K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Trong cơ thể động vật, hệ tuần hoàn thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất.

- Những cơ quan chính cấu tạo nên hệ tuần hoàn ở người gồm: tim và hệ thống mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch).

11 tháng 11 2019

  - Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).

   - Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

   - Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

Giải bài 5 trang 96 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

Tham khảo!

Ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể:

- Khi hệ tuần hoàn hoạt động bình thường sẽ đảm bảo lưu lượng máu đến hệ hô hấp, nhờ vậy hệ hô hấp sẽ lấy đủ oxygen cho các hệ cơ quan khác của cơ thể và thải carbon dioxide hiệu quả.

- Hệ rễ hấp thụ nước và chất khoáng cung cấp cho quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ chồi (thân, lá,…). Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.

31 tháng 7 2018

Đáp án đúng : B

7 tháng 8 2023

Tham khảo: Giun đất là động vật lưỡng tính (có cả cơ quan sinh tinh và cơ quan sinh trứng trên cùng một cơ thể), nhưng giun đất bố mẹ vẫn thực hiện quá trình giao phối chéo để tạo ra giun con vì trứng và tinh trùng không chín cùng một lúc.

- Sinh vật đơn bào quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn ra ở cấp độ tế bào (giữa tế bào với môi trường và trong tế bào).

- Với sinh vật đa bào thì quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cả cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào thông qua 3 giai đoạn:

(1) Giữa môi trường ngoài và cơ thể: cơ thể lấy các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết từ môi trường.

(2) Giữa môi trường trong cơ thể và tế bào: Các chất dinh dưỡng và năng lượng được thu nhận và vận chuyển đến từng tế bào. Các chất không cần thiết được cơ thể tiếp nhận và đào thải.

(3) Trong từng tế bào: Các chất dinh dưỡng và năng lượng có thể được dùng trực tiếp hoặc được biến đổi thành các chất trước khi dùng. 

\(\Rightarrow\) Vậy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể không diễn ra riêng biệt mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, cấp độ này là tiền đề của cấp độ kia và ngược lại.

23 tháng 3 2018

Đáp án D

19 tháng 3 2017

   + Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi. Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí của cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng (lỗ vỏ) ở thân cây.

    + So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật:

          • Giống nhau: Lấy O2 và thải CO2

          • Khác nhau:

      - Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây. Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.

      - Động vật chỉ trao đổi khí với môi trường nhờ quá trình hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cả hô hấp (lấy khí O2, thải khí CO2) và quang hợp (lấy khí CO2, thải khí O2)