K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2019

Hơi nước bốc lên ,

gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti

đọng ở trong mây.

Tích tụ nhiều quá làm đám mây nặng

gió thổi qua do nặng quá nên tsoj thành mưa

tức là những giọt nước rơi xuống tạo thành mưa

24 tháng 8 2019

Khi nước bị bốc hơi thành hơi nước, hơi nước bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, rồi rơi xuống tạo thành mưa.

13 tháng 8 2019

cho câu: mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới...những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

từ đơn là:....mưa , hạt mưa , rơi...........................

              TỪ PHỨC

từ ghép là:........mùa xuân , bé nhỏ..........

từ láy là:phơi phới , mềm mại , xôn xao , nhảy nhót.....................

cho câu: mưa / mùa xuân / xôn xao / , phơi phới /...những / hạt mưa / bé nhỏ / , mềm mại / , rơi / mà / như / nhảy nhót /

Từ đơn : Mưa , những , rơi , mà , như .

Từ ghép : Mùa xuân , hạt mưa , bé nhỏ .

Từ láy : Xôn xao , phơi phới , mềm mại , nhảy nhót .

từ đơn là:...............................

17 tháng 10 2017

Mèo con xinh xắn

Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em, bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm! Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi.

“Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, mỗi khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày. Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca bự rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. 

Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. 

Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại dấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. 

Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. 

Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi ngụy trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng “chít” một cách tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. 

Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm. Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai. 

Dù đói đến đâu thì Mi cũng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng - chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả. Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng, nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất yêu quý Mi. Mi không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.

Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy

Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy

Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú.

Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú.

- Nguồn: Top 10 bài văn tả con vật hay nhất - Toplist.vn

17 tháng 10 2017

(Tả con chó)

Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm. 

Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bối mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm rầng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình. 

18 tháng 5 2021

 Tui mà có bt lăng nhăng thì tui cho hắn vào bãi rác mà ngủ với chó hoang khỏi dính líu j nữa

vứt như rác cho bõ tức 😂😂😎

18 tháng 5 2021
Mk đg nói vs bn ấy mak nà ní mk nói bn âu

Tả cây bưởi

Ai đã từng được đến vùng đất Diễn vào dịp cuối năm chắc hẳn sẽ được ngắm nhìn những vườn bưởi Diễn với những với những chùm bưởi sai trĩu. Nhà nội em không có nhiều đất nhưng đây là nét đặc trưng của quê hương, ông vẫn giữ lại một cây ở góc sân vừa để lấy bưởi ăn, vừa để làm cảnh.

Cây bưởi nhà nội đã trồng từ lâu rồi nhưng cũng chỉ cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây đã có những vết mốc. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Để tận hưởng hương thơm ngát, quyến rũ của hoa bưởi thì bạn phải đến vườn bười vào mùa xuân. Từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Nhiều người còn sử dụng hoa bưởi để pha chế vào các món ăn như nấu chè, ướp bột sắn.

Mùa xuân sắp hết cũng là lúc quả bưởi con được hình thành. Quả bưởi lớn rất nhanh. Lúc mới hình thành chúng bé bằng hòn bi, chỉ vài hôm sau chúng đã to bằng quả chanh, rồi bằng cái bát lúc nào không hay.

Vào cuối thu là lúc bười có thể ăn được, quả bưởi lúc này có màu vàng ươm, nặng trĩu cành, có mùi thơm ngọt. Bưởi Diễn có một đặc điểm là múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ, tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi có thể làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.

Phải đến dịp tết giống bưởi Diễn mới có thể ăn được. Khi bưởi đã già người ta thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Bưởi Diễn càng để héo ăn càng ngọt.

Em rất thích cây Bưởi Diễn bởi nó không chỉ là đặc sản quê hương em mà nó còn làm đẹp cho quang cảnh ngôi nhà nội thêm đẹp, thêm tràn trề sức sống. Em hi vọng giống Bười Diễn sẽ thích hợp trồng ở nhiều nơi để ngày càng nhiều người được thưởng thức món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn ấy

A.

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

B ,

BÀI VĂN TẢ TRÁI CÂY EM THÍCH SỐ 1 (QUẢ CAM)
Hoa quả là một thứ rất tốt cho sức khỏe bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, chính vì vậy mà chúng được nhiều người yêu thích. Bản thân em trong các loại hoa quả thích nhất là cam.

