K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

điều tích cực:

mức lương hàng tháng vẫn đều, vẫn đủ ăn và vẫn trả tiền thuế đầy đủ

điều tiêu cực:

tiền nước bị chậm 2 tuần, đồ ăn sắp hết

18 tháng 10 2021

tham khảo 

Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm giữa những người trong gia đình với nhau, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, cha mẹ và con cái… Mỗi mỗi quan hệ thì đều chứa những tình cảm vô cùng bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thực sự mang ý nghĩa của nó. Tình cảm gia đình có rất nhiều cách thể hiện đôi khi những sự quan tâm rất lại làm nên những điều vô cùng to lớn. Sự quan tâm mà con người dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Trong những lần cha mẹ đi làm vất vả không cần phải điều hòa mới làm dịu đi cơn mệt mỏi và chỉ cần một cốc nước của con cũng khiến cho người cha mẹ cảm thấy mát lòng. Đây là một hành động vô cùng nhỏ xua tan đi những vất vả trong cuộc sống. Tình cảm gia đình có khiến cho con người luôn cảm thấy gần nhau hơn cho dù khoảng cách có bao xa đi nữa. Điều này có được vì chúng ta gửi gắm những tình cảm chân thành nhất, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng của mình luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín nhất. Chính khoảng cách xa xôi, những khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho con người chúng ta gần nhau hơn. Kể cả có cách nhau nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn vậy, vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm quý báu nhất. Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi con Nguyễn Nhật Nam được đăng tải trên mạng internet là minh chứng rõ ràng về tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Nó không những là tình yêu mà còn là niềm tự hào của người cha đối với con. Để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi người cần ý thức trau bồi, bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những sự quan tâm nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn nhân văn hơn.

23 tháng 11 2021

tham khảo nhé

 

Bình đẳng là tiêu chí cần thiết đảm bảo cho gia đình hạnh phúc. Gia đình từ hai tới nhiều thành viên; có từ 1 đến 3 thế hệ; có gia đình tới 4 thế hệ chung sống gọi là tứ đại đồng đường. Trong điều kiện đó các thành viên gia đình chung sống bình đẳng sẽ tạo cho tổ ấm hạnh phúc, sự hòa đồng thoải mái. Mọi người được bình đẳng sẽ là động lực để phát huy vai trò cá nhân tham gia vào tổ chức cuộc sống gia đình tốt nhất có thể.

Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, là quá trớn, lạm dụng không phân biệt người trên kẻ dưới, người già người trẻ, người yếu người khỏe, người sống tốt với người có sai lầm khuyết điểm. Bình đẳng được hiểu và vận dụng là sự cân bằng tương ứng giữa quyền lợi nghĩa vụ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình. 

Ý kiến của một người được nhiều người lắng nghe, quan tâm đáp ứng. Công việc chung của gia đình mọi người cùng tham gia. Cách giải quyết các tình huống đối với các thành viên gia đình mang tính dân chủ, công khai, công bằng hợp lý, không để xảy ra ghen tị, suy bì, kèn cựa. Người có lỗi biết nhận lỗi để sửa chữa. Người trong nhà có lòng vị tha, không chấp nhận thành kiến, phân biệt đối xử.

Ngay từ xa xưa, trong lúc khốn khó thì sự bình đẳng vợ chồng trong gia đình cũng để lại trong nhiều câu ca dao bất hủ. Nói về bình đẳng trong lao động sản xuất, chia sẻ gánh vác việc đồng áng có câu: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Trong bữa cơm gia đình dù còn có thể thiếu thốn, vẫn là sự chia sẻ bình đẳng chan chứa nghĩa tình: Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Ngay khi đánh giá về công sức xây dựng gia đình sự bình đẳng cũng thể hiện sinh động: Của chồng, công vợ. Thành ngữ mới cũng có câu rất hay về bình đẳng gia đình: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.

