K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời :

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

13 tháng 2 2020

 Biện pháp tu từ trên : So sánh 

Giá trị : làm cho đoạn thơ hay hơn tăng sức gợi hình , gợi cảm

( Mk nghĩ thế :v ) 

13 tháng 2 2020

Động từ mạnh : "hang" "phang" "ruom"
So sánh " chiếc thuyền nhẹ hăng như cho tuấn mã" "cánh buồm dương to như mạnh hon lan "
Nói qua " phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" " rướm thân trắng bao la thâu góp gió"

Chắc thế này :v

8 tháng 2 2019

a. So sánh

b. Ẩn dụ

c. Nhân hóa

5 tháng 10 2021

a)
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.

^HT^

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 10 2018

a. Phép so sánh làm nổi bật sức vóc, ngoại hình của nhân vật Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Việc so sánh với "pho tượng đồng đúc" khiến hình ảnh nhân vật hiện lên rắn rỏi với những cơ bắp cuồn cuộn. Còn việc so sánh "cặp mắt nảy lửa" như "hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ" cho thấy sự tập trung cao độ của người lái đò trong cuộc vượt thác. Họ không chỉ cường tráng rắn rỏi mà còn có ý chí, sự tỉnh táo, nhờ vậy mà đã chế ngự, chinh phục được tự nhiên.

b. Phép so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã" đã làm nổi bật hình ảnh con thuyền với tư thế lướt băng băng trên mặt biển. Con tuấn mã là con ngựa đẹp. Việc so sánh ấy vừa làm nổi bật vẻ đẹp vừa làm hiện lên sức sống căng tràn, sự khỏe khoắn của con thuyền khi ra khơi. Đặc biệt hơn, "cánh buồm" còn được so sánh với "mảnh hồn làng" cho thấy, con thuyền ra khơi đánh cá không chỉ hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu mà còn mang theo đó cả niềm ước mơ, tâm hồn của làng chài. Việc so sánh cái cụ thể hữu hình với cái vô hình trừu tượng đã làm cho con thuyền không chỉ là vật vô tri mà như có linh hồn, có bản thể riêng.

Bài 1: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ và so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau:a)Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.   Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang   Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng   Rướn thân trắng bao la thân góp gió....                                                             (Tế Hanh, Quê hương)b) Thân dừa bạc phếch thang năm  Qủa dừa-đàn lợn...
Đọc tiếp

Bài 1: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ và so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau:

a)Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

   Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang

   Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

   Rướn thân trắng bao la thân góp gió....
                                                             (Tế Hanh, Quê hương)

b) Thân dừa bạc phếch thang năm

  Qủa dừa-đàn lợn con nằm trên cao

     Đêm hè hoa nở cùng sao

   Tàu dừa- chiếc lược trải vào mây xanh.

                                                             (Trần Đăng Khoa, Cây dừa)

 

Bài 2: Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên thuộc kiểu nhân hóa nào? Chỉ rõ tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ đó.

                Mưa đổ bụi êm trên biển vắng

                Đò biếng lười nằm mặc mặc nước sông nổi

                Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

                Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

    

1
16 tháng 12 2017

dùng biện pháp so sánh để so sánh chiếc thuyền nhẹ hăng như con ngựa.Đối so sánh cánh buồm giương to như mảnh hồn làng bạn chỉ cần phan h tac dung cua bien phap biện pháp tu từ và  so  sánh 

13 tháng 11 2018

Danh từ : làng ; tôi ; nghề ; nước ; cảnh ;biển ; nửa ; ngày ; sông

Cụm danh từ : làng tôi ; nghề chài lưới ; cảnh biển ; nửa ngày sông

                                                                  ~ Hok tốt ~

Cái này mk chỉ làm theo hiểu biết thôi nha 

13 tháng 11 2018

Tìm danh từ và cụm danh từ trong câu sau đây :

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới nước  bao vây cách biển nửa ngày sông 

( Quê hương - Tế Hanh )

                                        Bài làm

Danh từ : Làng

Cụm danh từ : nghề chài lưới nước

17 tháng 2 2021

      Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.

.=> Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ so sánh ( như )

=> Trẻ em được tác giả so sánh với búp trên cành , so sánh ngang bằng

=> Tác dụng : Vẻ đẹp của trẻ em được tác giả tôn lên một cách vô cùng sinh động , ở độ tuổi còn học ăn , học nói , trẻ em chỉ cần biết ăn , biết ngủ , biết học hành là đã vô cùng ngoan ngoãn

* Còn nữa ....

17 tháng 2 2021

3) Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

=> sử dụng biện pháp ẩn dụ ‘’thuyền-bến’’ thay cho đại từ ngôi thứ 2,gợi sự nhớ nhung,quyến luyến,thuyền-bến không thể tách rời điệp từ ‘’khăng khăng’’ khẳng định sự chờ đợi mãnh liệt,cho người ta thấy nỗi niềm thương nhớ giữa thuyền và biển

=>2 câu thơ mang âm hưởng bài hát,diễn tả tình cảm sắc thái của con người trong cảnh chia xa,khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi,đồng cảm.

28 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.

- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. 1điểm1điểm

- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. 0.5điểm0.5điểm

- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài.

28 tháng 11 2021

Tham khảo!

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau,Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng,Rướn thân trắng bao la thâu góp gió,Ngữ văn Lớp 8,bài tập Ngữ văn Lớp 8,giải bài tập Ngữ văn Lớp 8,Ngữ văn,Lớp 8

14 tháng 3 2018

"Quê hương" của Tế Hanh

Những biện pháp nghệ thuật được xuất hiện:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"

=>Nhân hóa

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"

=> Nhân hóa và so sánh

"Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

=> Nhân hóa

15 tháng 3 2018

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

=> từ "hăng" -> Nhân hóa

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang( ko có)

Các buồm giường to như mảnh hồn làng

=> "gương"( nhân hóa); "như" ( so sánh).

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

=> "rướn" ( nhân hóa)

Đúng thì tick nhé. Tks em