Cây cam sinh trưởng ở nơi có khí hậu nóng ẩm, cây cao trung bình từ hai đến năm mét với những cành nhỏ hơn vươn ra xa như những cánh tay của người khổng lồ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì. Trên những cành khẳng khiu là những tán lá xanh ngát tỏa rộng, nhìn từ xa cây cam không khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ vậy. Tô điểm cho chiếc ô đó là những trái cam màu cam óng trông rất bắt mắt.

Cam khi còn non sẽ có màu xanh thẫm không khác gì màu xanh của lá cây, phải chú ý lắm mới có thể nhận ra những quả cam ấy giữa màu xanh ngút ngàn của tán lá. Cam khi còn xanh bổ ra sẽ có vị chua và chát, không thích hợp để ăn. Vậy mà chỉ một thời gian sau thôi những trái cam kia sẽ chuyển sang màu mật ong rực rỡ mọng nước trông rất ngon. Lúc này đây, một mùi hương nhẹ nhàng, thanh khiết sẽ tỏa ra hấp dẫn khứu giác của những người xung quanh.

Trong vườn nhà em có trồng một cây cam rất lớn, nghe ông em nói thì cây cam đó là do bố em trồng từ khi còn bé tí. Mỗi lần đến mùa quả chín, em lại háo hức nhìn về phía cây cam, chờ đợi những chấm tròn xuất hiện trên tán lá thẫm xanh. Cam khi chín, vỏ có màu cam giống như tên gọi, bổ ra bên trong là một lớp cùi dày màu trắng ngà. Lớp cùi này cùng với vỏ cam có tác dụng làm trắng răng rất hiệu quả , đặc biệt là đối với người dùng nhiều kháng sinh. Bên trong lớp cùi kia là là một màu vàng lấp lánh, mọng nước kích thích vị giác của người nhìn. Cam lúc chín sẽ có vị thanh chứ không ngọt sắc như xoài, mít,…hay chua chua ngọt ngọt như ổi, chôm chôm…

Cam có chứa rất nhiều vitamin C cùng chất xơ tốt cho da và đôi mắt. Cam còn có giá trị xuất khẩu rất cao, ở một số địa phương người ta cũng dựa vào việc trồng cam làm thu nhập chính. Cam thật ra cũng rất dễ trồng cũng như chăm sóc, cam ưa ánh sáng mặt trời và nước. Chỉ cần trồng cam ở nơi đất thịt hoặc đất phù sa và chăm chỉ tưới nước, bắt sâu thì cây sẽ lên xanh tốt, cho ra nhiều trái. Cam được rất nhiều người, bao gồm cả bạn bè trong và ngoài nước yêu thích bởi hương vị ngọt thơm thanh khiết của nó.

Em rất thích ăn cam, nó rất tốt cho sức khỏe lại ngon miệng. Em sẽ luôn chăm sóc cây cam trong vườn thật tốt để nó có thể đơm hoa kết quả.

9 tháng 5 2018

Mỗi khi hè về em lại được về thăm quê nội. Quê nội có rất nhiều điều thú vị khiến em phải say mê, nhưng điều làm em ấn tượng và thích thú nhất là được chơi cùng chú trâu đáng yêu.

#.#

~~hok tốt ~~

9 tháng 5 2018

Vừa mới đi học về em đã nghe thấy tiếng "meo meo" đó chính là tiếng kêu của chú mèo bông đang chạy ra đón em đấy.

25 tháng 12 2017

I – Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của văn hoá-lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sống Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng văn hoá có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng quân sự… Việc xét Thanh-Nghệ-Tĩnh vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là dựa trên những căn cứ về văn hoá và lịch sử.
Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm .
Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình.

II. Đặc trưng văn hoá vùng Châu thổ Bắc bộ
Như đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau : Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt. Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này

1. Đặc trưng môi trường xã hội
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển” – chữ dùng của PGS, PTS Ngô Đức Thịnh- Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền.
Dù sao, phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sông Hồng vẫn là trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực). Tuy nhiên, cùng cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa.
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng .v.v…
Mặt khác những người nông dân này lại sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông, nói như PGS. Nguyễn Từ Chi một biển tiểu nông tư hữu. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa” – chữ dùng của PGS. Nguyễn Từ Chi, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trư­ờng đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.

2. Đặc trưng văn hoá vật chất

– Văn hoá cư trú (nhà ở). Hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê. Biết bao cây số đê cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người Việt. Trong văn hóa đời thường, sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này. Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. PGS, PTS. Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê được 10 loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan.

