K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2017

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.- Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể .- Dùng từ đồng âm để chơi chữ : Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
 

3 tháng 11 2017

Theo mình nhớ sơ sài thì từ đồng âm là những từ giống nhau về cách đọc, âm điệu, nhưng khác xa nhau về nghĩa

26 tháng 3 2019

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-7-giai-thich-loi-day-cua-lenin-hoc-hoc-nua-hoc-mai.420760/

Bạn dựa vào một số ý chính để làm bài nha!
MB:

  Đất nc của cta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh cta cx như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu bt, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội . Vì vậy học là điều rất cần thiết vs cta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho c/s sau này.Lê nin có câu nói rất nối tiếng:

                          "Học , học nữa, học  mãi".

TB:

-Vậy học là j?-> học là 1 quá trình tìm hiểu  , thu nhuận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mik để tăng thêm hiểu bt....; học ở đây ko chỉ đến trường ms học mà còn học ngay từ nhỏ, cha mẹ dạy ta học ăn, học...->tự phân tích.

+"Học nữa" là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó.->đưa vào thực tiễn để nhận xét

  • Mỗi lần nâng một mức học, con người sẽ trưởng thành và đc trang bị đầy đủ, toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gđ....

+ "Học mãi" là học liên tục , ko ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu bt của mik vè mọi mặt. đó là người ham học....;Tuy đã già nhưng họ vẫn tham gia hoạt động, công vc, học tập,..

=>Như vậy học là vô tận, học ở mọi lúc , mọi nơi, mọi điều , nó giúp cho con người cta hiểu bt sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công vc. Lời nói của Lê-nin rất đúng vs thực tếm chí nghĩa , chí tình->Những người thực hiện đúng lời dạy ấy sẽ là người tài giỏi

-nêu ra một số dẫn chứng :*Trong quá khứ:

+Mạc đĩnh chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để hok

+Trạng Nồi lak 1 hs nghèo khó, mỗi lần học xong, chàng thường sang beeb hàng xóm mượn nồi, vét cơm thừa ăn. Sau này ông thi đõ trạng nguyên và vẫn ko quên công ơn tốt bụng của nguwoif hàng xóm đó.

+Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều bạn nhỏ phải lặn looij trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường.->đánh giá của bản thân

*Trong ngày nay:

+Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải leo đèo , lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm

*TRong văn học:

+Mã lương trong truyện cây bút thần

- Vậy muốn thực hiện lwoif dạy của lê nin ta phải lm j?->Cta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong hok tập và phải luôn sáng tạo trong hok tập. bên cạnh đó còn cần đến nghị lực và sự quyết tâm phấn đâu...

KB:

   Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên cta phải học tập thật nhiều, ko đc ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công vc sau này của mình. Học lak rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức ms giúp cta lm dc vc, nuôi sống bản thân, gđ và xây dựng đất nc.Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để hok tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nc giàu đẹp, văn minh.hãy đừng bh quên lời dạy của Lê-nin:"Học, học nữa, học  mãi"

5 tháng 5 2020

1. Vấn đề: Lòng biế ơn

2. Ăn qua?

- Kẻ trồng cây?

-> Nghĩa đen, bóng?

-> Vấn đề nghị luận

19 tháng 2 2021

Nhỏ nhẹ là từ ghép chứ không phải từ láy

19 tháng 2 2021

nhỏ nhẹ là từ ghép

vì khi tách ra, 2 từ đều có nghĩa

1 tháng 4 2018

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

Bài dự thi: "Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất"

