K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
 

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

 

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: "Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!" Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.

 

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

7 tháng 5 2023

Khi tôi còn học trung học, tôi có một thầy giáo rất đặc biệt. Ông ta là một người rất nghiêm khắc trong giờ học, nhưng lại rất thân thiện và hài hước khi nói chuyện với học sinh ngoài giờ. Một lần, trong giờ học Toán, tôi đã không làm bài tập về nhà và không biết câu trả lời cho bài tập trên bảng. Thầy giáo đã nhắc tôi rất nhiều lần nhưng tôi vẫn không trả lời được. Thầy giáo đã dừng lại và nói với cả lớp rằng: "Nếu ai giải được bài tập này, tôi sẽ mua cho họ một cái kem". Tất cả các bạn đều cười và tôi cũng cười theo. Nhưng sau đó, thầy giáo đã giải thích cách giải bài tập và tôi đã hiểu được. Tôi rất cảm kích vì thầy giáo đã giúp tôi hiểu bài tập mà không phải trừ điểm cho tôi. Từ đó, tôi luôn cố gắng học tập chăm chỉ và
trở nên tốt hơn trong môn Toán. Kỉ niệm này đã giúp tôi nhận ra rằng, thầy cô giáo không chỉ là người dạy môn học mà còn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của chúng ta.

14 tháng 10 2018

Ơn thầy!


Thời gian chính là liều thuốc tốt nhất để cho ta quên đi những điều không vui trong cuộc sống. Những quá khứ đau thương rồi sẽ bị gió cuốn đi, đi xa mãi như những cánh bồ công anh phất phơ giữa dòng đời xô đẩy. Nhưng cũng có những điều theo ta đến suốt cuộc đời, như những giọt nước nhỏ nhoi nhưng bồi đắp trong ta bao tình cảm khó phai. Ngày 20-11 đã đến gần, những kỉ niệm về thầy cô bỗng dưng ùa về trong tôi khiến tôi bồi hồi khó tả...