– Văn hoá ẩm thực (ăn – uống). Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.

– Văn hoá trang phục. Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sống. Đàn bà cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều.

– Di sản vật thể khác. Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng v.v…

3. Đặc trưng văn hoá tinh thần
Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.

Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng,mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn v..v.. sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v… Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ. Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v…, có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ Hội – một ra thành lễ hội mùa xuân, một ra thành lễ hội mùa thu. Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp. Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khó nhận ra gương mặt ban đầu của lễ – hội nông nghiệp. Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm vật, dương vật v.v… Chính vì vậy mà lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là môi trường cộng cảm văn hóa, “công mệnh” – chữ dùng của PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh – về mặt tâm linh. Cùng với văn hoá dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” . Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Năm 1078, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài v.v.. đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước, ngoài n­ước. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét : “Trong thời kì Đại Việt, số người đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác. Trong lịch sử 850 năm (l065-1915) khoa cử dưới các triều vua, cả nước có 56 trạng nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng miền Bắc”. Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. ở thời hiện đại, PGS, PTS. Ngô Đức Thịnh nhận xét : “Với đội ngũ trí thức mới, không những ở đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước.!”
Lễ hội đồng bằng Bắc bộ

Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục ấy Đội ngũ này, tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học. Xin đơn cử, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này. nói đến văn hóa bác học, không thể không kể đến văn học nghệ thuật. Những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v… đều trưởng thành và gắn bó với vùng văn hóa này.

Hơn nữa, nói tới vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, là nói tới một vùng văn hóa mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài hơn cả và với nội dung phong phú hơn cả. Thực ra, quá trình tiếp biến văn hóa là đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam, hay nói như trây là sự không chối từ, nhưng ở châu thổ Bắc Bộ, nhận xét của GS. Đinh Gia Khánh là nhận xét đúng.

Thời tiền sử và sơ sử, thời tự chủ, việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn Bắc Bộ, có những nét riêng do vị thế địa – văn hóa, địa chính trị của nó quyết định. Thời thuộc Pháp, đồng bằng Bắc Bộ cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây đậm nét hơn cả. Có thể đơn cử sự tiếp nhận Phật giáo của cư dân Việt Bắc Bộ. Là một tôn giáo sinh ra ở Ấn Độ, vào Bắc Bộ, Phật giáo đã chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã bản địa hóa thành Phật giáo dân gian. Sự phát triển của Phật giáo ở Bắc Bộ, vì thế sẽ khác với Phật giáo ở Nam Bộ.
Đồng thời với đặc điểm Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ, và từ vùng đất cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng khác. Vai trò “hướng đạo” của vùng văn hóa Bắc Bộ cũng rất rõ, khi đặt trong t­ơng quan với các vùng văn hóa khác.

Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đống thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng long – Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.

Các từ ghép là : chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, thẳng tắp, phẳng lặng. tốt đẹp, mưa gió.

Các từ láy là : sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, chí khí, hỏi han, đứng đắn, dặn dò, đu đủ, chôm chôm, phẳng phiu, dẻo dai, săn bắn, tươi tỉnh, đền đáp, nhanh nhạy.

15 tháng 5 2019

Mk biết nhưng giải thích dài dòng lắm.

Nhưng xin tk nhé cảm ơn ạ

15 tháng 5 2019

-Kiến tha lâu cũng đầy tổ : Câu nói về đức tính kiên chì , chăm chỉ , chịu khó của con người .Những con kiến ngỏ bé không thể 1 lúc mà khiến cho 1 cái tổ đầy đc , chúng phải tích góp , tha từng ngày một , cuối cùng cũng rồi cũng đầy tổ . Con người cũng vậy , sự kiên trì , chịu khó sẽ giúp ta đi đến thành công

-Vào sinh ra tử : Luôn cận kề với cái chết , xông pha mặt trận và  đối mặt với nguy hiểm nhiều lần , ngoài những câu này ra còn những người nguyện sống chết có nhau ,dù là chuyện j đi nữa . Câu còn chỉ lời thề của những người giang hồ 

-Đi một ngày đàng , học 1 sàng khôn : Đi học hỏi ở nhiều nơi sẽ cho ta thêm nhiều kiến thức

Mỏi tay vl :((

27 tháng 7 2019

cái này mk làm r nè bn cần nữa ko

28 tháng 7 2019

k  cần nx bn ạ