K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2018

Một thế giới đáng để sống

ủng hộ nha~~~

21 tháng 6 2018

Một thế giới tuyệt vời   luôn chào đón ta đến mọi con đường ,  niềm đam mê,  hạnh phúc , vv... 

21 tháng 10 2019

Chứng tích duy nhất còn sót lại
Tôi đến Hiroshima vào đúng dịp tháng 8, cả thành phố đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 67 năm ngày quả bom nguyên tử thả xuống vùng đất này. Dọc con đường dẫn đến khu tưởng niệm, rất nhiều người nước ngoài đến tham quan những gì còn sót lại sau khi quả bom “little boy” phát nổ.
Lần đầu tiên đặt chân đến thành phố này, tôi không thể hình dung đây là nơi mà quả bom nguyên tử từng san bằng. Hiroshima bây giờ là một thành phố hiện đại, nhà cao tầng kết hợp với những trung tâm thương mại, cùng hệ thống giao thông công cộng hết sức hợp lý khiến du khách vô cùng hài lòng khi vừa đặt chân đến. Tuyến tàu điện từ ga Hiroshima đến Công viên Hòa Bình luôn đông khách.
Tháng 9 năm nay, người ta sẽ kỷ niệm 100 năm ngày chiếc tàu này lăn bánh. Từ ga Hirosima, ngồi trên xe điện khoảng 15 phút là tới Công viên Hòa Bình. Công viên tưởng niệm Hòa Bình Hiroshima nằm ở ngã ba sông Honkawa và Motoyasu ngay bên cạnh trung tâm thành phố và tại đây cũng là điểm rơi của quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người viết là một tòa nhà bị bung mái, vách tường loang lổ được bảo tồn bằng một bờ rào bằng sắt bao quanh trông rất cũ kỹ. Phía sau chứng tích này, rất nhiều người già ngồi hoài niệm quá khứ và kể cho du khách nghe thảm họa mà họ và người thân của mình phải gánh chịu.
Ông Takana, một thầy giáo về hưu cho biết ngày nào ông cũng ngồi bên hông tòa nhà để kể cho các em nhỏ nghe những gì đã xảy ra ở nơi này. “Khi quả bom nổ, tất cả nhà cửa, cây cối trong vòng 5 dặm đều bị thiêu đốt, sụp đổ, cháy tan thành tro, toàn thể khu vực trở thành bình địa. Riêng tòa nhà này hoàn toàn bị hư hỏng, chỉ còn lại 4 bức tường và chiếc vòm sắt cong queo bởi sức nóng hơn 9.000 độ C của bom tỏa ra”.
Cầu nguyện cho hòa bình
Phải nói rằng người Nhật làm công tác bảo tồn rất tốt, những gì còn sót lại đều được đưa vào bảo tàng, mái vòm của ngôi nhà được tái tạo và sơn lại màu nguyên thủy. Theo thời gian, căn nhà cũng rêu phong và xỉn màu.
Rời chứng tích này, chúng tôi đến tượng đài Hòa Bình, nơi cô bé Sasaki Sadako (bị ung thư bạch cầu do nhiễm chất phóng xạ năm lên 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó) hằng ngày xếp những con hạc giấy cầu nguyện hết bệnh và hòa bình.
Xúc động trước sức chiến đấu với bệnh ung thư đến phút cuối cùng, các bạn học của cô bé và người dân thành phố đã quyên góp tiền để xây dựng đài tưởng niệm Sadako và tất cả trẻ em là nạn nhân của quả bom nguyên tử ở Hiroshima.
Năm 1958, tượng đài Hòa Bình của trẻ em được khánh thành với ý nghĩa khơi gợi niềm tin và hy vọng. Bên trên tượng đài có bức tượng của Sadako đang dang rộng tay cầm một con hạc lớn, phía dưới khắc dòng chữ: "Đây là lời kêu gọi của chúng tôi. Đây là lời cầu nguyện của chúng tôi. Hòa bình cho thế giới". Vào dịp kỷ niệm ngày thả bom, câu chuyện về cô bé yêu hòa bình Sadako lại được kể cho trẻ em Nhật để nhắc nhớ tới tình yêu cuộc sống cũng như hiểm họa vũ khí hạt nhân. Câu chuyện về Sadako còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và âm nhạc.
Ngày nay, bên dưới tượng tài có rất nhiều con hạc giấy được những người tham quan kết thành chữ “PEACE” - Hòa Bình như để cùng nhắc nhở nhau về một thế giới không có chiến tranh. Giữa quảng trường là đài tưởng niệm những nạn nhân tử nạn vì bom nguyên tử với kiến trúc đơn giản nhưng ấn tượng.
Một vòm hình chữ “V” ngược bằng đá hoa cương, phía trên là một đài lửa. Ngọn lửa này được lấy từ tàn tích còn sót lại của quả bom nguyên tử. Đối diện tượng đài là Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Bên trong bảo tàng là một “kho tư liệu” với những vật dụng bị cháy sém còn sót lại của các nạn nhân và nhiều thứ khác.
Trong suốt quá trình tái thiết sau chiến tranh, những di tích còn sót lại đều được giữ gìn, bảo vệ rất cẩn thận bởi người dân thành phố. Nó như là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới, cũng như mong muốn loại bỏ hết thứ vũ khí giết người hàng loạt này.