Tôi còn nhớ như in cái buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng tong lành và mát mẻ. Hai tay chống cằm tôi phóng tầm mắt ra ngoài ô cửa sổ nơi dãy hành lang. Những tia nắng nhảy nhót trên những tán phượng, len lỏi qua từng kẽ lá chiếu xuống mặt sân. Không biết giờ này mẹ đang làm gì nhỉ? Có phải mẹ đang dũng bữa sáng, hay mẹ vẫn còn đang say giấc? Suy nghĩ mông lung,chợt tiếng gọi của cô làm tôi bừng tỉnh:
-Huyền! mang vở bài tập lên cho cô!
Đứa bạn ngồi bên nhéo tôi một cái đến phát điếng;
-Huyền cô gọi kìa!
Tôi ngoảnh lại, vội vã cầm quyển vở với hàng chữ nguệch ngoạclên bàn cô giáo.
Cô Thích-cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của tôi. Có lẽ cô là người lớn tuổi nhất trong các giáo viên ở trường. Hình như lúc áy cô ngoài 50,51 gì đó. Tôi không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ mái tốc cô bấy giờ đã điểm vài sọi bạc, đôi mắt mờ mờ nhưng ấm áp tình thương. Cô đưa cặp kính xuống, chau mày vẻ khó chịu. Cô gọi tôi đứng dậy, nghiêm khác nói:
-Huyền, con là một học sinh khá giỏi của lớp, tại sao dạo này kết quả học tập của con lại đi xuống như thế? Bài tập con làm sai hết. Cô yêu cầu con về làm lại. Con phải cố gắng hơn, nếu không cô sẽ báo cho gia đình con. Con ngồi xuống đi!
Tôi im lặng, ngồi xuống, ái ngại trước bao ánh nhìn vẻ giễu cợt của đám bạn. Buổi học hôm đó cuối cùng ũng kết thúc. Tôi ra về trong nỗi buồn nặng nề. Tôi sải bước trên con đường đày sỏi đá, hai bên đường cay xòe bống mát. Tiếng chim ríu rít trên ngọn cây, tưởng như vui nhưng không sao tôi vui lên được. Lại một ngày nữa, một ngày nữa trôi qua, mội ngày trôi qua sao dài như hàng thé kỉ. Kết quả học tập của tôi ngày càng sa sút, sa sút đến nỗi khiến cô giáo phải bàng hoàng. Buổi học hôm đó, cô đã liên lạc với bố tôi bàn về chuyện này.
Tôi ngồi đó, bên ngoài căn phòng hội đồng, lòng tôi như muốn nghẹn thở.''Ánh nắng hôm nay sao mà oi ả thé?''-tôi tự hỏi.Tôi biết, tôi biết lý do tại sao tôi trở nên như vậy. Cô giáo cũng biết, qua lời kể của bố tôi:
-Cô giáo ạ!mẹ cháu bị ốm đã hơn một tuần nay. Tôi phải thường xuyên ra bệnh viện chăm sóc cho cô ấy vì không có ai chăm nom giúp. Khi mẹ cháu ở nhà thường hay dạy cháu học. Nay chỉ còn ông bà nội ở nhà nên không dạy bảo cháu được.
Nghe đến đay hình như tôi thấy cô giáo nghẹn ngào. Cô hiểu ra tất cả, điều đó khiến tôi vui. Cô rất thương người, yêu thương đám học trò nhỏ trong lớp. Cô là người từng trải nên hiểu được tâm lí trẻ thơ như tôi. Cuối buổi hôm ấy, cô gọi tôi, nhẹ nhàng:
-Cô hiểu được hoàn cảnh của con. Từ nay cô sẽ thay mẹ con đến dạy con học bài vào buổi tối cho đến khi mẹ khỏi bệnh. Con có đồng ý không?
-Vâng ạ!Con cảm ơn cô!
Và rồi từ ngày hôm ấy, đêm nào cô cũng giành một khỏng thời gian đến dạy tôi học bài. Vì nhà cô cũng ở cùng làng nên tiện cho việc đi lại. Những hôm trời mưa tầm tã, cô không ngại khó đạp chiếc xe đạp cũ vào nhà tôi. Người cô lạnh cóng, đôi bàn tay cô run run ướt sũng. Khẽ cầm đôi bàn tay, tôi đưa nhẹ lên má,với một suynghĩ trẻ con rằng sẽ làm cô cảm thấy đỡ rét. Rồi cả những hôm trời mất điện, hai cô trò cùng nhau bên ánh đèn dầu lập lòe trong gió. Cô dạy tôi cách làm toán, dạy tôi đọc bài nhuần nhuỹen, bắt tay tôi nắn nót từng con chữ. Cái cảm giác ấy thật thân quen, ngỡ như bàn tay của mẹ. Lúc ở nhà mẹ cũng hay làm như vậy. Tôi nhớ đến mẹ, nhớ mẹ nhièu lắm!
Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, bố dẫn tôi vào bệnh viện thăm mẹ. Lòng tôi như ấm hẳn lên khi tháy mẹ đang dần khỏi bệnh. Tôi kể cho mẹ nghe về cô, mẹ vui lắm. Nhưng tôi cũng phải về khi trời đã về chièu.
Những ngày sau đó, tôi hăng hái học tập hẳn lên,thành tích mà tôi đạt được ngày càng tốt. Cô giáo quyết định cho tôi đi dự cuộc thi học sinh giỏi của trường. Điều đó làm tôi vui sướng. Tôi tự nhủ phải hoàn thành tốt để làm món qua tặng cô và mẹ. Trước ngày đi thi, cô tặng cho tôi một cây bút, cây bút hồng hà mà đối với tôi nó thật ý nghĩa. Đó là niềm ao ước của tôi khi nhìn thấy đứa bạn ngồi bên được mẹ mua cho hồi đầu năm học. Kèm theo là lời nhắn:'' Con phải cố gắng lên nhé!Nhớ tập trung,làm hết khả năng của mình,con nhớ chưa?''. Đó không chỉ là lời nhắn bình thường mà nó còn là nguồn động viên lớn lao đối với tôi, là niềm tin cho tôi chiến thắng. Ngày thi ấy, tôi đa làm rất tốt. Thật bất ngờ, không lâu sau đó chiếc bằng khen được trao đến tay tôi với niềm vui bao trùm lên tất cả. Tiếng gió khua lao xao ngoại thềm vắng, giao động ká cành. Niềm vui như được nhân đôi khi lúc dó là lúc mẹ tôi xuất viện, trở về bên tôi. Tôi ôm trầm lấy cô và mẹ, khóc thút thít như đứa con nít (vì lúc đó tôi thấy mình đã lớn). Qua đôi mắt của họ, tôi nhận thấy được niềm vui, sự hãnh diện tự hào. Mẹ hãnh diện vì đứa con ngoan, còn cô tự hào vì những thành quả mà tôi đạt được không phụ long mong mỏi của mình. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi được sống, ban cho tôi hai người mẹ đáng kính như vậy.