Trong gia đình truyền thống, phụ nữ chưa được hưởng sự bình đẳng vì phụ thuộc nhiều vào chồng con. Ngày nay, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, họ thực sự được bình đẳng khi vừa lao động gia đình vừa tham gia vào lao động xã hội và nuôi dạy con cái. Vị thế phụ nữ gia đình được đánh giá cao ngang hàng với nhau về giới đó là bước tiến lớn của bình đẳng giới, bình đẳng trong gia đình. Trong gia đình ngày nay hầu như không còn hiện tượng trọng nam khinh nữ như xưa. Sự tôn trọng giới tính, bình đẳng giới đang trở nên phổ biến. Người phụ nữ được bình đẳng, được phát huy mọi sở thích, khả năng để làm chủ gia đình và gánh vác công việc xã hội.

xin chào bạn tham khảo nhé đừng có chép

Có ai đó đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Và mỗi trải nghiệm sẽ đem đến cho con người thật nhiều điều ý nghĩa.

Nghỉ hè năm nay, tôi được về quê thăm ông bà ngoại. Lần đầu tiên, tôi có thời gian ở lại quê để thăm thú khắp mọi nơi. Ba tháng hè trôi qua với rất nhiều trải nghiệm thú vị. Tôi cũng có thêm nhiều bài học bổ ích hơn cho bản thân.

Buổi sáng hôm đó, tôi dậy từ rất sớm. Sau khi ăn sáng xong, tôi tạm biệt ông bà để theo gia đình bác Sáu ra đồng thu hoạch lúa. Tôi háo hức vô cùng vì đây là lần đầu tiên tôi được làm công việc này. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa vàng ươm trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng trên cánh đồng thật trong lành.

Ông mặt trời chẳng mất chốc đã lên đến đỉnh đầu. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi.

Bác Sáu cùng mọi người trong gia đình đã xuống đồng làm việc. Tôi đi theo chị Hạnh - con gái của bác Sáu. Năm nay, chị học lớp chín, đang nghỉ hè nên chị ra đồng phụ giúp bố mẹ. Chị đã dạy tôi cách cầm liềm, cách cắt lúa. Tôi làm theo sự hướng dẫn của chị nhưng không hề dễ dàng. Sau khoảng mười lăm phút loay hoay, tôi cũng cắt được bó lúa đầu tiên. Tôi cầm bó lúa mà sung sướng hò rèo. Bác Sáu còn khen tôi học hỏi nhanh nữa. Mọi người rất nhanh đã quay trở về với công việc của mình. Tôi nhìn đôi bàn tay của bác Sáu cắt lúa nhanh thoăn thoắt. Dưới cái nắng hè, tôi đã thấm mệt từ lâu. Còn mọi người xung quanh thì vẫn đang say mê làm việc. Tôi thêm khâm phục những người nông dân.

Sau một buổi sáng, chúng tôi đã cắt được một nửa ruộng lúa. Bàn tay của tôi mỏi nhừ từ lâu. Nhưng tôi vẫn vui vẻ khi lần đầu tiên được làm công việc này. Buổi trưa hôm đó, tôi đã ăn được tới ba bát cơm và ngủ một giấc ngon lành đến chiều muộn.

Trải nghiệm này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Tôi cũng thêm cảm phục và trân trọng những người nông dân, cùng những sản phẩm mà họ đã tạo ra.

chúc bạn học tốt 

Ai sinh con ra mà chẳng thương con, yêu thương con. Họ luôn mong muốn:

+ đứa con thơ từng ngày lơn khôn trong tình yêu của mẹ, cha

+ con khỏe mạnh,ngoan ngoãn

+ con biết yêu thương, sẻ chia, biết suy nghĩ cho người khác

+mottj ngày nào đó, con sẽ nói đc câu:"con yêu bố mẹ"... dù lời này họ k nói ra nhưng họ luôn muốn vậy

.................

học tốt

#mọt

#Trịnh hằng

1.Chi tiêu trong gia đình là: các chi phí để đáp ứng như cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ .

2.Những khoản chi tiêu của gia đình là :

- Chi tiêu các nhu cầu vật chất : như ăn,mặc, ở, đi lại
- Chi tiêu cho các nhu cầu văn hoá tinh thần : học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan 
- Chi tiêu cho các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn so với nông thôn.

3.Mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn khác nhau: Chi tiêu của các hộ gia đình trong thành phố lớn hơn so với ở nông thôn.
4. Để cân đối thu,chi trong gia đình cần:

+ Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chi tiêu

+ Chi tiêu khi cần thiết

+ Chi tiêu cần phải phù hợp với khả năng thu nhập.

Chúc bn học tốt !

26 tháng 11 2017

Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em trai. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.