21 tháng 10 2019

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta "không phải là vô ích". Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có "một nhà bâng lưu trữ trí nhớ". Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng "đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc". Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là "thanh gươm Đa-mô-clét", nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng. Đây là một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong "nhà băng lưu trữ trí nhớ" của chúng ta.

21 tháng 10 2021

Nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Cách lập luận trong phần này rất độc đáo : giả định thua để thắng, tưởng như lùi bước nhưng thực chất lại là tiến lên. Tác giả giả định như tai hoạ không chặn được thì sự có mặt của chúng ta, tiếng nói của chúng ta “không phải là vô ích”. Bởi sự có mặt ấy, tiếng nói đấu tranh cho hoà bình ấy sẽ vĩnh viễn còn lại nhờ có “một nhà bâng lưu trữ trí nhớ”. Nó là lời trăng trối cho đời sau rằng chúng ta đã không lùi bước, rằng cuộc sống này thật đáng sống biết bao, vì cái thời của chúng ta đang sống tuy bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng “đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc”. Và tiếng nói của chúng ta, cho dù có không còn nữa vì chiến tranh hạt nhân cũng là một lời cảnh báo, răn đe : con người hãy cảnh giác. Vì đến lượt họ (thế hệ nhân loại sau), cái chết vì chiến tranh hạt nhân vẫn còn là “thanh gươm Đa-mô-clét”, nghĩa là cái chết vẫn lo lửng trên đầu. Nhiệm vụ chống lại chiến tranh hạt nhân cần một sự kiên trì bền bỉ biết bao, nhưng cũng là thái độ kiên quyết biết bao. Không chịu đầu hàng, nhân loại chính là người chiến thắng. Đây là một bài văn nghị luận thật thống thiết và cũng thật hùng hồn có tác dụng kêu gọi loài người hãy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Tiếng gọi hoà bình, qua cách nói ấy đã trở nên có sức mạnh vật chất làm chúng ta nghĩ đến một cánh chim bồ câu bay giữa trời xanh báo hiệu một buổi đẹp trời, một thời đại mà con người được sống trong vòng tay nhân ái và khái niệm chiến tranh không còn trong “nhà băng lưu trữ trí nhớ” của chúng ta​

Hơi dài xíu nhưng k cho mình nha

21 tháng 10 2021

cảm ơn nha

8 tháng 10 2017

"hòa bình trên thế giới ư?" - đã bao nhiều người từng nhắc đến câu nói này? Trong thời chiến tranh, những lúc bom đạn rơi xuống, những tiếng súng vang lên thì sẽ có người chết. Lúc đó chẳng phải mọi người đều đã cầu mong rằng thế giới sẽ hõa bình ư? Bây giờ, em đang được sống trong một cái thế giới hạnh phúc, được ăn mặc, học tập đầy đủ. Thậm chí bây giờ từ "chiến tranh" đã đi vào di vãng. Tuy vậy nhưng trong cái mơ ước nhỏ nhoi của bản thận thì em vẫn muốn thế giới hòa bình. Hiện nay, Mỹ và Triều Tiên đang chỉ trích nhau, có lẽ chẳng bao lâu nữa chiến tranh sẽ ập đến. Có nhiều người sẽ nghĩ rằng việc đó đâu liên quan đến mình và họ cứ trôi đi theo nhịp sống thường ngày của họ. Nhưng họ có biết chiến tranh cũng như một con dao hai lưỡi. CHo đến sau cùng, khi một trong hai nc chiến thắng thì họ sẽ được gì? chắc chắn họ sẽ chẳng nhận được gì ngoài sự bi thương và đau đớn của hàng triệu người.NHững người đó và chúng ta đều được ban cho một mạng sống quý giá , đều là đồng bào với nhau. nhưng sao mạng sống của họ lại bị tước đoạt quá dễ dàng. Đó là lí do vì sao mà em ghét chiên tranh. Em biết rằng mọi người ai cũng biết cái mặt xấu của chiến tranh nhưng chẳng có mấy ai quan tâm đến những gì còn sót lại sau những cuộc chiến tranh ấy. LÀ một học sinh, mầm non tương lai của đất nước thì em mong rằng sẽ có ngày mọi người chấm dứt chiến tranh và đem lại hòa bình cho thế giới. Lúc đó, em mong có thể góp một phần sức lực nhỏ nhoi của bản thân để cống hiến cho nước nhà, giúp xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh.

