K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

Tham khảo

Ngày xưa Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ông không hề biết đến cái tên Truyện Kiều như ngày nay chúng ta gọi.

Vậy tên gọi Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì? Có thể cắt nghĩa tên gọi tác phẩm như sau:

Đoạn: đứt

Trường: ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? Tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc

Điển cố 1: Có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ Trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về. Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần nhao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây cao nhìn xuống nhưng không làm gì được. nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết. Ông mang xác vuộn mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một. Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.

Điển cố 2: Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sùng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng, cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn. Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được. Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. Câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.

Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều - cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều

Như vậy các bạn đã hiểu nguồn gốc cái tên Đoạn trường tân thanh rồi chứ? Đó chính là tiếng kêu đứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

4 tháng 12 2018
  • Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.
  • Đầu đề tác phẩm:
    • Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.
    • Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.
  • Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.
12 tháng 8 2016

1. Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì?

Đoạn : đứt

Trường : ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề. Vậy vì sao lại gọi là tiếng kêu mới? tiếng kêu cũ là gì?

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc..

+++Tóm lại đoạn trường tân thanh chính là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.

2.Còn việc vì sao tên gốc là đoạn trường tân thanh nhưng chúng ta lại gọi là Truyện Kiều có lẽ bởi vì trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều là một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy.

29 tháng 4 2018

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn tiểu thuyết này còn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào những năm 30 cuối thể kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

2 tháng 11 2021

Ý nghĩa nhan đề

Trong nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ ("Lặng lẽ Sa Pa" thay vì "Sa Pa lặng lẽ").

- Cách sắp xếp này làm nổi bật chủ đề của truyện ngắn:

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp thơ mộng, yên tĩnh của thiên nhiên Sa Pa – đây là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, an dưỡng.

+ Ca ngợi sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ, bình dị của những con người nơi đây. Chính ở nơi người ta tưởng rằng chỉ có sự thư giãn thì lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài, lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...

3 tháng 11 2021

Nhắc đến Sa Pa, người ta chỉ nghĩ đến địa điểm du lịch. Nhưng thông qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả muốn nói rằng cái nơi mà là địa điểm du lịch này không chỉ là nơi du lịch mà ở tại nơi đây có biết bao nhiêu người đang lặng lẽ, âm thầm, góp phần nào cống hiến cho đất nước. Họ không hề nghĩ đến phần thưởng, họ chỉ biết rằng đây là công việc, trách nhiệm của mình mà thôi.

5 tháng 2 2018

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

15 tháng 3 2019

Ý nghĩa nhan đề:

●   Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

●   Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

20 tháng 5 2017

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

- Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

- Một sự mâu thuẫn: Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê,nhưng nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ.

10 tháng 2 2022

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" là:

* Triển khai ý *

Nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí":

- Được viết bằng chữ Hán

- Có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

- Tuy nhiên, tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" không chỉ dừng lại ở việc thống nhất vương triều nhà Lê đó mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam trong 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.

* Viết liên tiếp *

Nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" viết bằng chữ Hán, có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tuy nhiên, tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê đó mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam trong 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.

8 tháng 1 2019

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vây, nhan đề “làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung : tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

* Các cách mở đề cho bài:

Cách 1: Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc trong nền văn học hiện đại Việt Nam từ trước đến nay. “Làng” là một truyện ngắn như vậy. Nhan đề “làng” mang rất nhiều ý nghĩa. Tại sao nhà văn Kim Lân không đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là “làng chợ Dầu| mà lại đặt tên là “Làng”?

Cách 2: Mỗi nhan đề tác hẩm đều thể hiện dụng ý của tác giả. Có những nhan đề rất ngắn…. Nhưng cũng có những tựa đề rất dài. “Làng” là một trong những nhan đề rất đặc biệt mang nhiều ý nghĩa của nhà văn Kim Lân.

* Những cách dẫn ý:

- Nhà văn Kim Lân quả thật đã rất sâu sắc khi đặt tên cho áng văn xuôi/ những trang viết/ tác phẩm của mình là “Làng”. Nhan đề ấy vừa bộc lộ tình yêu làng chân thực, sâu sắc của ông Hai, nhưng cũng qua câu chuyện của ông Hai, nó vừa nói lên tình yêu quê hương thiết tha, gắn bó của những người dân quê Việt Nam. Tình yêu làng ấy cũng là yêu cách mạng, yêu kháng chiến.

- Cái riêng đã hoà điệu với cái chung, tạo cho tác phẩm một ý nghĩa sâu sắc, một sức sống lâu bền trong lòng độc giả.