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./

MIK NHA

31 tháng 3 2018

DÀN BÀI 1. Mở bài Giới thiệu chung về sách, mối băn khoăn về việc đọc sách. 2. Thân bài а. Đọc sách có lợi gì - Mở mang kiến thức về đời sống; - Bồi dường tư tưởng tình cảm; - Trau dồi kĩ năng nói và viết tiếng Việt. b. Thích đọc loại sách nào nhất? Vì sao? - Loại sách: những truyện viết về con người, nhất là về những con người trẻ tuổi đã vượt lên khó khăn để đi đến thành công; - Vì sao? - Phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, mơ ước của bản thân, - Giúp ta cách giải quyết những trường hợp tương tự; - Dẫn chứng: đọc cuốn Không gia đình của Hecto Malô. a. Đọc thế nào thỉ có lợi? Thế nào thì có hại? - Phải biết chọn sách hay sách tốt để đọc; - Đọc có kế hoạch, có giờ giấc một cách khoa học; - Đọc có suy nghĩ, học theo sách nhưng không nô lệ sách. 3. Kết bài - Sách là một sản.phẩm kì diệu; - Sách là người thầy, người bạn của mọi người. BÀI LÀM Bắt đầu kì nghi hè, bố tôi cho tôi một số tiền nhỏ, bảo ra quán sách, chọn mua ít quyến sách về mà đọc. Trước những quầy sách hàng nối hàng, tôi thực sự phân vân. Sách quá nhiều, quyển nào trông cũng thật hấp dẫn, đủ cách trình bày, đủ loại, từ truvện dài đến truyện vừa, truyện ngắn, từ truyện trinh thám, truyện vụ án đến truyện cười, truyện tranh... Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chọn mua được mấy quyển sách hợp với ý thích của em, phù hợp với ý nghĩ của tôi về việc đọc sách. Nói cho cùng thì không ai đo cho được nhừng lợi ích cua sách vở, bởi tác động của nó không chỉ đến ngay một lúc, và hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho con người ta sự hiếu biết vô tận về cuộc sống, về đất nước, về thế giới, về con người, không chi của ngày hôm nay, mà cả trong quá khứ, vài chục nàm, vài trăm năm, có khi cả mấy ngàn năm trước. Đọc sách, ta có thế biết được những phong tục, tập quán, tâm lí, nguyện vọng của những người sống rất xa ta cả về không gian và thời gian, hoặc chính cuộc sống và con người trước mắt ta, bên cạnh ta mà ta không nhận ra. Những quyến sách hay bao giờ cũng dạy ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng, đối xử đẹp trong đời sống, ơ những quyển sách ấy luôn luôn chứa đựng những tình cảm cao thượng, những lời khuyên, những nguồn động viên khích lệ... Điều kì diệu là sách ít khi trực tiếp đưa ra những lời khuyên dạy khô khan, mà thường là bằng những câu văn đẹp, những câu chuyện thú vị hay nhừng nhân vật có sức thu hút, sách đế cho người đọc tự mình rút ra những bài học, những lời khuyên... Sách chia sẻ với con người trong cả những lúc buồn đau hay thất vọng. Riêng đối với lứa tuổi học sinh, sách còn là người thầy dạy môn tiếng Việt tuyệt vời. Đọc sách, ta không cố tình học tập, thế mà rồi ngày qua ngày, từ quyển sách này sang quyển sách khác, ta cứ tự nhiên thu nhận cách nói cách viết rõ ràng, lưu loát, phù hợp với các quy tắc luật tệ mà khi ở trên lớp, ta cứ trầy trật mãi cũng không sao nhét hết vào đầu. Sách là người thầy, sách là người bạn là thế. Sách vừa thú vị vừa bố ích là thế. Tuy nhiên, cách đọc sách không ai giống ai, chọn sách đế đọc cũng không ai giống ai. Riêng tôi, tôi thích những quyển sách viết về lứa tuổi của mình, truyện trong nước cũng như những truyện dịch từ tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện về những người trải qua cuộc sống gian nan nhưng nhờ có lòng tốt, có nghị lực, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, cuối cùng đã trưởng thành. Theo tôi, một quyển sách hay phải làm cho người đọc thêm yêu thương con người, yêu thương đất nước và nhân dân mình, biết đau khổ trước nỗi bất hạnh và vui sướng vì hạnh phúc của con người lương thiện. Đọc những quyển sách như thế, tôi cảm thấy giữa sách với mình thật gần gũi. Tôi như cùng được sống với người trong sách, chia sẻ cách nghĩ, cách sống và cả những ước mong của nhân