K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của khoáng sản:

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có là cơ sở nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Nhiều loại khoáng sản của Liên Bang Nga ảnh hưởng lớn tới nguồn cung nguyên liệu toàn cầu, đồng thời làm tăng vị thế của nước Nga trên thế giới.

+ Liên Bang Nga cũng gặp những khó khăn trong việc khai thác và tiêu thụ các nguồn tài nguyên khoáng sản do nhiều loại khoáng sản nằm ở những nơi có địa hình phức tạp hoặc những vùng có khí hậu khắc nghiệt.

26 tháng 8 2023

- Địa hình: Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.

+ Địa hình núi, sơn nguyên: bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.

+ Địa hình đồng bằng: bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...

- Đất: ở Tây Nam Á có nhiều loại đất khác nhau, như:

+ Đất nâu đỏ Xa-van, phân bố chủ yếu ở vùng núi, sơn nguyên;

+ Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.

+ Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

- Khí hậu: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.

+ Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam: vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày và đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.

+ Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hóa theo độ cao.

- Sông, hồ:

+ Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn nhất khu vực là: Ti-grơ và Ơ-phrát; các con sông khác thường ít nước.

+ Các hồ lớn và có giá trị là: hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (Ixraen), Biển Chết.

+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia Tây Nam Á.

- Khoáng sản:

+ Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích.

+ Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....

- Sinh vật:

+ Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn: hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

+ Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: Ein Adat (Ixraen), Khu bảo tồn sa mạc Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất)....

- Biển:

+ Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, gồm: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, biển Aráp.

+ Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.

+ Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất

- Đặc điểm: Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên.

+ Phía Tây:

▪ Đồng bằng Đông Âu: rộng, nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, đất đai màu mỡ.

▪ Đồng bằng Tây Xi-bia có 2 phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy; phía nam cao hơn có đất đen thảo nguyên.

▪ Dãy U-ran: dãy núi già, cao trung bình 500-1200m, là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.

+ Phía Đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên với địa hình hiểm trở.

+ Tài nguyên đất đa dạng: đất nâu, đất đen, đất xám, đất đài nguyên, đất pốt-dôn

- Ảnh hưởng:

+ Ở phía Tây:

▪ Vùng Đồng bằng Đông Âu: thuận lợi hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.

▪ Đồng bằng Tây Xi-bia: phía bắc dễ bị ngập lụt, phía nam thích hợp cho trồng trọt.

▪ Dãy U-ran có địa hình ở giữa thấp, thuận lợi cho giao thông.

+ Phía đông, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.

+ Một số loại đất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm, một số loại nghèo dinh dưỡng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

b) Khí hậu

- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.

- Ảnh hưởng:

+ Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, tạp ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau.

+ Tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Có nhiều sông lớn, như: Von-ga, Ô-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây… và hàng nghìn sông khác. Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông.

+ Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can.

- Ảnh hưởng:

+ Sông có giá trị về nhiều mặt như: thủy điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy sản và du lịch

+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.

+ Vùng biển có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch.

- Ảnh hưởng:

+ Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng,.

+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

+ Nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.

e) Sinh vật

- Đặc điểm: Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới năm 2020), chủ yếu là rừng lá kim (60% diện tích cả nước).

- Ảnh hưởng: Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú.

- Ảnh hưởng:

+ Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp.

+ Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Khí hậu

+ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

- Sông, hồ

+ Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Sinh vật:

+ Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

+ Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

- Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

- Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

+ Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

+ Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Nhật Bản là một đất nước nhiều đồi núi, địa hình bị cắt xẻ phức tạp.

+ Khu vực đồi núi: chiếm khoảng 4/5 diện tích, phần lớn là núi trẻ, độ cao trung bình từ 1500 - 2000 m; có nhiều núi lửa, chiếm khoảng 10% núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Đất đai chủ yếu là đất: pốt dôn, đất nâu...

+ Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển.

- Khí hậu: Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, mang tính chất gió mùa; phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm. Khí hậu Nhật Bản phân hóa rõ rệt:

+ Theo chiều bắc - nam: Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

+ Theo chiều đông - tây: sự phân hóa thể hiện rõ ở đảo Hôn-su, phía đông đảo ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo có mùa đông lạnh hơn, nhiều tuyết.

+ Ở những khu vực địa hình núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

- Sông, hồ

+ Mạng lưới sông ngòi khá dày, đa số các sông đều ngắn, dốc và có tốc độ chảy lớn. Sông dài nhất là sông Si-na-nô.

+ Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa trên đảo Hôn-su. Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều hồ núi lửa, như hồ Ku-sa-ra, Si-cốt-sư trên đảo Hô-cai-đô,…

Sinh vật: khá phong phú, có các kiểu rừng: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

+ Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô;

+ Rừng lá rộng có ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

Khoáng sản

+ Nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá và đồng, các khoáng sản khác (vàng, chì - kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có trữ lượng không đáng kể.

+ Nhật Bản có nhiều suối khoáng nóng tự nhiên.