''Thời gian trôi qua nhanh lắm,nếu ta không biết nắm bát và tận dụng mà cứ để nó lướt qua thỳ thật lãng phí.Muốn làm bất cứ việc gì phải kiên trì nhẫn nại cố gáng hết mình thì mới có thể đạt được kết quả cao.''. Đó là những điều tôi học được từ cô. Cho đến bay giờ, tôi đã là một cô bé 15 tuổi, biết suy nghĩ hơn về cuộc sống. Chính vì vậy tôi mới càng hiểu sâu sắc hơn những điều cô gửi gắm. Lời dạy của cô, kỉ niệm về cô, nó luông chiếm một vị trí quan trong trong trái tim tôi, khó mà quên được. Thầy cô-âm thầm, lặng lẽ như vậy đó, vậy nên, mọi người hãy quý trọng mọi thứ, dù chỉ là những điều đơn giản nhất, hãy nâng niu từng khoảnh khắc trong đời.

14 tháng 10 2018

ko chép mạng để bn chép bài của mk ah

bn tự túc đi nhé

25 tháng 1 2018

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

26 tháng 1 2018

trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6-  Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.

Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không?...

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

HAY THÌ K NHA,KO THÌ ĐỂ LẦN SAU MK RÚT KINH NHIỆM


 

23 tháng 11 2021

tham khảo

Lập dàn ý:

A-mở bài:

-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân. 

-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em

B-thân bài:

-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.

-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.

- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em  không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.

-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.

- Em thương mẹ lắm.

C-Kết bài

- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.

-Phần mở bài cho đề bài trên:

         " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"

Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.

-Phần kết bài cho đề bài trên là:

Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.

13 tháng 11 2016

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11. Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tôi viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi. Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

