K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em là:

  • Ngày rằm tháng giêng con cháu từ bốn phương đều về nhà thờ tổ tế lễ, báo công với tổ tiên, tặng quà cho những con cháu học hành chăm ngoan, đỗ đạt.
  • Anh em trong một nhà luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lần nhau.....
  • Luôn giản dị, cần kiệm trong mọi lối sống sinh hoạt hàng ngày, không xa hoa lãng phí.

Để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, em sẽ cố gắng tiếp thu và học tập, rèn luyện thật tốt những truyễn thống quý báu đó để trở thành một đứa con ngoan của gia đình, một đứa cháu ngoan của dòng họ.

1 tháng 12 2019

 Truyền thống tốt đẹp của gđ giòng họ:

-Yêu nước

-Yêu thương con người

-Đoàn kết nhân nghĩa

-Hiếu động hiếu thảo

coppy tren mang thi co k ko

12 tháng 11 2019

trên mẠNG CS NHa chứ mk lười ghi lém-_-

Kể 1 câu chuyện ngắn về sự khoan dung của Bác Hồ 

Tấm lòng khoan dung của Hồ Chí Minh không những đối với đồng bào trong nước, với người Việt Nam mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với những người ngã xuống vì chiến tranh, Người thương xót cho sự hy sinh của chiến sĩ mình bao nhiêu thì cũng ngậm ngùi bấy nhiêu trước mất mát của những người đi xâm lược đã tử trận, bởi Người luôn quan niệm một điều rằng máu của người Việt Nam hay máu người Pháp cũng đỏ như nhau.

Trong một bài viết, Người đã xót xa, ngậm ngùi: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi,  trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người”.Bởi vậy, Người luôn tỏ lòng thân ái, bao dung, độ lượng và chủ trương khoan hồng đối với tù binh chiến tranh. Nhân dịp Giáng sinh năm 1950, Người gửi thư cho tù binh Pháp với lời nhắn nhủ: “Nhân dân Việt Nam xem các bạn như những người bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn được tốt hơn”. Sau này, đối với tù binh Mỹ, người Việt Nam cũng đã đối xử với họ rất nhân đạo mà bộ phim Những tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò Hilton của một đạo diễn người Pháp đã lột tả đầy đủ. Ngay cả đối với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ thất bại và phải ngồi vào bàn đàm phán, Người đã có căn dặn: “Mỹ là nước lớn đứng đầu thế giới tư bản, buộc phải ngồi đàm phán, thương lượng đã là thất bại rồi, vì thế Bác yêu cầu là không được làm Mỹ mất mặt. Phải tế nhị, khéo léo, lúc cương, lúc nhu thì mới gọi là đàm phán hòa bình, mới đạt kết quả”…Trong bài phát biểu tại hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tiến sĩ Ahmed, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, đã phát biểu: “Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống, Hồ Chí Minh là một người trong số đó, Người sẽ được ghi nhớ không chỉ đã giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này”. Lòng khoan dung Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam.
16 tháng 12 2018

mình ko biết

1 tháng 12 2019

Một số truyền thống tốt đẹp: Trước khi ăn cơm phải mời người lớn, đợi những người lớn tuổi ăn xong mới đứng dậy, chủ động dọn dẹp mâm bát sau khi ăn, khi ăn không lật cá, cắn đũa, dành ăn, chào người lớn khi gặp,...

Em đã và đang cố gắng thực hiện đúng theo những truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.

Mọi người hãy giảiđề cương giúp mình với vì chiều nay mình có kiểm tra học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 7.....Câu 1/ Là học sinh em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng?                                       Nêu 4 việc làm.Câu 2/Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?                                              Cho 1 ví dụ.Câu 3/ Theo em lòng tự...
Đọc tiếp

Mọi người hãy giảiđề cương giúp mình với vì chiều nay mình có kiểm tra học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 7.....

Câu 1/ Là học sinh em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng?

                                       Nêu 4 việc làm.

Câu 2/Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

                                              Cho 1 ví dụ.

Câu 3/ Theo em lòng tự trọng biểu hiện như thế nào?

Hãy giải thích câu tục "đói cho sạch, rách cho thơm".

Câu 4/ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là làm gì? Cho 1 ví dụ.

TÌNH HUỐNG 1:: Vào giờ kiểm tra 15 phút giáo viên đưa ra 3 loại đề khác nhau rồi nói nói:

Đề thứ nhất: Gồm những câu hỏi vừa dễ và khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm.

Đề thứ hai: Có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ.

Để thứ ba: Có điểm số tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ.

Em được quyền chọn đề cho mình, em sẽ chọn loại đề nào trong 3 đề kiểm tra? Vì sao chọn đề đó cho mình?

TÌNH HUỐNG 2: Giờ kiểm tra môn toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hằng làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Tuấn khác với đáp số của mình. Hằng vội vàng chữa lại bài. Sau đó, Hằng lại quay sang phải, thấy Hùng làm khác mình. Hằng cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó cô giáo nhắc cả lớp nộp bài.

Em hãy nhận xét hành vi của Hằng trong tình huống trên?

Em khuyên bạn đều gì? (Tình huống 2 hơi khó mong các bạn giải giúp mình)

                             Mong các bạn giải giúp để mình có thể thì tốt. Mong các bạn giúp mình.

 

 

 

0

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.