K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

- Từ đá badan hình thành đất badan có tầng mùn dày.

- Từ đá vôi hình thành đất đỏ đá vôi.

- Đất phù sa châu thổ được hình thành từ các vật chất rắn do sông ngòi mang đến lắng đọng lại.

9 tháng 6 2017

-Đất Granit thường có màu xám,chua và nhiều cát .
-Đất phù sa châu thổ được hình thành từ các vật chất rắn do sông ngòi mang đến lắng đọng lại .
-Từ đá vôi hình thành đất đỏ đá vôi .
-Từ đá bazan hình thành đất bazan có tầng mùn dày, nhiều chất dinh dưỡng.
-Từ đá macma hinh thành đất đỏ bazan tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
-Đất feralit hình thành từ đá vôi, chua, nghèo chất dinh dưỡng.

8 tháng 6 2017

Trả lời
- Những loại đất hình thành trên đá mẹ là granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa:

* Nhân tố kinh tế - xã hội

- Trình độ phát triển kinh tế: tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.

Ví dụ: Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với quy mô GDP lớn thứ 3 thế giới => Dân số thành thị chiếm 91,62% tổng số dân cả nước (2020).

- Quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.

Ví dụ: Cuối thế kỷ XIX, Pháp đến khai thác thuộc địa ở nước ta đã xây dựng 1 loạt nhà máy điện, nhà máy nước nên đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở vùng đồng bằng ven biển, hình thành các đô thị như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,…

- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị: cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.

* Nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.

Ví dụ: Las Vegas là một đô thị nằm ở phía tây Hoa Kỳ, nằm giữa hoang mạc khô cằn và nóng bức nhưng Hoa Kỳ đã phát triển nó trở thành 1 “thủ đô giải trí của thế giới”.

- Điều kiện tự nhiên: những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư => quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.

Ví dụ: Miền Đông Trung Quốc là nơi tập trung nhiều đô thị với quy mô lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân,… do đây là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nhiều khoáng sản kim loại màu,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.

3 tháng 2 2023

* Sinh quyển có một số đặc điểm cơ bản

- Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất.

- Sinh quyển có khả năng tích lũy năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp, cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ.

- Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất.

* Lấy ví dụ về mối quan hệ của sinh quyển với thuỷ quyển, khí quyển, đất

- Sinh quyển tác động đến sự thay đổi của các thành phần khí trong khí quyển, tham gia vào vòng tuần hoàn nước và quá trình trao đổi chất của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.

- Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, mưa lớn (thủy quyển) gây nên lũ lụt khiến nhiều loài động vật và thực vật (sinh quyển) chết, gây ô nhiễm môi trường (khí quyển). Khi xác động vật, thực vật được vi sinh vật phân hủy thành mùn lại tạo ra chất hữu cơ cho đất (thổ nhưỡng quyển).

7 tháng 11 2023

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Khí áp

+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

- Frông

+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

- Dòng biển

+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

- Địa hình

+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:

- Đối với hoạt động sản xuất:

+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.

+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.

+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với đời sống xã hội:

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.

10 tháng 1 2023

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính - ngân hàng

- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.

- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.

- Các thành tựu khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, sự liên kết giữa tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.

- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.

* Ví dụ

- Chính sách cơ chế covid hỗ trợ vắc-xin, nguồn lực cho các quốc gia nghèo,… từ nguồn ngân sách của ngân hàng thế giới và các nước.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ -> Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, các giao dịch online ngày càng phổ biến,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước, cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Ví dụ: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển tạo ra nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy ngành thương mại phát triển.

- Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong phú tập quán, thói quen tiêu dùng,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương; đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.

Ví dụ: những khu vực tập trung dân cư đông đúc nhu cầu tiêu dùng, mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khác với khu vực thưa dân.