K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2023

Một số ý chính: 

- Đeo khẩu trang trong trường học hiện nay là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của học sinh và giáo viên trước đại dịch COVID-19. Với em, việc đeo khẩu trang là một trách nhiệm của mỗi người để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

- Mở rộng:

+ Việc đeo khẩu trang cũng có thể gây ra một số khó khăn trong quá trình học tập.

+ Trong một số trường hợp, việc đeo khẩu trang có thể làm cho học sinh khó thở hoặc cảm thấy khó chịu. Đồng thời, việc đeo khẩu trang cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác giữa các học sinh và giáo viên.

- Biện pháp:

+ Trường có thể cung cấp khẩu trang chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời, trường cũng có thể tăng cường các hoạt động ngoại khóa và tạo ra môi trường học tập thân thiện để giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi đeo khẩu trang.

- Kết luận:

+ Việc đeo khẩu trang trong trường học hiện nay là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mọi người. 

+ Đeo khẩu trang khi cần thiết còn khi không cần, chúng ta không nên mang khẩu trang quá nhiều. Bởi điều đó dễ sinh ra tính tự ti mà đồng thời cũng ảnh hưởng tới tai của ta.

11 tháng 1 2021

cậu tham khảo đoạn văn này nha

Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫn được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người.  Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đơn giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đắp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau bỏ qua và tha thứ cho những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ. 

Câu ghép: Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. 

  Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))

16 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

 

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

 

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

 

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

 

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

 

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

 

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

 

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

 

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

 

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

16 tháng 2 2021

https://www.google.com/search?q=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&oq=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&aqs=chrome..69i57j69i60&sourceid=chrome&ie=UTF-8

18 tháng 3 2022

TK:

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

18 tháng 3 2022

Bạn mà không ghi rõ Tham khảo ra , thì bạn chuẩn bị khóa câu trả lời

19 tháng 12 2020

 Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Đừng hủy diệt tinh thần của một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ để động viên và khích lệ họ. Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tuỳ thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta. Vì vậy tất cả mọi người chúng ta hãy cẩn thận với lời nói của mình. Hãy nói những lời mang đến niềm tin và sức sống cho những ai đi ngang qua cuộc đời bạn. 

Đây là một phần bài viết về sự lạc quan mình từng làm, bạn tham khảo cho ý bài viết của mình nhé: 

Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Nhà văn Ernest Hemingway buồn phiền vì bị mất va li bản thảo mà ông trân trọng nhất nhưng sau cuộc trò chuyện với người bạn Ezra Pound đã giúp ông có thêm lạc quan để viết lại tác phẩm của mình với tinh hoa sáng tạo mới và nền tảng được xây từ bản thảo trước đó. Và sau này chúng ta có đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động trong thế giới bị động” tạo động lực để xây dựng xã hội phát triển,. Song không phải sự lạc quan nào cũng mang đến kết quả tốt. Helen Keller từng khẳng định “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” nhưng cũng từng cảnh báo “Có một sự lạc quan nguy hiểm của sự ngu dốt và thờ ơ”. Đó là khi chúng ta để ý đến điều tốt mà bỏ qua những nguy cơ tai họa đang đến gần gây nên những nhận thức sai lầm về hoàn cảnh dẫn đến trả giá bằng thất bại lớn. Lạc quan cũng phải đi cùng nhận thức của lý trí. “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường. 

 

23 tháng 12 2020

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...