Bút danh XXX

Ước mơ hòa bình thế giới- thời nay ít ai nghĩ đến, nhưng hiện nay cũng ít ai biết rằng có những cuộc chiến tranh ngầm, có những lần IS nổ súng đánh boom, ...sống trong thế giới hòa bình là ước mơ mà nhiều người mong muốn, nhưng ít ai lo nghĩ nhiều về nó. Hãy thử tưởng tượng nếu mình sông trong một thế giới chiến tranh, boom đạn như mưa, cây cối bị tàn phá, những quả boom bị kích hoạt không do dự liệu các bạn muốn thế giới hòa bình, đương nhiên đó là điều quan trọng nhất mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên. Một thế giới hòa bình không chiến tranh hay boom đạn là điều mà mọi người mong muốn, cảm xúc của mình thật vui xướng khi nghĩ đến thế giới hòa bình, một thế giới xanh mọi người chung tay giúp đỡ lẫn nhau.

Mình nghĩ bạn có thể viết như vậy, có thể thay thế từ, vì nhiều đoạn mình viết không hay lắm.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thời thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người ta được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đnag lùi dần vòa quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Chúng ta hãy trân quý những phút giây hạnh phúc này, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng  ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay.

12 tháng 9 2018

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ". 

Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi "sắc" của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống. 

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên Trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là những đám rước người yêu thương về "dinh".
BÀI 2:

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong. 
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. 
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. 
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. 
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. 
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài... 
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa... 
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không! 
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần. 

12 tháng 9 2018

Ý của mình là màu sắc đấy

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

17 tháng 6 2019

Công Cha như núi Thái SơnNghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra…Tháng 7 âm lịch, chớm thu ngập ngừng heo may gió nhẹ nhàng ngắt từng chiếc lá vàng lác đác lơ lửng bay, những đám mây màu tím xám về cùng những cơn mưa lúc thưa lúc nhặt và có vài khoảnh khắc bầu trời trong màu thủy tinh xanh. Hình như ông Trời đã chọn mùa này để cho cảm xúc như đầy hơn với công Cha nghĩa Mẹ.Hình như trái tim ai cũng nôn nao khi ngắm ánh trăng mỗi ngày mỗi sáng hơn cho đến ngày rằm, để biết rằng Lễ Vu Lan, ngày hiếu hạnh của những người con kính dâng các bậc sinh thành, dưỡng dục… để được cài một bông hồng lên ngực áo, dù đó là bông hồng đỏ hay trắng và hoài niệm về Mẹ Cha.Có Cha, có Mẹ chúng ta như có tất cả niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn của một kiếp người.

