm ran xao xác cả khung trờiỒ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…Cớ sao mình nước mắt lại rơiTrận mưa đầu của ngày cuối chia phôiRơi ướt cả một bờ áo trắngVô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?Biết hay không hạ cuối đã về rồi?Tháng 6 mùa thiTa bỏ lại một thờiTrong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.

Câu 4. Điều Em  tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?

1
27 tháng 4 2020

dài quá ngắn bớt đc ko b

chúc hok tốt

1 tháng 3 2020

Nhớ trường vliz ra lun

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên cánh. Hoa mọc thành chùm, các chùm gắn với nhau ở đầu cành. Mùa hè, cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ, đỏ rực một vùng. Quả phượng giống quả đậu to kì lạ, dài đến ba mươi phân, to khoảng năm phân. Mùa đông, quả khô lại, đung đưa theo gió.

a, Đọan văn thuyết minh về đối tượng nào?

b, Chỉ ra các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đọan văn?

c, Xác định yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọan văn? Tác dụng?

d, Ngoài những đặc điểm đã trình bày về đối tượng thuyết minh trong đoạn văn, khi giới thiệu về đối tượng này, em có thể trình bày những đặc điểm nào nữa?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

A. Thuyết minh và miêu tả

B. Nghị luận và thuyết minh

C. Tự sự và nghị luận

D. Miêu tả và tự sự

1
15 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bùng...
Đọc tiếp

“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bùng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có, mang đến cho đời,...Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”

(Mình là nắng, việc của mình là chói chang của Karuko Watanabe - Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới 2018)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và cũng có những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những nơi cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” ở bên vệ đường”.

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1

Tham khảo:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là: Nói về giá trị của mỗi con người

Câu 3. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ

Tác dụng: Tác giả ví mỗi con người như một bông hoa, có thể có cuộc đời tươi đẹp hay tăm tối nhưng đều sẽ đem lại cho đời những cống hiến, lợi ích. đều sẽ thể hiện vẻ đẹp của mình. Qua đó cho thấy tác giả là người rất phong phú

Câu 4: Thông điệp mà tác giả đã gửi gắm qua đoạn trích là: Mỗi con người, dù đẹp hay xấu, dù sang hay hèn, đều có những vẻ đẹp riêng. vẻ đẹp ấy có thể bộc lộ kín đáo hay rộng rãi. nhưng mọi người hãy tự tin thể hiện vẻ đẹp, tầm quan trọng của mình bất kì lúc nào.

8 tháng 11 2021

Câu 3 chưa chỉ ra dòng nào có biện pháp tu từ kìa bạn :D

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

[...]

Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang,
                                                        Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì?

 

0
30 tháng 4 2017

1. Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ chính là miêu tả

2. Đoạn văn trên nói về khung cảnh thiên nhiên đất trời đang chuyển mình từ mùa xuân sang hạ..Những hương hoa tươi sắc, những câu đối đỏ dần thay thế cho những tiếng ve kêu râm ran, những mùa phượng bắt đầu nở rộ. Những cô cậu học trò phải tạm chia tay mái trường, bước vào dịp nghỉ hè,, lòng vừa vui nhưng cũng có chút gì đó lưu luyến bâng khuâng ** theo cảm nhận của tui thôi haha...**

4. Tác dụng : Ở đây tác giả so sánh mùa hoa phượng nở đỏ rực như là treo câu đối đỏ vào dịp tết đến xuân về. Biện pháp so sánh này rất hợp lí bởi cách so sánh này làm cho lòng người đọc vẫn có chút lưu luyến bởi mùa xuân, vẫn thấy được không khí tết dù trời đã sang hạ. Trong cái chuyển hạ ấy vẫn còn không khí của mùa xuân, của sự vui tươi đỏ rực của mọi nhà.

4.Sớm mai thức dậy, cậu học trò bắt đầu bước vào dịp nghỉ hè.

Tuyệt vời

 

18 tháng 4 2021

-cái giống hoa mới nở,: tp phụ chú

có lẻ: tp tình thái

hoa đã vãn trên cành: tp phụ chú