K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2020

- Nêu vấn đề: Đoạn 3 trong bài thơ Nhớ rừng: Con hổ sống trong hào quang của quá khứ, khi nó làm chúa tể sơn lâm để quên đi thực tại giả dối, tầm thường.

-> Bạn sẽ không làm được gì nếu cứ chìm đắm vào hào quang trong quá khứ và trốn tránh hiện tại.

=> Đối mặt với hiện thực để tìm hướng đi, cách giải quyết cho những vướng mắc đang gặp phải.

- Vì sao phải đối diện với hiện thực, thực tại:

+ Quá khứ đã qua -> không thay đổi được. Tương lai chưa đến -> chưa thể lo xa. Chỉ có hiện thực ngay lúc này, bây giờ là cái ta có thể thay đổi được, điều khiển được theo ý mình.

+ Tỉnh táo đối mặt với hiện thực mới có câu trả lời cho những vướng mắc, khó khăn, biết tháo gỡ từng nút thắt.

- Biểu hiện: (nêu dẫn chứng).

- Quên đi thực tại, sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa mà luôn luôn sống mãi trong quá khứ hoặc ảo vọng về tương lai.

- Bài học: Trân trọng quá khứ, sống ở hiện tại, hướng tới tương lai.

25 tháng 12 2019

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

29 tháng 1 2023

Bạn đưa bài thơ lên nữa nhé.

31 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? (Câu hỏi tu từ) Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

8 tháng 10 2017

1) Tính thống nhất của văn bản là : khi tập trung thể hiện củ đề đã xác định và không lệch sang chủ đề khác.

2) Thống nhất là : Họp thành một khối , có chung một cơ cấu tổ chức, có sự điều hành chung.

3) Sự thống nhất về chủ đề được thể hiện :

- Cần xác định rõ chủ đề

- Thể hiện chủ đề ở nhan đề

- Đề mục, các phần, các từ ngữ, câu văn then chốt được lặp đi lặp lại.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

 

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.