~Juka~ ><

1 tháng 10 2019

"hòa bình trên thế giới ư?" - đã bao nhiều người từng nhắc đến câu nói này? Trong thời chiến tranh, những lúc bom đạn rơi xuống, những tiếng súng vang lên thì sẽ có người chết. Lúc đó chẳng phải mọi người đều đã cầu mong rằng thế giới sẽ hõa bình ư? Bây giờ, em đang được sống trong một cái thế giới hạnh phúc, được ăn mặc, học tập đầy đủ. Thậm chí bây giờ từ "chiến tranh" đã đi vào di vãng. Tuy vậy nhưng trong cái mơ ước nhỏ nhoi của bản thận thì em vẫn muốn thế giới hòa bình. Hiện nay, Mỹ và Triều Tiên đang chỉ trích nhau, có lẽ chẳng bao lâu nữa chiến tranh sẽ ập đến. Có nhiều người sẽ nghĩ rằng việc đó đâu liên quan đến mình và họ cứ trôi đi theo nhịp sống thường ngày của họ. Nhưng họ có biết chiến tranh cũng như một con dao hai lưỡi. CHo đến sau cùng, khi một trong hai nc chiến thắng thì họ sẽ được gì? chắc chắn họ sẽ chẳng nhận được gì ngoài sự bi thương và đau đớn của hàng triệu người.NHững người đó và chúng ta đều được ban cho một mạng sống quý giá , đều là đồng bào với nhau. nhưng sao mạng sống của họ lại bị tước đoạt quá dễ dàng. Đó là lí do vì sao mà em ghét chiên tranh. Em biết rằng mọi người ai cũng biết cái mặt xấu của chiến tranh nhưng chẳng có mấy ai quan tâm đến những gì còn sót lại sau những cuộc chiến tranh ấy. LÀ một học sinh, mầm non tương lai của đất nước thì em mong rằng sẽ có ngày mọi người chấm dứt chiến tranh và đem lại hòa bình cho thế giới. Lúc đó, em mong có thể góp một phần sức lực nhỏ nhoi của bản thân để cống hiến cho nước nhà, giúp xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh.

Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,… Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽkhông thể nào phủ nhận được. Vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 1 2018

Walter Elias Disney (5 tháng 12 năm 1901 – 15 tháng 12 năm 1966) là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ và cùng với người anh là Roy O. Disney thành lập Công ty Walt Disney từ năm 1923.

Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri. Ngay từ nhỏ, Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago. Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: "Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood!". Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim "Disney Brothers Studios" với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies.

Mục lục

  [ẩn] 

  • 1Luôn đi đầu
  • 2Kinh doanh giải trí chứ không phải làm nghệ thuật
  • 3Vượt qua những thất bại đau đớn
  • 4Chú chuột Mickey lừng danh
  • 5Các bộ phim hoạt hình dài của Walt Disney
  • 6Chú thích
  • 7Tham khảo
  • 8Đọc thêm
  • 9Liên kết ngoài

Luôn đi đầu

Walt Disney trong đoạn phim quảng cáo Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn năm 1937

Năm 1932, bộ phim hoạt hình đầu tiên của thế giới Flowers and Trees do ông sản xuất giành được giải Oscar. Năm 1937, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở rạp chiếu bóng Carthay ở Los Angeles. Bộ phim tốn 1.499.000 USD - một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh Đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công mỹ mãn trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8 triệu USD lợi nhuận - một con số kỉ lục với điện ảnh Mỹ trong thập niên 1930. Từ bộ phim này, Walt Disney trở thành nhân vật được sùng bái trong làng điện ảnh. Trong vòng 5 năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Vào thập niên 1940 Disney điều hành Burbank Studios với hơn 1.000 nhân viên.

Walt Disney còn giữ một kỷ lục vô địch tuyệt đối - 39 Giải Oscar. Trong đó có một Giải Oscar danh dự thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với thành quả lao động nghệ thuật bất hủ của ông. Walt Disney thường bổ sung một câu nói rất ý nghĩa, thể hiện sự mênh mông của lòng mình: "38 giải Oscar còn lại xứng đáng được tặng cho các cộng sự đã cùng với tôi lăn lộn làm phim".[2]

Kinh doanh giải trí chứ không phải làm nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Walt Disney thừa nhận: "Tôi không bao giờ thừa nhận công việc của tôi là nghệ thuật cả. Đó chỉ là một phần của ngành kinh doanh giải trí". Nhưng Walt Disney nhắc đi nhắc lại rằng tiền không phải là mục đích của ông, mà chỉ là phương tiện đạt đến kết quả cuối cùng. Thế giới cổ tích, giải trí mà ông mang đến cho khán giả đã trở thành nhu cầu thiết yếu dài lâu, chứ không phải niềm khoái trá tức thời nữa. Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người chứ không phải tìm cách thể hiện mình. Cứ tưởng đối tượng phục vụ của Disney là trẻ em, nhưng thực ra không chỉ trẻ em mà còn người lớn. Vì vậy, Disneyland chính là một công viên gia đình, nơi mà các ông bố bà mẹ và con trẻ cùng vui chơi với nhau. Walt Disney lúc nào cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu trên phương diện hội họa mình thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Nhưng Walt là một cái máy sản xuất ý tưởng. Ông phác thảo sơ lược, rồi mô tả chi tiết bằng lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình. Chính Chuột Mickey đã ra đời như thế.