vật. Rất nhiều khi tôi như được nhập thân vào nhân vật, cùng buồn vui, lo lắng, hồi hộp. Từ cuộc đời nhân vật trong truyện, tôi có thể rút ra cho mình những bài học. Chỉ riêng với một tác phẩm như hai tập Không gia đình của nhà văn Pháp Hecto Malô (Hector Malot) mà tôi đọc trong dịp hè vừa qua, tôi cũng đã nhận được bao điều thú vị và bổ ích. Tác phẩm vừa giúp tôi hiểu biết thêm đôi chút về nước Pháp, vừa khiến tôi xúc động vô cùng về cuộc đời và tâm hồn của chú bé Rêmi mới tám tuổi đã lưu lạc giang hồ, từng gặp không ít những kẻ độc ác xấu xa nhưng cũng đã gặp bao nhiêu con người cao thượng, ngay thẳng, đầy lòng vị tha. Tôi theo dõi từng bước chân của Rêmi, và cứ nghĩ, nếu mình là chú bé ấy, mình cũng sẽ cố gắng sống như thế, ngay thật, can đảm, trọng danh dự, biết quý trọng tình bạn, yêu thương và sống tình nghĩa với mọi người. Chắc chắn những cuốn sách như thế sẽ sống mãi với tôi đến suốt đời và sẽ còn có ích cho tôi rất nhiều. Rồi cũng trong dịp hè này, nghe lời khuyên của các anh chị, tôi tìm đọc hai tập nhật kí của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Hai quyển sách với những trang văn được viết không phải để “làm văn” mà sao hay và đẹp đến lạ lùng. Những tâm hồn đẹp quá! Đất nước mình thiêng liêng quá, mình phải sống thê nào cho xứng đáng với đất nước, với những con người ấy đây! Đọc sách có rất nhiều lợi ích, điều đó ai cũng thấy, song không phải bất cứ cách đọc sách nào cũng mang lại lợi ích. Trước hết, phải biết chọn sách mà đọc. Phải đọc những quyển sách thực sự giúp ta hiểu biết cuộc sông, thiết thực bồi bổ tình cảm và tâm hồn ta. Nhân vật trong sách phải là những con người dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không ngừng vươn lên, trơ nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Một quyển sách tốt là một quyến sách tốt từ nội dung đến hình thức, từ câu chuyện sinh động, thú vị, đến lời văn giản dị,  trong sáng, gãy gọn. Một quyển sách như thế thật đáng bỏ tiền để mua, đáng mất công đế đọc. Trong khi đó, tôi biết có không ít bạn cũng thích đọc nhiều sách nhưng bạ sách gì, cũng đọc, cả những quyến tuy cũng được gọi là “sách” nhưng nội dung thì nhảm nhí, văn chương thì thô kệch, rườm rà. Những quyển sách như thế, càng đọc nhiều thì tác hại càng nhiều. Có sách hay đế đọc, lại phải biết nên đọc vào lúc nào, giờ nào. Thú vị nhất là đọc sách vào những ngày giờ rảnh rỗi, được ngồi trước hiên nhà thoáng mát, hay trên chiếc võng vườn sau rợp bóng cây trong ngày hè, tha hồ cho trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng... Mê sách mà đến nỗi đọc trong cả giờ ăn, giờ học bài, thậm chí để sách vào dưới hộc bàn để đọc lén trong lúc thầy giáo đang giảng bài, thì lợi đâu chưa thấy, đã thấy ngay cái hại. Đọc sách chính là “học bằng sách”. Bởi vậy, phải biết suy nghĩ, chọn ra điều để học. Trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, mỗi thời đại, mỗi đất nước lại có những hoàn cảnh riêng biệt. Học theo sách tức là chọn được những giá trị cốt lõi rồi vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Đọc sách để rồi chỉ được tiếng là “con mọt sách” hay “cái giá đựng sách”, hoặc bắt chước sách một cách nô lệ, thì tốt hơn, đừng nên đọc sách. Thử tưởng tượng: đọc xong một quyển sách rồi bắt chước chàng Đôn Kihôtê thời xưa, mặc giáp, cầm gươm, lên ngựa ruổi rong... sẽ thế nào. Cho nên, từ việc thấy được cái lợi của việc đọc sách, đến việc đọc sách cho thực sự có lợi, từ việc đọc sách, đến việc học bằng sách còn biết bao điều phải suy nghĩ. Trong những phát minh của loài người từ xưa đến nay, sách là một phát minh kì diệu vô cùng. Có sách, con người đã bước từ thời tiền sử sang thời có lịch sử. Sách làm cho con người lớn lên, làm cho con người xích lại gần nhau, sách dạy dỗ, an ủi con người. Nếu mai sau lớn lên, ta trở thành người có ích cho đời, một phần lớn nhờ công của sách, ỏi, nhừng quyổn sách kì diệu!

