K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

Hương cốm mùa thu (Nguyễn Đình Huân)

Lúa nếp đồng quê sắp chín ửng màu
Tôi cùng bạn bè rủ nhau ra tuốt lúa
Bắc nồi rang rồi cùng nhau nhóm lửa
Mùi thơm lừng hương cốm của nhà quê

1 tháng 12 2021

cảm ơn bạn còn nữa hok bạn 

 

14 tháng 12 2021

Tạm biệt đất đỏ mùa đông.

Tạm biệt anh em về trong Sài Gòn.

Từ xa anh, em dỗi hờn.

Từ xa anh, em hết còn ngây thơ.

Từ xa anh, em ngu ngơ.

Nhớ Củ Chi, nhớ những giờ bên nhau.

Buổi cơm cà pháo, dưa, rau...

Ăn lạ miệng...

14 tháng 12 2021

sâu dấu 3 chấm còn gì nữa ko bạn

 

17 tháng 11 2016

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời chào cô ạ

Cô mỉm cười thật tươi

17 tháng 11 2016

Thầy và chuyến đò xưa
 

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

Nguyễn Quốc Đạt

 

Chúc bạn học tốt

13 tháng 3 2018

Một số câu thơ ca dao nói về cốm

- ...Một đàn cò trắng kia ơi!

Có nghe ta hát những lời nầy không?

Hát câu đẹp cốm tươi hồng,

Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi !

- Nghề chi ba vốn bốn lời

Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm.

17 tháng 12 2018

Nhà văn đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội : Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... 

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán của dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt lên giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt.

Cốm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thông thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày ạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen... Cũng bởi cốm là món quà trang nahx của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nehj vừa ngẫm nghĩ đến hương thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồn quê vào lòng.

 Và những người  bán cốm thường khuyên rằng : Hỡi các bà mua hàng ! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Bài làm

A. Xác định yêu cầu của đề bài:
1. Thể loại: Pbcn về 1 bài tuỳ bút.
2. Nội dung: Hương vị, cách làm ra cốm, cách thưởng thức cốm.
3. Phương pháp: Lí lẽ+ dẫn chứng+ cảm xúc.
4. Tư liệu: Văn bản SGK.
B. Dàn bài:
1. Mở bài:
Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam- 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc "Hà Nội băm sáu phố phường" . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích " Một... cốm" dc coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của HN, của dân tộc VN ta.
2.Thân bài:
*Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng
_ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm-1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh".
+ Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ".
+ Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.
+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)
_ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam".
*Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng
_ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy.
_ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá sen.
_ Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.
* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như dc mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Cảm ơn nhà văn TL qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu dc nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của VN. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.
(Nhớ THANKS mình nha, gõ mỏi hết cả tay)

# Học tốt #

Tham khảo : https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/3936-duc-tinh-gian-di-cua-bac-qua-mot-so-bai-tho.html

6 tháng 2 2018

khi đi thi có 1 điều mà e lo nhất......đó chính là........ngội cạnh nhưng thàng hok ngu,0 hỏi đc 1 câu mà toàn bị nó hỏi,thế mới cay,ai bị giống mjk thì k mjk nha