K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2021

Em tham khảo:

"Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật.

Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước: "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".

Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.
1 tháng 12 2021

bạn tham khảo

 

Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.Tre là cánh tay của người nông dân.Tre là người nhà.Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.Tre là đồng chí chiến đấuTre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b) Giá trị của phép nhân hóa hình ảnh cây tre: Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam

9 tháng 8 2017

"Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật.

Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước : "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".

Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.
~ Chúc bn học tốt!~

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.

Bằng hình tượng thơ gợi cảm .và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh “tre xanh” ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam .

Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có “câu lục” ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:

Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ:

- Thân gầy guộc lá mong manh

- Có gì đâu / có gì đâu

- Năm qua đi / tháng qua đi.

Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha.

Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thìa: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không dứng khuất mình...

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời “xanh” nên mới có “tre xanh”. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta.

Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hoá sống động, thấm đậm tình người: tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người.

Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo:

Chẳng may thân gãy cành rơi

vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng

Lại nói đến “măng” tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường.

Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.

Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!

“Măng” lại tiếp tục được nhân hoá: lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gỉ lạ đâu.

Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam - lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn.

Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ “xanh” được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.

Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hoà , các biện pháp tu tứ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ “xanh” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay.

Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.

5 tháng 12 2021

người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”: Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” . Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người.

5 tháng 12 2021

tự lọc ra nha 

17 tháng 1 2018

Đoạn văn thứ hai: “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” tác giả đã gợi tả cảnh sắc và không khí của mùa xuân miền Bắc trong thiên nhiên và trong sinh hoạt.

Đó là mùa xuân có “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo từ xa vọng lại, có những câu hát huê tình... Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.

Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương. Không những thế, mùa xuân còn khơi dậy sinh lực sông cho muôn loài: “nhựa sống trong người căng như máu trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

Mùa xuân còn khơi dậy tình yêu cuộc sống, khát vọng được yêu thương của con người: “Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”... “Ra ngoài trời thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”. Và mùa xuân còn khơi dậy, lưu giữ giá trị tinh thần cao quí của con người: “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm ấm... Trong lòng anh ấm lạ, ấm lùng”

Bằng ngôn ngữ và giọng điệu vừa sôi nối, vừa tha thiết tác giả đã diễn tả sức mạnh thiêng liêng và kì diệu của mùa xuân. Mùa xuân mang lại một nhịp sông mới cho đât trời và con người. Tình cảm của tác giả dào dạt trước mùa xuân, với những khát khao yêu thương và yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mái ấm gia đình thân thuộc. Đó chính là tình cảm được khơi dậy manh mẽ nhất trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.

Như vậy, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của mình và hình ảnh của mùa xuân nơi đất Bắc với biết bao lời văn, với biết bao cách so sánh đẹp đẽ ngỡ như trước mùa xuân ông đang trẻ lại. Và, đọng trong đó là một nỗi nhớ quê hương, nhớ bầu không khí gia đình đến da diết cháy bỏng.
 

17 tháng 1 2018

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là
phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn
chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự
khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. 
Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân
hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng)
Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm
xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng
thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ
yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.

:D

8 tháng 5 2017

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

29 tháng 4 2016

mk làm rồi nhưng mk quên