K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

Phép vua thua lệ làng

TP - “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên.

Vì thói “luật pháp làng” án ngữ bắt rễ thâm căn cố đế từ trong lịch sử, nên từ cổ chí kim, cho đến hiện đại nhãn tiền, các điều luật từ trung ương đến địa phương đều bị hóa giải ngay cổng tre của mỗi xóm làng.

Làng chính là một giá trị độc tôn “cao nhất”, đã xé lẻ sức mạnh quốc gia của người Việt. Lâu nay người ta cứ cho rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, hoặc là làm thân con gái chẳng ao ước lấy được đàn ông tài giỏi kinh bang tế thế nào hơn lấy được chồng làng.

Lấy chồng khó giữa làng/ Hơn lấy chồng sang thiên hạ

Phép nước là biểu hiện cho tinh thần công lý. Với kiểu đặt cả phép nước xuống dưới lệ làng, chứng tỏ trình độ sống của người Việt còn hết sức manh mún, nhỏ bé, chủ yếu còn loay hoay “vinh thân phì gia”, sau đó lan từ nhà ra ngõ, và đến hàng rào của làng thì “đào hào đắp lũng” cố thủ.

Người Việt chúng ta đã thú nhận “sức mạnh” của mình qua câu nói tận thâm sâu trong tâm hồn và truyền thống, cũng như phong tục: Phép vua thua lệ làng. Đơn vị làng cũng là đơn vị sống tình cảm, ở đó phản ánh trình độ sống nhiều khi nặng về cảm tính của người Việt.

Một cái làng không bao giờ có thể có một vóc dáng của một “quốc gia lập hiến”. Nhiều làng hợp lại, cũng không thành quốc gia lập hiến. Theo các triết gia thì:

Lý trí của con người hiển nhiên đã mang tính công lý. Vì ở chợ, khi người khuân vác khiêng một cân thịt, một cân rau, một cân củi, thì anh ta đều tính tiền công trọng tải như nhau – đó là công lý. Hay người khách hỏi người bán nước là “nước sôi chưa” thì có nghĩa nước đã đun ở 100oC chưa, ai cũng hiểu vậy – và đó là công lý.

Và cả kẻ bán lẫn người mua đều cũng phải tính 2+2=4, hay 3 lần 7 là 21 – cũng là công lý. Như vậy khi một cộng đồng có lý trí, thì hiển nhiên cộng đồng đó sẽ tiến đến công lý. Công lý sẽ làm mạnh cả hiến pháp và pháp luật, cũng như mọi quy tắc và lề luật ứng xử cộng đồng.

Trái lại, khi một cộng đồng lý trí yếu, thì hiển nhiên sẽ lui về co cụm trong tình cảm, lấy việc thân với người này, sống chết với người kia, làm thành phe cánh, mong chống chọi hay lấn lướt với đời.

Vậy đến lúc chúng ta nên bàn đến một nhược điểm khá phổ biến của người Việt:

- Vì thiếu lý trí, nên thiếu sự quy tụ đến đời sống công lý trong cộng đồng. Vì thế mới nảy sinh “phép vua thua lệ làng”.

- Vì thiếu công lý làm sức mạnh lẽ phải trong quan hệ cộng đồng, nên người ta phải tìm cách cấu kết thành cánh hẩu, rồi các hội này, hội kia?!

Có phải để cái duy cảm che khuất lẽ sống chung là công lý, mà giờ đây ngay cả việc chấp hành luật lệ giao thông đang trở thành vấn đề không nhỏ ở nước ta?

#hong_nhung_2k5#

#k_mk_nha

4 tháng 4 2022

Tham khảo
 

V.I.Lênin đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. Câu nói của ông đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Nhưng chỉ học thôi là chưa đủ, trong tác phẩm Bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tác giả đã đưa ra một nguyên lí của việc học. Đó là học phải đi đôi với hành. Câu nói mang tính khái quát và có ý nghĩa sâu sắc đối với các bạn trẻ ngày nay.

Vậy học là gì? Việc học là một quá trình tích lũy kiến thức của con người, con người có thể học cả đời, từ lúc chúng ta còn nhỏ cho đến khi ta già đi. Việc học là một việc cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được bố mẹ dạy cho cách cầm dao, cầm đũa, cầm thìa. Khi lớn hơn, ta được học các kiến thức trong sách vở của nhà trường. Rồi ta học cách cư xử, cách đối đãi với những người xung quanh. Thông qua đó, ta hiểu rằng, việc học ở đây là học tất cả những điều mà chúng ta chưa biết, chứ không chỉ đơn thuần là học kiến thức. Ta có thể học được những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước qua lời kể của họ, ta có thể xem trên tivi những điều lí thú mà ở trường lớp không hề dạy chúng ta. Tóm lại, việc học là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, giúp cho họ mở mang được tư duy, hiểu biết được nhiều hơn về thế giới và không bị tụt hậu so với xã hội.

