K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

 Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

       Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.

       Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.

       Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.

       Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.

       Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng taHọc tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.

20 tháng 4 2022

chắc ko

20 tháng 4 2022

đây có phải là câu thành ngữ ko dị

 

31 tháng 8 2016
  • Mở bài:
    • Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước)
    • Trích lại lời căn dặn của Bác
  • Thân bài:
    • Thế nào là học tập? ( Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)
    • Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?
      • Tuổi trẻ là mầm non của đất nước
      • Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai
      • Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo
      • Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….
      • Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi…
  • Kết bài:
    • Khẳng định vấn đề nghị luận
    • Nêu nhận thức, hành động bản thân
31 tháng 8 2016

Đề bài: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề trên như thế nào?.

Bài làm 1

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” .

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa  vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam . Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác  ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh . Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang .Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp , sánh vai với các cường quốc trên thế giới . Để gánh vác trách nhiệm này thì  học sinh chỉ có một  con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ .Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp .Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90%  dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói , Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để dất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vảo thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao ,có đầu óc nhạy bén ,có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện ,phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất . Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình  là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”.  Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với  tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang,giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại  lời mong mỏi thiết tha của Bác.

13 tháng 5 2017

Mở bài

Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu:

" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."

Thân bài

- Giải thích câu nói:

+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước.

+ Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt.

- Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ?

+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.

+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.

+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.

+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.

- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ?

+ Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.

+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...

Kết bài

Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ?

- Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.

- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.

chúc bạn học tốt :)))

27 tháng 12 2017

*Mở bài

Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu:
" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."
*Thân bài
- Giải thích câu nói:
+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước.
+ Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt.
- Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ?
+ Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...
*Kết bài
Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ?
- Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.
- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
1 tháng 4 2017

A. MỞ BÀI

- Giới thiệu xuất xứ: Bác viết thư nhân ngày khai trương đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám.

- Giới thiệu câu văn: “Non sông... các em”.

- Đây là nhiệm vụ Bác trao cho học sinh chúng ta phải tìm hiểu kĩ để thực hiện.

B. THÂN BÀI

1. Giải thích ý: Non sông Việt Nam có được tươi đẹp và được sánh vai với các cường quốc năm châu?

a) Thế nào là non sông tươi đẹp?

- Non sông Việt Nam là đất nước Việt Nam yêu quý của ta.

- Non sông tươi đẹp là đất nước giàu có, phồn vinh (đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần).

Đó là non sông độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Đó là đất nước của nhân dân no ấm, văn minh, hạnh phúc.

b) Thế nào là dân tộc sánh vai với các cường quốc?

- Cường quốc là một đất nước hùng mạnh.

- Dân tộc sánh vai với các cường quốc là dân tộc có uy tín, có nền kinh tế giàu mạnh, trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật cao.

- Dân tộc có hoạt động ảnh hưởng lớn đến khu vực, toàn cầu.

VD: Nhật Bản...

2. Tại sao tiền đồ của non sông, dân tộc lại một phần nhờ vào công lao học tập của học sinh?

a) Muốn kinh tế và các mặt khác phát triển phải có văn hoá, khoa học kĩ thuật cao.

b) Muốn có nền văn hoá cao thì phải học tập.

c) Các em học sinh hôm nay là chủ nhân ngày mai của đất nước. Do đó non sông trông đợi ở khả năng học tập của các em;

3. Suy nghĩ làm thế nào để thực hiện lời Bác dạy?

a) Xác định mục đích học tập: học để xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân.

b) Xác định nội dung học tập: rèn đạo đức, nắm vững tri thức, rèn thể lực...

C. KẾT BÀI

- Bác đã chỉ ra trách nhiệm to lớn cho học sinh.

- Phải thực hiện tốt lời Bác dạy.

1 tháng 4 2017

Mở bài

Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu:

" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."

Thân bài

- Giải thích câu nói:

+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước.

+ Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt.

- Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ?

+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.

+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.

+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.

+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.

- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ?

+ Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.

+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...

Kết bài

Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ?

- Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.

- Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức