K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2018

Món khai vị:

-         Nên chọn các món ăn nhẹ nhàng và dịu mát như: soup, salad hay các món nộm, rau trộn giúp thực khách không cảm thấy ngán.

-         Soup không nên đi kèm các món có nhiều tinh bột mà chỉ  nên ăn kèm với phồng tôm

-       Nên chọn những chén nhỏ để đựng soup, không nên chọn chén quá to tránh trường hợp khách không dùng hết sẽ gây lãng phí hoặc đã no bụng và không thể ăn thêm món chính.

-         Nên tránh sự lặp lại món ăn, những món ăn dùng cho món khai vị thì không nên dùng trong món chính nữa

Món chính:

-         Nên kết hợp hài hòa trong danh sách các món chính giữa chế độ dinh dưỡng và mức độ phù hợp

-         Nên đa dạng các món ăn như các món nhiều đạm, rau củ quả, món canh. Không nên chọn các món nhiều đạm mà không có rau củ quả và ngược lại.

-         Có thể chọn các món như: Gà quay, Tôm bao cốm, Cá tẩm bột chiên, Chân giò hầm, thịt bò xào thập cẩm, canh măng sườn,.. Ngoài ra, còn có món chính là cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy hoặc bánh lá. Vf cũng còn tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền mà lựa chọn những món cho phù hợp.

-         Tránh chọn những món quá đơn điệu như: thịt luộc, cá luộc, tôm luộc,…

Món tráng miệng:

-         Lựa chọn trái cây theo mùa

-         Các món tráng miệng có thể là: hoa quả tươi, các loại kem, chè, thạch rau câu hoặc bánh bông lan,..

7 tháng 4 2018

+ Phô mai que

+ Khoai tây chiên lắc phô mai

+ Gà rán KFC

+ Pizza ốc quế

+ Xúc xích

+ Thạch rau câu

+ Hoa quả dầm

+ Nem chua rán

+ Buffet hoa quả

+ Bánh Crepe sầu riêng

+ Caramen

+ Kẹo dẻo

+ Nước hoa quả

+ Bánh sinh nhật dễ thương

8 tháng 4 2019

trả lời:

1.Rau(chất xơ)

2.Củ(chất xơ)

3.Quả(Chất xơ)

hok tốt nhé

Thịt gà ( chất đạm)

Xôi (chất bột đường)

Hoa, quả (chất xơ)

Nước ngọt (chất khoáng thêm ít ngọt =))

Canh (cx có thể nhìu loại chất ví dụ như chất đạm, chất đường bột,....)

k mk nha chúc bn hok tốt nhé (món ăn thực tế =>)

17 tháng 4 2018

1  Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn:

- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)

- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.

- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn

2       

Thực đơn cho 1 bữa liên hoan:

+ Súp gà

+ Gà hấp muối

+ Sườn nướng

+ Cá hấp xì dầu

+ Rau cải xào tỏi

+ Tôm chiên giòn

+ Canh măng nấu vịt

+ Bánh bao nhỏ

+ Chè trân châu

+ Dưa hấu

con nhieu tu lam 

 