 

Còn hành là gì? Hành là thực hành, là hành động. Việc học sẽ chẳng thể phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của nó nếu như ta không được thực hành những lí thuyết mà ta học. Việc thực hành giúp cho ta biết rõ hơn và hiểu sâu hơn về vấn đề mà ta quan tâm. Và việc thực hành này phải được thực hiện thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.

Học phải đi đôi với hành, bởi lẽ nếu ta chỉ biết mỗi kiến thức thì ta cũng chỉ như một bể chứa thông tin mà không biết làm gì với nó, không biết vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức của ta khi ấy sẽ không phát huy được hết tác dụng của nó. Không những vậy, ta còn có thể bị quên mất những gì ta đã học bởi lâu rồi ta không đụng đến nó. Còn nếu ta chỉ biết thực hành mà không hề có kiến thức thì những thứ ta làm cũng không được chắc chắn, vì ta chưa nắm được bản chất của vấn đề ấy. Một người bác sĩ khi được học những kiến thức về y khoa mà không trực tiếp cứu chữa bệnh nhân thì không thể nào trở thành một người y sĩ giỏi. Nếu cô giáo chỉ biết rằng mình dạy kiến thức đến cho học sinh mà không chữa bài tập cho họ thì người thầy giáo, cô giáo ấy cũng không thể làm tốt được công việc của mình. Do đó, việc học phải đi đôi với thực hành, hành động.

Trên thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc "học đi đôi với hành". Trong lịch sử, khi Trần Quốc Tuấn đọc bài Hịch tướng sĩ khích lệ lòng quân học theo Binh thư yếu lược của ông, đây chính là ví dụ của việc binh sĩ đã tu tâm đọc sách và dẫn đến hành động là đứng lên đánh bại kẻ thù xâm lược. Không chỉ ở trong lịch sử mà ở hiện tại cũng có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho điều này. Đó là giáo sư Ngô Bảo Châu, ông đã đoạt giải Nô ben về toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Nhờ vào những kiến thức mà ông được học, ông đã xuất sắc đạt được giải Nô ben và mang đến cho Việt Nam niềm vinh dự. Sau này, ông còn cống hiến nhiều cho đất nước trong công việc giảng dạy của mình. Chính việc đưa những kiến thức mình tích lũy, nghiên cứu được đến với thế giới đã khiến cho ông mang được niềm vinh dự về cho đất nước và cống hiến nhiều hơn cho đất nước nhờ việc học của ông.

Tóm lại, nguyên lí "cứ theo việc học mà làm" hay nói cách khác là học phải đi đôi với hành là một nguyên lí rất đúng đắn, có ý nghĩa thời đại. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai thì mỗi người cần phải kết hợp việc học với những hành động cụ thể để đạt được thành công trong cuộc sống. Không cần phải là điều lớn lao như giáo sư Ngô Bảo Châu, chỉ cần một điều nhỏ bé nhưng giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta là được. Chỉ cần kiên trì, nhất định ta sẽ thành công.

26 tháng 10 2021

Câu nói "Thà ngồi tù......tôi không chịu được" đã khẳng định lòng dũng cảm ,sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị Dậu,chị không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công dù có bị tù tội và chị muốn cho chúng thấy rằng "con giun xéo lắm cũng quằn" 

26 tháng 10 2021

đây nek

8 tháng 3 2023

 Câu thơ đề từ “chim bay dọc biển đem tin cá” có ý nghĩa khiến người đọc hình dung một không gian cao rộng, trải dài, khoáng đạt của trời biển bao la.

Lời đề từ " Chim bay dọc biển đem tin cá ":

- Thể hiện không gian rộng lớn, kì vĩ của biển cả. 

- Hình ảnh bình yên của biển.

- Hé lộ king nghiệm sống của dân chài, những người sống bám biển: Đàn chim báo hiệu sóng yên, biển lặng, người dân yên tâm ra khơi đánh cá.

10 tháng 3 2022

Câu 1:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 3:

cháo bẹ , bẹ ở đây là ngô ý nói cháo ngô

dịch sử đảng có nghĩa là lịch sử của đảng và nhà nước.

15 tháng 5 2022

v:

 

14 tháng 6 2018

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

12 tháng 8 2021

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

15 tháng 3 2017

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

   + Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

   + Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
16 tháng 2 2022

tham khảo ghi đoàn hoàn nha e :)

16 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Những câu nghi vấn trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên:

- Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

- Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?'

Tác dụng : Thể hiện sự trăn trở, tiếc thương, xót xa của tác giả trước thân phận của ông Đồ, trước sự đổi thay của thời cuộc. Đồng thời cho thấy tấm lòng hoài niệm đáng quý trước văn hóa cổ truyền của dân tộc.