Đó là một ngày nắng đẹp, từng đám mây trắng nhở nhơ giăng giăng khắp nền trời xanh ngắt. Cả nhà tôi cùng vi vu trên chiếc xe ô tô với rất nhiều hành lí cho chuyến đi chơi biển. Chị em tôi ai cũng háo hức chờ mong đến nơi. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có mặt ở Hạ Long. Ở đây, không khí thật trong lành và dễ chịu. Những làn gió biển nhè nhẹ mơn man mái tóc tôi. Vẻ đẹp hùng vĩ của vịnh Hạ Long khiến ai nấy cũng phải trầm trồ. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thiên nhiên sống động. Nơi đây mọc lên bao nhiêu là đảo, hang động: hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hòn Trống Mái … với hàng ngàn loài động vật, thực vật phong phú và quý hiếm có ở trên rừng dưới biển.

Tôi cùng gia đình đến thăm quan động Thiên Cung – một trong những hang động đẹp và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và trong cả nước. Theo một con đường vách đá cheo leo, cây rừng cho phủ xanh um, chúng tôi thật bất ngờ thấy động hiện ra trước mắt với một vẻ đẹp lộng lẫy đến ngỡ ngàng. Cô hướng dẫn viên kể rằng động Thiên Cung gắn với một truyền thuyết về vua Rồng xưa. Trên vách động là một bức tranh hoành tráng với những đừng nét chạm khắc tinh tế của thiên nhiên mang hình ảnh của những nhân vật cổ tích xưa. Ở ngăn động cuối cùng là nơi nàng Mây trong truyền thuyết đã tắm cho một trăm người con của mình. Cuối một con đường uốn khúc quanh co là nơi chia tay của nàng Mây cùng năm mươi người con đi khai phá vùng đất mới với Hoàng tử Rồng – chồng nàng cùng năm mươi người con ở lại xây dựng quê hương.

Địa điểm tiếp theo mà gia đình tôi đến thăm là đảo Tuần Châu. Đây là nơi cung cấp rau xanh cho thành phố. Chúng tôi mới tới một ngôi nhà bằng tre nứa, song mây đơn sơ đã được dựng cách đây rất lâu. Đó là nơi nghỉ chân của Bác Hồ sau mỗi lần đi thăm vịnh. Trên đảo Tuần Châu, buổi tối, người ta còn tổ chức sân khấu nhạc nước và xiếc cá heo. Bố mẹ cũng đưa hai chị em tôi đi xem. Em trai tôi rất thích thú và chạy nhảy tung tăng. Đó thực sự là một buổi tối rất tuyệt vời.

Khi về đến chỗ nghỉ, cả nhà tôi đều thấm mệt nhưng ai nấy vẫn háo hức, thích thú đi ngắm cảnh thành phố Hạ Long về đêm. Cả thành phố lung linh ánh điện trong làn gió mát rượi từ biển thổi vào.

Ngày hôm sau, tôi đi tắm biển ở Bãi Cháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long. Đến đây, tôi hò reo thích thú cùng làn gió biển lồng lộng. Bãi cát vàng óng trải dài dọc bờ biển. Sóng biển lăn tăn đập vào bờ, từng đợt sóng nối tiếp nhau đùa giỡn. Sau khi tắm biển, chúng tôi tận hưởng những trái dừa tươi ngay trên bờ và ngắm cảnh Bãi Cháy. Đó là một khu du lịch, hấp dẫn khách trong và ngoài nước với địa hình là một quả đồi thấp thoai thoải, được bao quanh bởi những hàng thông cổ thụ. Nơi đây, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, mang lại cho thành phố biển một dáng vẻ hiện đại. Khung cảnh nơi đây khiến chúng tôi không muốn rồi, nhưng rồi cũng phải đến lúc chia tay với Hạ Long.

Hạ Long thật là đẹp! Vẻ đẹp ấy chính là món quà độc đáo nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất nơi đây. Nếu có dịp, các bạn hãy đến thăm vịnh Hạ Long để chiêm ngưỡng và tận hưởng những kì thú của thiên nhiên, các bạn nhé!

26 tháng 11 2017

Quê tôi ở Thanh Hoá, nằm ven con sông Mã anh hùng. Vừa rồi, nhân dịp nghỉ hè, tôi được bố mẹ cho về quê chơi.

Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.

Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu!

Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.

26 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Thu tàn trời đã sang đông

Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy

Người trao khát vọng hôm nay

Chắp cho đôi cánh em bay vào đời

22 tháng 1 2020

trả lời:

1.https://hoc360.net/tap-lam-van-6-de-27-ta-canh-gia-dinh-em-trong-dip-don-nam-moi/

2.https://thuthuat.taimienphi.vn/hay-ta-lai-hinh-anh-cay-dao-hoac-cay-mai-vang-vao-dip-tet-den-xuan-ve-40083n.aspx

bạn vào link và tham khảo 

học tốt:-)

22 tháng 1 2020

1. 

Xuân đến nhẹ nhàng không báo trước, xuân âm thầm không thành tiếng để đến khi ta nhận ra mùa xuân đã tràn về trên cành lá, và cả trong lòng người. Bỗng thấy không khí náo nức của nhà nhà người người đón xuân sang. Những ngày như thế ở gia đình tôi luôn vui hơn bao giờ hết.

Những ngày tết đến xuân về, những hoạt động gia đình tôi thay đổi không theo quỹ đạo thường ngày, và cả căn nhà cũng thấy khác nữa. Xuân đến trên những cành đào đang chớm nở, đó cũng là lúc căn nhà tôi được khoác trên mình chiếc áo khác. Công việc quanh năm bận rộn khiến bố mẹ không có thời gian dọn dẹp và chăm chút cho ngôi nhà của mình. Ngay sau hôm có lịch nghỉ tết chính thức, cả gia đình đã bắt tay vào việc tham gia tô lại màu sắc cho căn nhà mình. Bố mẹ tôi phụ trách việc quét dọn những nơi ở trên cao và sơn lại màu mới cho căn nhà. Chúng tôi thì có nhiệm vụ là dọn dẹp phòng ở của mình và những nơi như nhà bếp. Vì lâu rồi chưa dọn dẹp nên công việc cũng khá nhiều. Cả nhà đều đeo khẩu trang và quần áo gia đình, tuy vất vả nhưng mọi người đều rất vui vì được làm cùng nhau. Sau khi dọn dẹp, ngôi nhà khoác lên mình một chiếc áo mới. Chiếc áo màu xanh của hi vọng và mọi thứ đều tinh tươm, sáng bóng. Khi ấy, tết đã bước vào đến cửa rồi.

Những ngày sau, chúng tôi chuẩn bị đồ đạc để rước tết vào nhà. Hai chị em tôi náo nức cùng mẹ đi mua quần áo tết. Những chiếc áo thật đẹp, bộ nào cũng muốn mua hết, chúng tôi phải khó khăn lắm mới chọn lựa được bộ mình thích nhất trong đó. Sau đó chúng tôi lại tíu tít cùng mẹ đi mua đồ ăn ngày tết: nào mứt, nào hoa quả và bao nhiêu là bánh kẹo. Khi về, chúng tôi đã thấy một cây đào đã được để giữa sân. Cây đào có thế rồng bay rất nhịp nhàng, trên cành còn có biết bao nhiêu là lộc và nụ hoa mới nhú. Đúng là bố của tôi, luôn biết cách chọn cây. Vậy là nhà tôi lại bắt đầu trang trí và làm mới tổ ấm của mình để đón năm mới. Những câu đối trước cửa, những phong bao lì xì và dây kim tuyến trên cây, và còn hoa ly, hoa lay ơn cho những chiếc bàn. Không gian trầm tĩnh, tẻ nhạt hằng ngày được thay bằng những màu sắc rực rỡ và không khi ấm áp của ngày tết.

Nhà tôi không có truyền thống gói bánh chưng nhưng không khí vui tươi của gói bánh đã được thay bằng những giây phút cùng nhau dọn dẹp, đi mua đồ và cả giờ khắc đón giao thừa quý giá nữa. Cả nhà quây quần bên nhau, không điện thoại, không máy tính, chỉ có những vòng tay ấm áp và những con mắt háo hức chờ những màn pháo hoa. Vào khoảnh khắc 0 giờ 0 phút, mọi người đều vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc cho một khởi đầu “vạn sự như ý”.

