K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2019

Trả lời :

3 thành phố lớn nhất trên đất nước ta là : Thành phố Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh , Thành phố Hải Phòng .

5 con vật đẻ con là : Lợn , chó , mèo , chuột , thỏ .

3 bài thơ của nhà thơ Tố Hữu là : Xin gửi miền nam, Việt Nam máu và hoa, Bài ca quê hương .

#Hân#

10 tháng 4 2019

cám ơn mình sẽ cho bạn 10 k

19 tháng 6 2018

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)

23 tháng 9 2018

No-man Mo-ri-xơn (Norman Morrison) sinh ngày 19-12-1933 ở Ơ-ri-ê (Erie) thuộc bang Pen-xin-va-ni-a (Pensylvania), nước Mỹ. Năm 1959, ông nhận bằng Cử nhân Thần học tại Trường Pít-xbớc Se-mi-na-ry (Pittsburgh Seminary) và gia nhập Hội “Những người bạn”, một tổ chức gồm những tín đồ Thánh giáo. Năm 1961-1962, ông dạy Kinh Tân ước và Cựu ước tại một trường trung học. Ông là một trong những người hoạt động tích cực trong phong trào biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính quyền Giôn-xơn.

Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam và dùng không quân đánh phá tràn lan ra các tỉnh miền Bắc nước ta, ông đã nhiều lần xuống đường phản đối, nhưng cuộc chiến tranh ngày một khốc liệt hơn. Mo-ri-xơn nghĩ rằng, khẩu hiệu, băng rôn và các cuộc tuần hành không làm những người cầm quyền chú ý thì anh phải dùng tới biện pháp cuối cùng: Ngọn lửa của thân thể mình! Thời điểm đó, Mo-ri-xơn đã có vợ và hai đứa con gái, cháu bé tên Ê-mi-li (Emily) mới mười tám tháng tuổi. Cuối chiều 2-11-1965, Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li đến sát Lầu Năm góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, bên dòng sông Pô-tô-mác, sau khi đã viết bức thư gửi lại cho vợ. Mo-ri-xơn để cháu Ê-mi-li ra xa rồi tưới xăng, châm lửa tự thiêu, ánh lửa bùng lên như một thông điệp của người dân Mỹ đòi chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.


Chỉ năm ngày sau khi Mo-ri-xơn tự thiêu, ngày 7-11-1965, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ đầy cảm động đăng ở báo Nhân Dân ngày 8-11-1965. Đó là bài thơ:Ba tuần sau khi Mo-ri-xơn hy sinh, bạn bè của ông đã tổ chức một lễ tưởng niệm. Giôn Rô-mơ (John Roemer) đã lý giải về hành động tự thiêu của Mo-ri-xơn: “Trong một xã hội mà mọi thứ đều trở nên bình thường khi con người thả bom xuống mục tiêu chính là đồng loại của mình… Đối với Mo-ri-xơn thì như thế là không bình thường và thông điệp của anh ấy là kêu gọi hãy dừng lại”.

23 tháng 9 2018

Cảm ơn Linh Thùy_208_ nhé.

Hoa tàn vì bởi mất sương
Xanh xao vì bởi quá thương miệng cười

Người bao nhiêu tuổi hỡi người
Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa

Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen

Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp sen nở, như mặt trời mới lên

Tay cầm tấm mía con dao
Thấy em ăn nói ngọt ngào anh thương

Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh

Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.

Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.

Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp.

7 tháng 6 2018

Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.

-Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

2 tháng 3 2022

giống bài trên mạng thế

 

Đoạn thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp đơn sơ, giản dị mà vô cùng cao quý của đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh quê hương làm cho tác giả đứng “ngẩn ngơ mà ngắm mãi“, thấy trong lòng “phấp phới” niềm vui; niềm vui ấy chính là hình ảnh “Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông“. Đất nước hiện ra trong vẻ đẹp thật nên thơ, thanh bình và ấm áp. Đó cũng chính là vẻ đẹp vừa giản dị vừa lộng lẫy và hấp dẫn biết bao

31 tháng 5 2018

Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru:

Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời 
Con người muốn sống con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em…
Chúng ta nên hiểu đoạn thơ trên như thế nào?

Các loài sinh vật muôn tồn tại và phát triển phải gắn bó với môi trường mình sống. Cũng như:

Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.