17 tháng 4 2018
Một số mẫu thực đơn chuẩn bị của các bữa ăn: + Hàng ngày + Bữa tiệc + Bữa cỗ - Một số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ. - Một số hình ảnh về các món ăn có người phục vụ. - Một số hình ảnh về các món ăn có trang trí. - Các hình ảnh tư sưu tầm về cách trình bày món ăn, trình bày bàn ăn, các bữa cỗ, bữa tiệc cũng như bữa ăn gia đình... *Nếu chuẩn bị được phương tiện nghe nhìn có các hình ánh động về qui trình tổ chức bữa ăn thì các tiết học sẽ có hiệu quá thực tiễn cao. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Đặt vấn đề để vào bài: Qui trình tổ chức bữa ăn thực chất là một vấn đề gồm nhiều mảng kiến thức. Do vậy hiểu qui trình tổ chức bữa ăn, thực hiện tổ chức bữa ăn cần phải có các thao tác chuẩn bị chu đáo, biểu hiện cụ thể là biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho qui trình tổ chức bữa ăn như. - Xây dựng thực đơn; - Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn; - Chế biến món ăn; - Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn. Hỏi: Nếu ta đảo các trình tự trên thì điều gì sẽ xảy ra? HS: + Chọn thực phẩm không theo thực đơn + Không có thức ăn để trình bày + Hoặc trình bày thức ăn chưa chế hiến... GV: Vậy ta hiểu qui trình tổ chức bữa ăn là gì? GV gợi ý để HS có thể trả lời được đó là tổ chức thực hiện các công việc theo một trình tự nhất định. Ta sẽ lần lượt thực hiện trình tự này theo các tiết học. TIẾT 1 I. Xây dựng thực đơn 1. Thực đơn là gì? GV: Đe hiểu được thực đơn là gì, chúng ta sẽ quan sát các hình ảnh sau (GV và HS đã chuẩn bị một số ảnh bày các món ăn của một bữa ăn gia đình, bữa tiệc hay bữa cỗ). Hỏi: Em hãy kể tên các món ăn ở hình ảnh vừa quan sát. HS: Liệt kê được một số món ăn. GV: Phân tích cấu tạo các món ăn mà HS vừa được quan sát trực quan và rút ra kết luận: Những món ăn mà các em vừa liệt kê chi tiết sẽ được ghi lại. Bảng ghi những món ăn đó dự định sẽ được phục vụ trong bữa cỗ, tiệc hay bữa thường ngày chính là "thực đơn". Hỏi: Vậy theo em thực đơn là gì? HS: Thực đơn là bảng ghi tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn (ăn thường, bữa cỗ hay tiệc). GV: Yêu cầu HS quan sát một thực đơn mẫu. Hỏi: Em có nhận xét gì về trình tự được sắp xếp trong thực đơn? MS: Sẽ có rất nhiều ý kiến trả lời như: - Món nhiều đạm xếp ở trên (món ăn cụ thể). - Món nhiều vitamin xếp ở trên (món ăn cụ thể). - Món nhiều béo xếp ở... GV ghi nhận và bổ sung cho đầy đủ ý, giải thích cho HS hiểu món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào... và trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán đồng thời thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm. GV nói thêm: Có thể nhìn vào thực đơn ta sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn trong lĩnh vực ăn uống (kích thích động cơ tìm hiểu của HS). GV: Mục đích của việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn, nếu được chuẩn bị kỹ càng thì ta sẽ dễ dàng thực hiện, cụ thể như: - Sẽ phải mua những loại thực phẩm nào. - Mua thực phẩm đó ở đâu? - Nếu không có loại thực phẩm như thực đơn thì ta sẽ thay thế bằng loại thực phẩm nào? GV kết luận: Có thực đơn, công việc thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. Ta biết thực đơn là hàng ngày tất ca các món ăn dự liệu chuẩn bị cho bữa ăn. Thực đơn chưa định liệu được số lượng của từng món ăn nhưng lại định liệu được số lượng của các món ăn và chỉ định được các loại thực phẩm để chế biến thành các món ăn có trong thực đơn. Vì vậy khi xây dựng thực đơn ta trả lời câu Hỏi: Xây dựng thực đơn cho loại bữa ăn nào? - Bữa tiệc - Bữa cỗ - Bữa ăn thường. Như vậy phải căn cứ vào tính chất của bữa ăn (tiệc, cồ hay ăn thường) ta mới đặt cơ sở để xây dựng thực đơn. Hỏi: Bữa cơm thường ngày em ăn những món ăn gì? gồm bao nhiêu món? HS: Trả lời các món ăn thường ngày và gồm 3 đến 4 món ăn. GV: Hỏi thêm một số HS và kết luận: Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn. Tương tự như cách hỏi trên. HS sẽ nêu được tổng số món ăn trong bữa cỗ, bữa tiệc và kết luận. Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi thường có 4-5 món ăn trở lên. GV khái quát một số món thường có trong thực đơn: + Các món canh (hoặc súp). + Các món rau, củ, quả tươi (trộn hay muối chua) + Các món nguội + Các món xào, rán ... + Các món mặn. + Các món tráng miệng. Để tìm hiểu sự đa dạng của các loại món ăn GV phân công mỗi nhóm HS liệt kê số món ăn của từng loại. Tập hợp lại sẽ được một danh mục các: món ăn phong phú cung cấp cho HS và làm tài liệu tham khảo. b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn Hoi: Trong thực đơn món ăn chính được hiểu như thế nào? HS: Có nhiều cách trả lời khác nhau hoặc là lựa chọn một số món tiêu biểu của thực đơn hoặc là liệt kê lại cả các món ăn trong thực đơn trừ món tráng miệng... GV: Đã có lúc chúng ta quan niệm các món ăn có giàu đạm, giàu đường bột và chất béo là những món ăn chính tuy nhiên khi đời sống ngày càng được cải thiện thì thực đơn bữa ăn (ăn thường, tiệc, cỗ...) phải đủ các loại món ăn cung cấp cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Thông thường ta thấy: * Bữa ăn thường ngày gồm các nhóm chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm. * Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm đủ các loại món nêu ở mục a. - Ta tham khảo thực đơn có các loại món ăn, có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, nó có cơ cấu như sau: + Món khai vị (súp, nộm...); + Món ăn sau khai vị (món luộc, xào, rán...); + Món ăn chính (món mặn. thường là món nấu hoặc hấp, nướng giàu chất đạm); + Món ăn thêm (rau, canh...); + Món tráng miệng + Đồ uống. - Nếu bữa ăn có các món được dọn cùng một lúc lên bàn các loại món ăn thì hình thức tổ chức sẽ tùy thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương. Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn và có thể thay đổi món ăn theo từng loại thực phẩm của các nhóm thức ăn. c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế Đây là nguyên tắc thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người dự định xây dựng thực đơn. Khi số món ăn dự định được tăng lên đáng kể các bữa cỗ, bữa tiệc thì việc xem xét các loại thực phẩm có giá trị phù hợp với khả năng tài chính của mình có ý nghĩa quan trọng. Có thể thay đổi loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, lựa chọn thức ăn để bảo đảm hiệu quả tối ưu của thực đơn được xây dựng. ♦ Tổng kết - dặn dò - Yêu cầu HS đọc hiểu xây dựng thực đơn là gì và các nguyên tắc xây dựng thực đơn. - Nhấn mạnh điểm cần chú ý bằng câu hỏi củng cố : Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì. - Dặn dò HS chuẩn bị phần II: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. ok xong mình ghi nhầm là giáo viên
13 tháng 5 2016