Những ngày tết còn vui hơn nữa khi bố mẹ tôi được gặp lại những người thân lâu nay, chúng tôi được mặc quần áo mới, được nhận lì xì và còn cả chúc tết ông bà nữa. Là tết đến gieo cho chúng ta niềm vui hay chính là niềm vui của mỗi người lan tỏa làm nên không khí tết?

Mặc dù tiếc nuối vì những ngày tết vui vẻ mà ngắn ngủi nhưng dù sao tôi cũng đã có những giây phút thật hạnh phúc như thế. Và khi điều gì thật khó có được thì chúng ta mới càng trân trọng nó hơn, phải không? 

2. 

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chợ hoa lại nô nức, náo nhiệt những người đi mua sắm cây hoa, cây quất. Khắp một vùng bạt ngàn những cành đào, cành mai được chở từ khắp nơi về để bán. Giữa một rừng hoa như vậy, mẹ tôi cũng chọn được một cành đào phai đẹp nhất cho nhà tôi.

Vì là đào rừng nên nó rất lớn và có dáng vẻ tự nhiên, sinh động hơn bất kì cành đào nào trồng ở vườn dưới xuôi. Từ một cành chính rất to, các cành con mọc ra chi chít xung quanh. Cành nào cũng uốn cong một vẻ mềm mại, uyển chuyển. Nó không chỉ nhiều nụ mà còn vô vàn lộc xanh mơn mởn. Một vài chiếc lá xanh mọc ở đầu cành non, điểm xuyết những bông hoa màu hồng nhạt. Đó mới là cành đào những ngày gần Tết.

Đến 30 Tết, hoa đào bắt đầu nở. Những nụ hoa trước kiá giờ là những bông hoa rực rỡ. Các cánh hoa mỏng manh màu hồng xoè ra thật mảnh mai, nhẹ nhàng. Ngay giữa bông là nhị vàng rung rinh. Mỗi khi hoa lay động, những hạt phấn vàng nhỏ li ti bay khắp nơi. Những cánh hoa mong manh đến nỗi chỉ cần cành hơi rung là chúng lập tức rơi xuống đất thật vội vã, không chút do dự. Không chỉ hoa mà lá cũng mọc đầy. Từng chiếc lá nhỏ đẫm một màu xanh man mát, làm bừng sáng góc nhà. Những chiếc lá đó kết thành chùm mọc ở đầu cành, cạnh những bông hoa gần chồi nách. Nhưng hoa vẫn còn thưa thớt, chưa phải là đã nở hết.

Đến độ mùng một, mùng hai Tết, hoa mới nở tràn trên cành. Cành nào cũng có hoa, có lá. Không khí xuân sang bừng trên cành đào. Hơi ấm mùa xuân phả vào những bông hoa làm chúng thêm phần rực rỡ, lá thêm phần xanh tươi. Cành đào đã trút bỏ lớp áo cũ với những lộc non còn e ấp, thay vào đó là bộ áo mới với muôn vàn hoa xinh nở tưng bừng. Vẫn dáng đứng mềm mại, tự nhiên đó, cành đào giờ

đây đã trở thành nét đẹp duyên dáng của ngày Tết. Nó đưa ta đến với thiên nhiên, với một mùa xuân vui vẻ, hạnh phúc. Nó làm ta cảm thấy được sự êm dịu của những hạt mưa ngoài trời, những cơn gió lành lạnh thật dễ thương của mùa xuân đích thực.

Rồi hoa bắt đầu rụng dần. Từng cánh hoa nhẹ rơi xuống nền nhà. Chỉ loáng thoáng một vài bông xinh xinh nở muộn như muốn níu giữ lại chút không khí Tết. Cành đào lúc này tuy không tràn đầy sức sống nhưng vẫn có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng. Nó cố khoe nốt vẻ đẹp cuối cùng trước khi hoa rụng hết. Với vẻ đẹp còn giữ được, cành đào đó vãn nằm một góc trong căn nhà tôi. Nó vẫn là sứ giả của mùa xuân, đem đến cho gia đình tôi không khí và nét đẹp ngày Tết. Hình ảnh một cây đào to lớn, sần sùi nằm ở gần cầu thang đã trở thành thân quen với tôi và mọi người trong nhà.

Sẽ còn lại nỗi trống vắng bâng khuâng khi những ngày Tết thật sự qua đi mà cành đào còn ở đó…

Chúc bạn học tốt !!!