Mỗi mùa hoa nở rộ, chắc hẳn các bạn đều thấy loài ong bay lượn khắp nơi bởi lẽ hoa chính là nguồn sống. Còn gì thích thú hơn khi ngắm nhìn đàn cá tung táng bơi lội, thân hình lấp lánh dưới làn nước trong veo. Bầu trời xanh mênh mông và không khí thoáng đãng là môi trường sống của chim. Thật thanh bình khi trên nền trời chấp chới những đàn chim đang sải cánh và mỗi buổi hoàng hôn, ánh nắng hắt lên viền quanh cánh chim chiều như vạng hào quang rực rỡ. Cánh chim chắc phải yêu biết mấy bầu trời sống của nó. Phải chăng vì vậy mà đã có một lần, Tố Hữu khóc thương cho con chim bị chết trong lồng vì mất tự do.

Rõ ràng hai câu thơ mở đầu đã nêu lên mối quan hệ tự nhiên giữa sinh vật và môi trường sống. Các loài vật tách rời khỏi môi trường sống thì sẽ chết, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Đúng vậy, con cá không thể sống trên cạn, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng chật hẹp. Chỉ qua hai cau thơ, Tố Hữu đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm yêu thương, gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.
Nếu hai câu đầu nói về quy luật của tự nhiên, hai câu thơ sau nhà thơ khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống con người:

Con người muốn sống con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Bằng lời thơ ngọt ngào, tình cảm, tác giả đã khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu đúng đắn thế nào là tình đồng chí, tình anh em. Nói đến tình đồng chí là nói đến tình cảm của những người bạn bè, những người cùng chí hướng và lí tưởng với mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó mà chúng ta cảm thấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Nói đến đồng chí là nói đến những người luôn giúp đỡ nhau, yêu thương che chở cho nhau như những người ruột thịt. Cũng như thế, nói đến tình anh em trong họ hàng, làng xóm:

Anh em như thể chân tay 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tình cảm ấy từ xưa đã sâu nặng đối với mỗi người chúng ta. Đó chính là tình anh em ruột thịt trong gia đình, tình cảm anh em trong họ hàng, làng xóm.

Tại sao con người muốn sống thì “phải yêu đồng chí, yêu người anh em,”? Câu hỏi ấy được trả lời qua nhiều thế hệ từ xưa đến nay.

Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết đối với con người như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Chúng ta phải hiểu con người muốn sống thì phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Thật bất hạnh khi con người không có tình yêu thương. Chính tình yêu thương đã quyết định sự tồn tại của con người. Dường như tình cam ấy đã thấm sâu trong máu thịt của mỗi người. Con người không có tình yêu thương sẽ cô độc biết bao, lẻ loi biết bao. Người đó sẽ phải một mình chống lại tất cả khó khăn rồi cuối cùng sẽ gục ngã vì không có tình yêu thương hay nói đúng hơn là không được yêu thương. Như những năm đất nước ta còn bị chiến tranh, các chiến sĩ cách mạng sống cô đơn trong tù. Họ đã phải thốt lên: “Cô đơn thay là cảnh thân tù" nhưng khi nghĩ đến đồng bào, đồng chí anh em, đến Tổ quốc thì dường như họ được tiếp thêm sức mạnh, giúp họ đứng vững trước khó khăn. Đọc tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam chúng ta thấy Sơn là một em bé giàu tình yêu thương, luôn giúp đỡ bạn. Và khi làm được một việc tốt, cho bạn chiếc áo mặc cho đỡ rét, “lòng Sơn bỗng thấy vui vui”. Tình cảm đó thật cảm động. Không có tình thương thì làm sao mẹ của Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền. Không có tình thương thì bà lão hàng xóm đã không thể cho chị Dậu (Nhân vật trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) bát gạo mặc dù bà lão rất nghèo khổ. Bé Hồng, một em bé mồ côi cha, xa mẹ, hàng ngày lại bị gieo rắc những ý nghĩ xấu về mẹ mà vẫn luôn thương nhớ, kính trọng mẹ, khao khát được ở bên mẹ. Chắc hẳn bé Hồng phải yêu mẹ lắm và tình cảm ấy phải vô cùng sâu nặng thì em mới dám một mình chống lại hu tục phong kiến. Những tình cảm ấy trong xã hội đen tối đáng quí và đánh kính biết bao. Và đây nữa, hành động của bác Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của 0 Hen-ri là đỉnh cao của tình yêu thương. Chính vì yêu thương Giôn-xi, bác Bơ-men đã hi sinh cuộc sống của mình để cứu mạng sống của cô.