tr ơi chiều nay là kiểm tra tiếng anh rùibucminh

13 tháng 5 2016

Khai vị:
- Salad rau trộn
Món chính:
-Cánh gà chiên nước mắm
-Ốc hương xào xả ớt
-Bò nướng
-Cari
Tráng miệng:
-Thanh long Bình Thuận

8 tháng 5 2019

xin lỗi bạn là ở trên này ko có vật lí nha nếu hỏi vật lí bạn hãy lên hh

8 tháng 5 2019

và bạn chỉ nói điêu là 30 k thôi

20 tháng 6 2018

Tuổi thơ của chúng ta, ai cũng có những ước mơ, những dự định sau này, lớn lên sẽ làm gì phải không các bạn? Hôm nay, mình sẽ nói về những dự định, công việc mà mình mơ ước để các bạn cùng biết nhé!

Ngày nào đi học, mình cũng đi ngang qua ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm, mình thường thấy một chú công an đứng ngay ở giao lộ không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có dáng người to lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt trong sáng nhanh nhẹn. Chú đứng đó, ngày nào cũng như ngày nào tại vòng xoay ngã năm như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng cầm còi, hai cánh tay thay mệnh lệnh, đưa lên hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ như thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc honda đậu chớm quá vạch sơn trắng, nhô lên làn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào.

Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc honda vù tới ngã năm nhấn ga, bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an liền giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi, ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô ngượng ngùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai thu phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông. Một cô gái nhảy xuống đón ô-tô buýt, không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cô gái cầm tay lái thật bất đắc dĩ ngoái lại nói với cô bạn ngồi sau cùng: "Cậu đứng đợi mình ở đây, mình sẽ quay lại đón cậu", rồi chu cái miệng về phía chú công an đang quay lưng về phía ngã năm lẩm bẩm điều gì đó không biết, nhấn ga cho xe vù đi. Cứ thế chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.

Các bạn ạ! Mình rất cảm phục phong cách làm việc của chú vừa có tình lại vừa có lí. Mình mơ ước sau này lớn lên mình sẽ đi làm cảnh sát giao thông giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố. Một công việc vất vả nhưng vô cùng thú vị, oai vệ như một người chỉ huy.

20 tháng 6 2018

Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.

Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.

Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.

Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.

Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.

Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.

Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.

1- Mở bài: 
Giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em. 
2- Thân bài: 
Miêu tả chi tiết cảnh chợ hoa xuân:  
- Không khí, quang cảnh chung của chợ hoa. 
- Cảnh thiên nhiên: nắng, trời, gió… 
- Các loài hoa được trưng bày ra sao ? Đặc điểm riêng của từng loài hoa như thế nào? (màu sắc, hương thơm, dáng cây…) 
- Cảnh người đi xem hoa, chiêm ngưỡng, cảnh mua bán hoa… 
3- Kết bài 
Nêu cảm nghĩ về chợ hoa xuân vừa tả

k nha

8 tháng 2 2018

Tả theo từng góc độ nhé các bn

Tả cảnh trước tết mọi người chuẩn bị ra sao

Trong tết như thế nào

23 tháng 4 2020

lên tra google

:>

23 tháng 4 2020

NGUYÊN NHÂN

  • Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.
  • Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.
  • Thứ sử Tiêu Tư ở Giao Châu tăng cường bóc lột của cải của nhân dân bằng cách đưa ra nhiều thứ thuế vô lý bắt người dân phải thực hiện, dẫn đến sự oán thán của dân.

DIỄN BIẾN

  • Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).
  • Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
  • Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.
  • Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.
  • Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

KẾT QUẢ

  • Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.
  • Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

Ý NGHĨA

  • Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.
  • Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.
  • Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.
  • Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
  • Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.