Nguon : http://hoctotnguvan.net/doc-sach-co-loi-ich-gi-trong-cac-loai-sach-em-thich-doc-loai-nao-nhat-vi-sao-cach-doc-sach-tot-nhat-la-nhu-the-nao-21-1637.html

21 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Càng lớn, ta càng nhận ra cuộc đời luôn không ngừng biến chuyển tuần hoàn và có nhiều thứ dần biến mất đi theo thời gian. Trưởng thành, ta mất đi sự vô lo vô nghĩ, mất đi sự hồn nhiên ngây thơ thuở nào. Thời gian qua đi khiến ta mất đi tuổi xuân, mất đi quãng thời gian đẹp đẽ nhất đời mình, rồi nhiều thứ hơn nữa cứ nối đuôi nhau mà mất đi. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng chịu nhiều tổn thương mất mát, thế nhưng mất mát cũng có lớn nhỏ tùy thuộc vào tầm quan trọng của thứ mà bạn đánh mất. Điều ấy hoàn toàn đúng với câu: "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết".

       

Để sống trong xã hội ngày nay thì bạn cần một thứ quan trọng không thể thiếu đó là tiền. Tiền là thứ mà bất cứ ai cũng cần đến để duy trì một cuộc sống ổn định, hằng ngày chúng ta sử dụng tiền để trang trải cuộc sống, lo cho bản thân và gia đình. Chúng ta nỗ lực lao động cả ngày mục đích cũng chỉ để kiếm miếng cơm manh áo, cha mẹ đi làm kiếm tiền nuôi con cái ăn học, trang trải nợ nần và phục vụ đời sống. Suốt cả đời người chúng ta cực nhọc làm việc suy cho cùng cũng chỉ vì đồng tiền, tiền dường như trở thành đích đến của cuộc sống con người khiến người ta có động lực để phấn đấu lao động sản xuất hơn, thế nhưng tiền cũng là gánh nặng với con người. Không có tiền con người sẽ dễ dàng bị coi thường, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có tiền bạn cũng không thể duy trì cuộc sống của mình. Vì mọi thứ đều được mua bằng tiền, nhờ có tiền mà cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Không làm được chúng ta có thể mua hoặc thuê người khác làm thay mình, tiền giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn nhưng ở một khía cạnh nào đó nó lại khiến con người trở nên ích kỷ, phụ thuộc và kém tính sáng tạo.

 

Tiền rất quan trọng và cần thiết với cuộc sống của con người, vì vậy, mất tiền chắc chắn sẽ khiến chúng ta đau xót thế nào khi đồng tiền mà mình góp nhặt, cực nhọc bao ngày mới có được nay lại không cánh mà bay. Đó là mồ hôi xương máu của bạn, là cái mà bạn đã dành thời gian và công sức, thậm chí có cả máu và nước mắt để tích góp được. Mất mát đó thực sự khiến con người ta tổn thương, dằn vặt, tự oán trách bản thân. Thế nhưng, mất tiền không phải là mất tất cả, mất tiền chúng ta vẫn có thể kiếm lại được bởi sau cũng tiền cũng chỉ là thứ vật chất giúp duy trì cuộc sống của chúng ta. Một khi còn khỏe mạnh, chúng ta vẫn có thể kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí là nhiều hơn trước đó. Bởi vậy, "mất tiền là mất nhỏ".