Quả thật, tình yêu thương đã khiến con người đẹp hơn, vĩ đại và đáng kính trọng hơn. Rõ ràng để có được cuộc sống cao đẹp ấy, chúng ta phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, che chở nhau, đoàn kết với nhau. Hãy giữ lấy tình cảm yêu thương giữa con người với con người bởi lẽ đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, cũng như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời.

Bản thân mỗi chúng ta cũng được hưởng tình yêu thương của người thân trong gia đình, của thầy cô bè bạn. Đáp lại, chúng ta phải giúp đỡ, chan hòa với bạn, yêu kính bố mẹ, thầy cô và những người thân. Mỗi chúng ta hãy giữ gìn và trân trọng những tình cảm trong sáng ấy để tâm hồn mãi vui tươi. Bốn câu thơ mở đầu của bài Tiếng ru cua Tố Hữu đã nêu lên một vấn đề xã hội, đó là tình yêu thương của con người với con người, có lòng yêu thương con người sẽ tồn tại và hạnh phúc.

Có gì đẹp trên đời hơn thế 
Người yêu người sống để yêu nhau.

Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Bài thơ đúng là Tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.

31 tháng 5 2018

Mỗi người hayvật đều có công việc của mình vì vậy hãy cố gắng làm thật tốt nó

Chiều hôm qua, trên đường đón em đi học về thì trời bỗng đổ cơn mưa rất to, mẹ em nhanh chóng đỗ xe vào lề đường và lấy áo mưa mặc cho em.

Thấy mẹ không mặc áo mưa em hỏi: sao mẹ không mặc áo mưa? Em cười dịu dàng trả lời: Mẹ quên ở cơ quan rồi con à, nhưng không sao đâu đi đoạn nữa là về đến nhà rồi con à. Nói vậy, em tiếp tục phóng xe về nhà, chừng 5 phút sau đã về đến nhà, nhưng cơn mưa to như trút nước khiến mẹ em ướt sũng từ đầu đến chân. Mẹ nhanh bế em và nhà rồi bỏ áo mưa ra cho em. Lúc đó, em đã thấy môi mẹ tím lại, bàn tay đã sun lại vì lạnh, hơn nữa mẹ còn hắt hơi nữa chứ. Thấy vậy, em lo lắng bảo mẹ thay quần áo đi không lạnh ạ.

Vậy là tối hôm đó ăn cơm xong, bố em thấy mẹ mặt đỏ bừng bừng thì liền bảo là mẹ bị sốt rồi. Nghe vậy, em nhanh nhẹn lên phòng lấy cái cặp nhiệt độ điện tử mà mẹ hay dùng mỗi khi em sốt để đưa bố kiểm tra nhiệt độ. Quả đúng như bố nói, mẹ em đã bị sốt đến 39 độ 5. Bố em nhanh chóng lấy nước ấm và khăn mặt chờm cho mẹ em rồi nhanh chóng ra ngoài hiệu thuốc mua. Em ngồi trông mẹ nằm thiếp đi mà nước mắt em cứ chảy. Thấy khăn trên trán mẹ đã khô, em lấy ra đi giặt rồi lau mặt mũi, chân tay mẹ xong lại tiếp tục đắp lên chán cho mẹ hạ sốt. Thấy vậy, mẹ xoa đầu khen em ngoan ngoãn. em bảo rất tự hào về em vì đã biết quan tâm chăm sóc người khác.
Sáng hôm sau, em đã thấy mẹ tươi tỉnh hẳn, bên cạnh mẹ là ông bà nội ngoại sang thăm mẹ em từ khi nào em chẳng hay. Nghe mẹ kể lại chuyện em chăm sóc mẹ bị ốm, ông bà đều xoa đầu và khen em rất ngoan. Vậy là cả nhà ngồi nói chuyện vừa ăn sáng rất vui vẻ.

-Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).

-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).

#ByB#

1 tháng 7 2018

hay , hay,hay thật đấy !

1 tháng 7 2018

Rừng hoa mơ ở trên những dãy núi, vào mùa hoa , những bông hoa trắng như tuyết nở rộ làm cả dãy núi ươm một màu trắng xóa, tác giả tưởng tượng những bông hoa đó như đang ôm ấp lấy núi.Trên đỉnh,gió chiều khẽ gợn, những đám mây trắng nhẹ nhàng bay qua, khiến tác giả tưởng tượng rằng những đám mây đó như đang đọng lại thành những bông hoa mơ xinh xắn.Hương mơ thoang thoảng, theo gió chiều nhẹ nhàng lan tỏa cả xa lẫn gần.

(qua trời muối) T_T