13 tháng 11 2016

“Thưa thầy con đã thuộc bài học sáng nay trên bục giảng có bụi phấn rơi rơi trên tóc thầy”.Thầy đang đứng đó truyền đạt bao kiến thức cho đàn em bé nhỏ. Thầy vẫn đứng ở đó, đứng suốt mấy mươi năm làm tóc thầy lốm đốm bạc vì bụi phấn.Ai là người dạy chúng ta tập đọc, tập viết? Ai là người mang lại kiến thức cho chúng ta? Ai là người dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải? Ai là nguồn động lực giúp tôi trưởng thành? Ai đã vực tôi đứng dậy khi tôi vấp ngã? Ai đã làm tất cả vì học sinh thân yêu bất chấp những hôm trái gió trở trời vẫn lặng lẽ đến trường? Ai?
“Thầy giáo”, hai từ thiêng liêng ấy lúc nào cũng ngân vang lên trong suy nghĩ tôi. Đối với tôi thầy là một người cha có lòng vị tha và lòng yêu thương tha thiết. Lúc nhỏ, tôi thường hay hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, tại sao con lại phải gọi thầy là “thầy giáo” vậy mẹ?” Thật là một câu hỏi ngây thơ và ngờ nghệch. Nhưng đó là những tình cảm đầu tiên, những cảm nhận mơ màng về “thầy giáo” của đứa trẻ thơ khi chập chững vào lớp một. Hình ảnh người thầy cầm tay viết chữ quả là một kí ức sâu sắc đối với trẻ thơ. Lúc đó tôi chưa cảm nhận được sự yêu thương của thầy vì trẻ con thì luôn ngây thơ và không có những suy nghĩ sâu xa.
Tôi ngày một lớn khôn và học rất nhiều thầy giáo khác nhau. Nhưng tôi cảm giác các thầy có một nét chung riêng biệt mà chỉ ai là thầy giáo mới có. Đó chính là lòng yêu thương vô bờ bến của Thầy dành cho học trò. Lũ học trò chúng tôi cứ hay làm cho Thầy giận, Thầy buồn vì những trò phá lại nghịch ngợm, ngang bướng. Nhưng chỉ cần chúng tôi biết lỗi thì Thầy bỏ qua tất cả. Thầy dạy bao điều bổ ích. Thầy là người cha thứ hai của tôi. Thầy dạy tôi kiến thức, truyền đạt bao bài học hay.” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.”
Người Thầy với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. thầy như ngọn hải đăng soi sáng bước chúng em đi. Thầy lại là ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Thầy cho em niềm tin, niềm hi vọng. Thầy dạy em học tập, biết yêu quê hương đất nước. Thầy là nguồn động viên tinh thần của chúng em. Ngay cả vua cũng cần có thầy. Đời đời hình ảnh người thầy vẫn đẹp mãi trong nhân loại.“Kính Thầy mới được làm Thầy”. Bổn phận tối thiểu của học sinh là phải yêu quí và kính trọng Thầy. Người Thấy luôn xứng đáng để mọi người và toàn xã hội tôn vinh, phải nhắc đến. mỗi chúng ta sẽ luôn tự hào vì trong cuộc đời có thầy.
Ngày hai mươi tháng mười một sắp đến, các bạn làm gì để tỏ lòng biết ơn đến thầy. Chắc hẳn người Thầy sẽ không cần những món quà quí giá, đắc tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Hãy nhớ rằng điều mà Thầy mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi. Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của Thầy.

10 tháng 5 2021

Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng:

Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".

=> Cuối cùng, Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc, vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

10 tháng 5 2021

bạn đang tả hay viết dàn ý vậy?

 

26 tháng 10 2018

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.

26 tháng 10 2018

Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.

Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.

Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.

Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.

Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

Xa cổng trường khép kín với thời gian

Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian

Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc

Rồi mai đây bé làm người lớn

Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng

Còn ai làm con thuyền giấy trắng

Mùa hạ về lấp lánh bên sông

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non ríu rít sân trừng

Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.

Bài làm 2

Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.

Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.

Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.

Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Lập dàn ý:

A-mở bài:

-Ngay từ khi còn bé, em đã là một con người rất hậu đậu. Em làm cái gì cũng chả nên thân. 

-Nhờ có một luôn luôn động viên em. Đó chính là mẹ em

B-thân bài:

-Mẹ em là một người rất tốt. Mẹ luôn giúp dỡ hàng xóm khi họ cần.

-Mẹ em hay động viên em bằng một câu nói :"khi vấp ngã, con hãy tự đứng lên, không cần ai phải giúp đỡ, con là con trai, phải mạnh dạn lên, để sau này còn giúp đỡ các em và mọi người. từ đấy, em luôn tự mình làm mọi việc.

- Nhưng em vẫn nhớ rõ, một lần, đội đá bóng của em ở trường được đi thi đấu với trường khác, mẹ em cũng đi cổ vũ cho em.Đội em đã rất quết tâm, sẽ chiến thắng.Nhưng em  không ngờ,đội em lại là đội thua cuộc. Em đã buồn đến phát khóc lên.Mẹ em dỗ em nín khóc, rồi cùng các bạn trở về trường.

-Mỗi lần em làm gì không được thì mẹ em lại đọng viên em với giọng nói ngọt ngào.

- Em thương mẹ lắm.

C-Kết bài

- Em hứa, em sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa,và em sẽ cố gắng được học sinh giỏi cho mẹ vui lòng.

-Phần mở bài cho đề bài trên:

         " Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"

Mỗi khi em đọc văn hay nhớ lại câu nói này thì em lại nhớ đến người mẹ kính yêu của em.

-Phần kết bài cho đề bài trên là:

Mẹ em là người tuyệt vời, là người đẹp nhất trong lòng em. em hứa,em sẽ không để mẹ buồn và em sẽ học thật giỏi để cho mẹ vui.