Khác với tiền là thứ vật chất hữu hình thì danh dự lại là thứ trừu tượng chỉ có thể định nghĩa chứ không thể cầm nắm được. Vậy nhưng, cái thứ vô hình ấy cũng có thể bị mất. Danh dự khác với tiền vì để có được danh dự con người ta phải nỗ lực, cống hiến rất nhiều mới được người khác công nhận, coi trọng những đóng góp của mình. Qua thời gian con người ta tự gây dựng được uy tín cho bản thân mình rồi hơn nữa là danh dự cho gia đình, dòng họ. Nếu tiền là thành quả lao động của bạn được trả công sau mỗi tháng làm việc cực nhọc thì danh dự lại là thứ mà người ta phải dành cả cuộc đời mới có thể có được. Thứ phải dành ra cả đời để có được vậy nhưng nó cũng là thứ dễ dàng mất, nếu bạn không có chuẩn mực đạo đức và hành động đúng đắn thì mọi công sức gây dựng của mình sẽ trở nên uổng phí. Tiền có thể kiếm lại nhưng danh dự một khi đã mất sẽ để lại tiếng xấu muôn đời. Bạn mất tiền sẽ được mọi người đồng cảm và thương xót thế nhưng khi bạn tự làm mất danh dự, nhân phẩm của mình, chắc chắn sẽ bị người đời chê bai và khinh bỉ. Danh dự là thứ quan trọng như thế, là uy tín của bản thân mỗi người vậy nên khi "mất danh dự sẽ là mất lớn", nhưng mất danh dự chưa phải là mất tất cả.

 

Để có thể thành công trong cuộc sống, chắc chắn ai trong chúng ta cũng cần có lòng can đảm, cần nghị lực và ý chí kiên cường để đối đầu với phong ba bão táp của cuộc sống. Như đã nói ở trên, mất tiền có thể kiếm lại, mất danh dự cũng có thể gây dựng lại nhưng lại cần một sự nỗ lực và cố gắng không tưởng để rồi qua thời gian bạn có thể gây dựng lại uy tín, sự coi trọng của mọi người dành cho mình. Thế nhưng, nếu bạn đánh mất can đảm thì đồng nghĩa với việc bạn đánh mất tất cả. Không có lòng can đảm chúng ta sẽ không đủ dũng cảm để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, bản thân sẽ dễ dàng ngã gục vì nhu nhược, lười biếng. Dòng đời xô bồ muôn vàn cám dỗ nếu không có lòng can đảm, không có nghị lực làm sao chúng ta có thể vượt lên chính mình để mà đạt được thành công như mong đợi. Nếu không có can đảm, ta sẽ không có sức mạnh, không có sức mạnh, bản lĩnh, vậy làm sao có thể lấy lại tất cả "tiền bạc, danh dự" đã mất của bản thân đây?. Bởi vậy mới nói "Mất can đảm là mất hết"!

Danh dự, lòng can đảm là những thứ quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người nhưng trong cuộc sống ngày nay vẫn có những kẻ tự bán rẻ danh dự của mình, gạt bỏ lòng can đảm để đổi lấy tiền bạc. Với một số người tiền bạc là tất cả, suốt cả cuộc đời họ bị ám ảnh bởi tiền bạc để rồi tự thân xa vào vực thẳm của tội lỗi, đánh mất danh dự, đánh mất tất cả đâu hay.

Thật vậy, tiền bạc chỉ là thứ vật chất mà con người kiếm ra để phục vụ cuộc sống của mình, sau cùng tiền cũng chỉ để đảm bảo cuộc sống và dùng để trao đổi giữa con người với nhau. Vậy nên, nếu chẳng may bạn mất tiền cũng đừng có quá tuyệt vọng, mất tiền chưa phải là mất tất cả. Khi nào chúng ta còn sức khỏe, còn ý chí nghị lực và còn danh dự thì sau này chúng ta sẽ kiếm lại được số tiền ấy, hãy sống tích cực và lạc quan hơn nữa để đón nhận cuộc sống này, sống một cuộc đời không còn gì để tiếc nuối.

 

Sống trên đời ai mà chẳng phải trải qua mất mát, thế nhưng con người khác nhau ở chỗ là có người biết can đảm kìm nén nỗi đau để vượt qua trong khi người khác suy sụp trong mất mát, vì "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết". Vậy nên dù cuộc sống của bạn có chông gai và chẳng hề như mong đợi thì hãy cứ mỉm cười, kiên cường vượt qua tất cả. Vì vấp ngã, thất bại và mất mát sẽ để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, có vấp ngã mới cứng cỏi và biết được bài học cuộc sống.

21 tháng 2 2022

cảm ơn nhiều nha , làm phiền bạn rồiyeu

 

20 tháng 3 2022

Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? “Chí” chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ.

Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.

20 tháng 3 2022

Ghi Tham khảo vào e nhé