K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2018

Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm). Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48 dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.

Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào.

Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax; một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày

9 tháng 11 2018

Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Công Nguyên, vua Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi vua Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép hai tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày.

Vào cuối thế kỉ 18 Napoléon Bonaparte, trong khi ở Ai Cập, đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.

Vào khoảng năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858.

Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây.

18 tháng 9 2023

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.

3 tháng 4 2021
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội. Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: "Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới". Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại: -        Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.
6 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tác phẩm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của một người Mẹ trước một ngày đặc biệt của đứa con thân yêu. Đó là tâm trạng bồi hồi, lo lắng, duy nghĩ và đắn đo một chân trời mới đang đón con mình “ ngày khai trường đầu tiên của con”. Những suy nghĩ của người mẹ được hiện lên rõ nét, suy nghĩ về một nền giáo dục về vai trò của nhà trường với mỗi thế hệ mới.

tham khảo:

Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp một. Người mẹ hồi hộp, phập phồng cho con và cả tuổi thơ đến trường của chính mình sống dậy.

13 tháng 1 2021

Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về Bác kính yêu. Và tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Có lẽ mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện kể về Bác kính yêu. Và tin chắc rằng mỗi người đều cất giữ cho riêng mình những hình ảnh đẹp về Bác. Tôi cũng thế, câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây là sự kết tinh về vẻ đẹp tâm hồn Bác: vẻ đẹp của một người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với phong cách sống vô cùng khiêm tốn và giản dị. Điều đó tôi muốn kể qua câu chuyện cảm động sau đây, chuyện về đôi dép của Bác Hồ. Đôi dép của Bác ra đời vào năm 1947, được chế tạo từ chiếc lốp ôtô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta đánh úp tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa với chân Bác. Trên đường đi công tác, Bác hay nói vui với các anh em chiến sĩ rằng: - Đó là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa, đôi hài thần đất đi đến đâu mà chẳng được! Chẳng những khi hành quân mà những ngày đông Bác cũng đi đôi dép ấy. Có hôm trời rét quá, Bác chỉ đi thêm đôi tất cho ấm chân. Tiếp khách trong nước hay khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy. Mười một năm rồi vẫn đôi dép đó, các anh em cảnh vệ đã nhiều lần xin Bác đổi dép nhưng Bác bảo vẫn còn đi được.Gặp suối trơn hoặc trời mưa, Bác cởi dép ra xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên những cánh đồng đang vụ cấy hay vụ gặt, Bác xắn quần cao lội ruộng cùng mọi người, tay vẫn không quên xách hoặc nách kẹp đôi dép. Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, vào trong buồng riêng thì anh em đã lập mẹo giấu dép đi và thay vào cho Bác một đôi giày mới. Máy bay xuống Niu-de-li, Bác loay hoay tìm dép mãi, các anh em mới kính cẩn thưa: - Dạ, có lẽ đã cất nhầm xuống khoang hàng của máy bay rồi, thưa Bác. Bác nhìn tất cả rồi ôn tồn bảo: - Bác biết các chú cất dép của Bác đi. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn rất khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong còn có đôi tất mới như thế là đã tốt lắm rồi! Thế là mọi người phải mang dép trả lại cho Bác vì bên dưới chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi. Ấy vậy mà trong suốt thời gian ở Ấn Độ, đôi dép của Bác đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người, nhất là các chính khách, nhà báo, nhà quay phim, chụp ảnh. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, lại còn ghi ghi chép chép làm các anh em cảnh vệ phải một phen canh chừng và bảo vệ đôi hài thần kỳ ấy. Tuy chỉ được làm từ chiếc lốp ôtô quân sự nhưng suốt mười một năm ròng, đôi dép ấy đã theo Bác đi khắp mọi nẻo đường trong và ngoài nước...

5 tháng 5 2019

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

13 tháng 8 2021

-Tác giả viết về : ngày đầu tiên người con đi học và sự lo lắng , bồi hồi trước ngày người con đi học.

 

13 tháng 8 2021

Thêm câu nữa đi

29 tháng 8 2019

Tần Thủy Hoàng  tên huý là Chính , tính Doanh, thị Triệu , là vị vua thứ 36 của nước Tần và trở thành vị hoàng đế lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thươngvà nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng Đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế

Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu Trung Hoa đế quốc mà chỉ kết thúc với sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ.Ông đã tiến hành nhiều đại dự án, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bảo vệ bởi đội quân đất nung, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để dập tắt những ý kiến trái chiều và áp đặt tư tưởng theo trường phái Pháp gia, ông đã cho đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống nhiều học giả. Ông trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm, qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN ở tuổi 49.

Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc.

Đến năm 221 TCN, Triệu Chính đã chinh phục được tất cả các nước ở Trung Quốc. Ông lấy tên là Tần Thủy Hoàng (vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần). Ông khẳng định đầy kiêu hãnh rằng triều đại của mình sẽ trị vì một ngàn năm.

Nhằm duy trì sự cai trị cứng rắn, vua Tần chia các nước đối lập thành các hạt. Ông cho phá hủy mọi ghi chép thời trước và yêu cầu giới quý tộc định cư tại kinh đô Hàm Dương. Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm các quan lại đứng đầu các hạt, đồng thời sử dụng những biện pháp đơn giản và gián điệp để đảm bảo lòng trung thành của các quan lại này. Ông áp đặt hệ thống luật pháp, tiền tệ, đo lường và hệ thống chữ viết đồng bộ trên toàn bộ vương quốc. Bằng sự kiểm soát cứng rắn này, ông đã xây dựng được một xã hội hiệu quả và trật tự.

Những vị quan theo đạo Khổng chỉ trích những phương thức hà khắc của Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế đáp trả bằng cách giết chết 400 Nho sĩ và ra lệnh đốt toàn bộ các tác phẩm của Khổng Tử. Ông ép các học giả khác cùng với các nhóm phu phải đi xây đường, đào kênh, đắp đê và dựng tường thành. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng chỉ từ vài bức tường nhỏ bé.

Hoàng đế còn cho xây dựng một ngôi mộ rộng lớn, với một đội quân và ngựa bằng đất nung để bảo vệ ông sau khi chết. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, các cuộc cách mạng nổ ra và triều đại của ông sụp đổ chỉ trong vòng ba năm.

Tần Thủy Hoàng đã có công thống nhất và củng cố đất nước Trung Quốc; tuy nhiên sử gia thời xưa cũng như thời nay đều lên án sự cai trị tàn bạo của ông.