K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Giống nhau:
- Tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Đề cao một cách tiếp cận bền vững và hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi.
- Tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi.
Sự khác nhau:
- Mô hình chăn nuôi bền vững tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đề cao việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đặc biệt chú trọng đến quy trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.
Đặc điểm của chăn nuôi bền vững:
- Phát triển kinh tế Nâng cao đời sống cho người dân
- Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
- Đối xử nhân đạo với vật nuôi
- Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi.
Đặc điểm của chăn nuôi thông minh:
- Chuồng nuôi thông minh
- Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi
- Đảm bảo an toàn sinh học
- Minh bạch chuỗi cung ứng Năng suất chăn nuôi cao

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Đặc điểm chăn nuôi bền vững:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm chăn nuôi thông minh:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.

- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

25 tháng 8 2023

* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững là:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh là:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh vào chăn nuôi.

- Có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”.

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

7 tháng 11 2023

* Vật nuôi phân loại theo:

+ Nguồn gốc

+ Đặc tính sinh vật học

+ Mục đích sử dụng

* Những phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta:

- Chăn thả tự do:

+ Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.

+ Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.

- Chăn nuôi công nghiệp:

+ Ưu điểm: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao.

+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, quy mô lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Chăn nuôi bán công nghiệp

+ Ưu điểm: chất lượng chăn nuôi cao, vật nuôi được đối xử tốt.

+ Nhược điểm: nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cao.

* Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi công nghiệp.

* Chăn nuôi bền vững là nền chăn nuôi bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

* Chăn nuôi thông minh là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.

28 tháng 9 2023

ai biết

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng. Chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì:
- Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế
- Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng
- Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phẩm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tận dụng rơm, thân cây ngô, vỏ là mía, bã bia, bã đậu, làm thức ăn cho vật nuôi.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Khái niệm: Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi. Đặc điểm:
- Chuồng nuôi thông minh Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi
- Đảm bảo an toàn sinh học
-  Minh bạch chuỗi cung ứng Năng suất chăn nuôi cao

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu chặt chẽ về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Toàn bộ quy trình sẽ được kiểm tra giám sát nội bộ, các dữ liệu thông tin trong toàn bộ quá trình chăn nuôi được lưu trữ, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
A. Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng, được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung.
B. Giống gà Ri được sử dụng để lấy trứng và sản xuất thịt.
C. Đặc điểm ngoại hình của gà Ri phù hợp với hướng sản xuất là có thân hình to và thịt đậm đặc, cổ dài và mảnh, mỏ và chân màu vàng nâu, đuôi lông dài và cánh lớn, màu lông chủ yếu là màu đỏ.
D. Hoạt động chọn lọc và nhân giống vật nuôi gà Ri diễn ra thông qua việc chọn lựa những con gà có các đặc tính tốt nhất để lai tạo, như độ năng suất cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chịu đựng bệnh tốt và khả năng thích nghi với môi trường chăn nuôi. Những con gà được chọn làm cha mẹ lai được ghép lại để tạo ra những giống gà Ri lai mới với đặc tính tốt hơn.
E. Gà Ri là một giống gà có tiềm năng lớn cho hoạt động chăn nuôi, vì nó có tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng chịu đựng bệnh tốt. Tuy nhiên, việc chọn lọc và nhân giống vật nuôi cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe và chất lượng của giống gà Ri, đồng thời cần có quy trình chăn nuôi và quản lý chặt chẽ để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất.