K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

Vi sinh vật có tốc độ trao đổi nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với thực vật và động vật là bởi vì:

- Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) dẫn đến khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng, sinh sản.

- Ngoài ra, vi sinh vật cũng có cấu tạo đơn giản hơn cho với thực vật và động vật.

22 tháng 3 2023

- Điểm khác giữa khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật với sinh trưởng ở thực vật và động vật:

+ Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.

+ Sự sinh trưởng ở động vật và thực vật là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào trong cơ thể.

- Có sự khác nhau trong khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật so với sinh trưởng ở thực vật và động vật vì:

+ Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ và hầu hết là các cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ có 1 tế bào) đồng thời thời gian tăng trưởng kích thước tế bào của vi sinh vật cũng diễn ra rất nhanh, khó mà quan sát và đánh giá được.

+ Còn ở thực vật và động vật là các cơ thể đa bào, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường sự lớn lên về khối lượng và kích thước của một cơ thể.

17 tháng 12 2017

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.

17 tháng 4 2022

1. Vi sinh vật hình thành enzim phân giải cơ chất.     2.  Vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.

3. Số lượng tế bào vi sinh vật không đổi.                   4. Trao đổi chất của tế bào diễn ra mạnh mẽ.

   Ý nào đúng với đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy không liên tục?

a. 1,2,3        b.2,3,4        c.1,2           d.3,4

12 tháng 5 2021

B

 

25 tháng 3 2022

Ai trả lời giúp em với ạ🥺 em cảm ơn

26 tháng 3 2022

tham khảo

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20');  trực khuẩn lao là 12h ( ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...

Công thức tính thời gian thế hệ:   g = t/n

với:   t: thời gian

         n: số lần phân chia trong thời gian t

3. Công thức tính số lượng tế bào

Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:

                   Nt = N0 x 2n

Với:

Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

N0 : số tế bào ban đầu

n : số lần phân chia

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1. Nuôi cấy không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.

- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

 

- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng

Ý nghĩa: nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật,

Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:

+ Chất dinh dưỡng cạn dần

+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật

2. Nuôi cấy liên tục:

Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.

Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

III. Sinh sản của vi sinh vật.


Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.

1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.

Phân đôi ở vi sinh vật: 

 

Nội bào tử ở vi khuẩn

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.

Hình thành bào tử ở nấm mốc:

Bào tử trần và bào tử kín :

So sánh nội bào tử và ngoại bào tử: 

Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

+ Pha tiềm phát  + Pha luỹ thừa  + Pha cân bằng + Pha suy vong 

Để không xảy ra pha suy vong: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra lượng dịch nuôi cấy tương đương.

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Để giúp các bạn dễ nhớ và so sánh, Toploigiai xin tổng hợp lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục như sau:

Giống nhau:

Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng. 

Khác nhau:

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy không liên tục

Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới

Không bổ sung chất dinh dưỡng mới

Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối

Không rút bỏ chất thải và sinh khối

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát

Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong

Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong

Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong

Bảng so sánh giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục

So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước

22 tháng 3 2023

- Vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm thường dao động từ 20oC – 40oC và độ ẩm cao. Đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm,…

- Ngược lại, vùng ôn đới thường có nhiệt độ lạnh, độ ẩm thấp khiến kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,…

→ Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Đồng thời, thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới cũng rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hơn.

22 tháng 3 2023

• Điểm giống với quá trình tổng hợp và phân giải ở động vật và thực vật:

- Quá trình tổng hợp đều sử dụng năng lượng để tạo nên phân tử phức tạp từ các phân tử đơn giản và tích lũy năng lượng.

- Quá trình phân giải đều có sự phá vỡ các phân tử phức tạp thành phân tử đơn giản để giải phóng năng lượng và các chất trung gian.

• Điểm khác so với quá trình tổng hợp và phân giải ở động vật và thực vật:

Quá trình

Ở vi sinh vật

Ở động vật và thực vật

Tổng hợp carbohydrate

- Thực hiện theo nhiều con đường khác nhau như quang hợp, quang khử,…

- Thực hiện thông qua quang hợp ở thực vật. Còn động vật lấy carbohydrate từ thức ăn rồi phân giải và tổng hợp nên carbohydrate đặc trưng của chúng.

Tổng hợp protein

- Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được toàn bộ 20 amino acid từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.

- Con người chỉ có thể tự tổng hợp được 11 amino acid còn lại phải lấy từ các nguồn thức ăn khác nhau.

Phân giải các chất

- Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiết enzyme ra bên ngoài để phân giải chất hữu cơ rồi mới hấp thụ vào trong tế bào để phân giải tiếp.

- Quá trình phân giải các chất đều diễn ra trong cơ thể sinh vật.