K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2018

Chọn b

29 tháng 8 2017

Chọn a

9 tháng 5 2021

c

 

23 tháng 3 2021

Tham khảo trên internet đầy bn 

Dành khoảng 5 min surf là có cả

23 tháng 3 2021

Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

16 tháng 11 2018

Diễn đạt bằng cách so sánh:

   + Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

   + Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

   + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

   + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

   + Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách

   + Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:            Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

            Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

Câu hỏi: Gọi tên và chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng?

2
5 tháng 5 2020

Biện pháp liệt kê

6 tháng 5 2020

Biện pháp tu từ : liệt kê 

Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

TD: biện pháp liệt kê đã thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam dân dã , mộc mạc , chân thật qua các câu ca dao tục ngữ ,cùng với đó ,đồng thời biện pháp liệt kê cũng gợi tả được hình ảnh hoàn hùng của các danh địa Việt Nam : núi Trường Sơn , hồ Hoàn Kiếm, Đồng Tháp Mười

Hãy tìm luận điểm của bài văn sauÔng cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá (một biện pháp tu từ dân gian phổ biến) để ngụ ý một bài học về việc tiếp thu thêm kiến thức. Rằng, chỉ cần đi một ngày đường xa xôi, thì sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, nhiều kiến thức bổ ích.Đây là một phương pháp học tập...
Đọc tiếp

Hãy tìm luận điểm của bài văn sau

Ông cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá (một biện pháp tu từ dân gian phổ biến) để ngụ ý một bài học về việc tiếp thu thêm kiến thức. Rằng, chỉ cần đi một ngày đường xa xôi, thì sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, nhiều kiến thức bổ ích.

Đây là một phương pháp học tập vô cùng đúng đắn dù là trong quá khứ hay hiện tại. Ai cũng quen với việc học ở trường lớp, với các kiến thức đã được biên soạn sẵn trong sách giáo khoa và được thầy cô giải thích lại. Thế nhưng đó đâu phải là tất cả của biển tri thức. Chỉ học tập ở lớp, ở trường thì chưa bao giờ là đủ cả. Chúng ta phải bước ra ngoài kia, gặp gỡ, nhìn ngắm những điều mới lạ khác. Bắt gặp những vấn đề khác để giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Theo đó, khối lượng hiểu biết của chúng ta sẽ ngày càng nhân rộng hơn. Vốn hiểu biết ấy không chỉ giới hạn ở kiến thức bình thường, mà còn cả về cách ứng xử, cách thực hiện các kĩ năng của cuộc sống hay đơn giản chỉ là cách ta chủ động tìm kiếm cho bản thân các tri thức mới.

Như vậy, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về sự chủ động tích cực trong việc học tập. Chúng ta không nên chỉ chờ đợi sự dạy dỗ của thầy cô, mà nên chủ động tìm hiểu thêm những điều mới bên ngoài quyển sách giáo khoa. Đồng thời, câu tục ngữ còn khẳng định sự quan trọng của phần “hành”. Rằng học thì phải đi đôi với hành. Ta học được điều đó trên giấy vở, thì phải bước ra ngoài kia để nhìn ngắm sự thật, cảm nhận sự thật. Đó mới là điều nên làm, chứ không phải suốt ngày giam mình trong bốn bức tường cùng những quyển sách. Cách học ấy không thể khiến ta hoàn toàn chinh phục được kho tàng tri thức.

Qua đó, ông cha ta đã phê phán những người lười học, học thụ động. Chỉ học tập khi bị yêu cầu, bắt buộc và trong một giới hạn rõ ràng. Đồng thời, còn thể hiện sự không đồng tình với những trường hợp gò bó bản thân lại trong giới hạn lý thuyết, mà không giải phóng bản thân, tìm kiếm thêm những kiến thức mới, những chân trời mới.

Như vậy, ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã rất tiến bộ trong cách nhìn nhận về việc học tập và phương pháp học của con cháu. Vì thế, ông cha ta vẫn nhấn mạnh rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

1
1 tháng 4 2022

Luận điểm:

Ông cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

 Vì thế, ông cha ta vẫn nhấn mạnh rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

14 tháng 3 2019

kick = đá mà

Chillaccino, kick ở đây là k nhé, chek ý