K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

Kháng chiến chống Tống thời Lý

- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt đồng thời tích cực chuẩn bị cho xâm lược.

- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến

- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh chặn thế mạnh của địch. Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sng đất Tống Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ

- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

21 tháng 6 2019

- Kháng chiến chống Tống lần 1 năm 981

- Kháng chiến chống Tống lần 2 năm 1075 -1077

- 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên 1258, 1285, 1287-1288

- Khởi nghĩa Lam Sơn 1428 – 1427

- Kháng chiến chống Xiêm 1785

- Kháng chiến chống Thanh 1789

19 tháng 2 2022

1 . Kháng chiến chống quân Tống lần 1 / năm 981 / chống quân Tống / người lãnh đạo : Lê Hoàn / thắng lợi 

2 . Kháng chiến chống quân Tống lần 2/ năm 1075-1077/ chống quân Tống / người lãnh đạo : Lý Thường Kiệt / thắng lợi 

3. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên / năm 1258 , 1285 , 1287-1288 / chống quân Mông - Nguyên / người lãnh đạo : Vua Trần và các tướng nhà Trần ( Trần Hưng Đạo , Trần Quang Khải ,...) /thắng lợi 

4. Kháng chiến chống quân Minh / năm 1400-1407 / chống quân Minh /người lãnh đạo : Hồ Qúy Ly / Thất bại 

5.Khởi nghĩa Lam Sơn / năm 1418-1427/ chống quân Minh / người lãnh đạo : Lê Lợi , Nguyễn Trãi / Thắng lợi

24 tháng 3 2016

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

25 tháng 3 2016
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

24 tháng 3 2016

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

11 tháng 12 2016

batngo hâm mộ thật

 

Tham Khảo

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã:

Hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kê Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch.Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sống Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong - Bắc Ninh), cách bên Như Nguyệt vài ki lô mét. 

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Như Nguyệt:

Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt sông, bị ta phản công đẩy lùi về bờ Bắc.Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ "Nam Quốc Sơn Hà".Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh "Ai còn bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

=> Kết quả : Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”,  Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

Chặn giặc ở chiến tuyến Như nguyệtDiệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.Mở cuộc tấn công khi thời cơ đếnGiặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
2 tháng 3 2016

Các văn kiện:

-Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lí Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2 (1075-1077).

- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 (1285).

- Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

- Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789).

Trích đoạn nội dung của văn kiện Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

*Ý nghĩa của văn kiện:

- Hai câu đầu nói lên mục đích quyết tâm đánh giặc là để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ những bản sắc văn hóa và phong tục lâu đời của dân tộc (hai yếu tố “dài tóc”, “đen răng”).

- Hai câu tiếp theo là sự khẳng định quyết tâm tiêu diệt địch: làm cho quân giặc không kịp trở tay, không cón một manh giáp, một chiếc xe nào để trở về.

- Câu cuối cùng là sự khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước, dân tộc ta, đánh địch để cho nó biết rằng nước nam là một nước anh hùng đã có chủ.

20 tháng 11 2021

THAM KHẢO

1, Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:

Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

18 tháng 4 2022

yeu