Biển: 

+ Đường bờ biển dài 29000 km với vùng biển rộng không đóng băng, bờ biển nhiều vũng vịnh.

+ Vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều ngư trường lớn.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Địa hình và đất đai

♦ Địa hình của Liên bang Nga rất đa dạng, có hướng thấp dần từ đông sang tây. Sông I-ê-nít-xây phân chia lãnh thổ Liên bang Nga làm 2 phần: phía tây là đồng bằng, phía đông là núi và cao nguyên.

Phía tây gồm 2 đồng bằng được ngăn cách bởi dãy U-ran:

+ Đồng bằng Đông Âu: gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải xen với các vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành nông nghiệp và tập trung dân cư sinh sống.

+ Đồng bằng Tây Xi-bia: là vùng đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc chủ yếu là đầm lầy, phía nam là vùng phân bố của đất đen ôn đới - loại đất thích hợp để trồng trọt.

+ Dãy núi U-ran: là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1000 m, nằm ở vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia, đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Phía đông là vùng núi và cao nguyên Trung Xi-bia với địa hình phức tạp, có các dãy núi cao ở phía đông và nam như dãy Véc-khôi-an, dãy Xai-an... Đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản và rừng, tuy không thuận lợi cho cư trú của con người và sản xuất nông nghiệp nhưng có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp.

♦ Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ lớn trên 200 triệu ha. Đất đen có độ phì nhiêu cao nhưng chỉ chiếm 6,4% diện tích đất nông nghiệp, trong khi gần 40% diện tích lãnh thổ nằm dưới lớp băng tuyết, không thuận lợi cho canh tác.

b) Khí hậu

- Liên bang Nga chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa giữa các miền.

+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa nhưng phía tây ôn hoà hơn phía đông;

+ Vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm;

+ Ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa;

+ Một bộ phận lãnh thổ phía nam có khí hậu cận nhiệt.

- Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và sản xuất.

c) Sông, hồ

- Sông:

+ Lãnh thổ Liên bang Nga có nhiều sông lớn, như: sông Von-ga, sông Ô-bi, sông Lê-na, sông l-ê-nít-xây,... Phần lớn các con sông tập trung ở phía đông dãy U-ran, có hướng chảy chủ yếu từ nam lên bắc và đổ vào Bắc Băng Dương.

+ Hầu hết các sông của Liên bang Nga đều bị đóng băng vào mùa đông, làm cho giao thông đường sông ít phát triển. Mặc dù vậy, sông ngòi của Liên bang Nga vẫn có giá trị về nhiều mặt như thuỷ điện, tưới tiêu, du lịch,.. trong đó, trữ năng thuỷ điện của Liên bang Nga đứng hàng đầu thế giới.

- Liên bang Nga có nhiều hồ lớn, trong đó, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới với độ sâu hơn 1700 m.

d) Sinh vật

- Rừng tai-ga chiếm gần 1/2 diện tích đất nước, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, sơn dương, gấu, cú, đại bàng.... và đặc biệt là thủ có lông quý.

- Liên bang Nga còn có vùng thảo nguyên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi.

e) Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều loại như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, thiếc, bô-xít, kim cương. Trong đó, nhiều khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới.

- Sự giàu có về khoáng sản là nguồn lực tự nhiên quan trọng giúp Liên bang Nga phát triển công nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.

g) Biển

- Liên bang Nga có nhiều biển lớn thuộc Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương như: biển Ba-ren, biển Ca-ra, biển Láp-tép, biển Ô-khốt,... giàu tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải, xây dựng các cảng biển.

- Vùng biển và thềm lục địa còn có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.

Đặc điểm tự nhiên:

Đông Nam Á lục địa:

Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,... chế độ nước theo mùa.

 Đông Nam Á biển đảo:

Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm. Sông thường ngắn và có nhiều nước.

 Tài nguyên thiên nhiên:

Sinh vật: Phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới với 2 hệ sinh thái chính là rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Có niều loài gỗ quý, trữ lượng lớn.Khoáng sản: đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...Biển: Có vùng biển rộng, giàu hải sản, khoáng sản, nhiều bãi biển đẹp và nhiều vinh biển có thể xây dụng các cảng nước sâu,... => Phát triển kinh tế biển. 

- Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế:

Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới => Nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27°C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm). Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hoá theo đai cao.

=> Khí hậu trong khu vực thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,... Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất:

 

+ Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ có địa hình đa dạng và phân hóa từ tây sang đông:

▪ Phía tây là một bộ phận của hệ thống núi Cooc-đi-e với nhiều dãy núi trẻ, cao trung bình trên 3000 m; xen giữa các dãy núi là các bồn địa, cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc; đất chủ yếu là đất đỏ nâu, đấy xám hoang mạc và bán hoang mạc; ven Thái Bình Dương có các thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp, đất màu mỡ.

▪ Phía đông là dãy A-pa-lát và vùng đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương, đất phù sa màu mỡ.

+ Bán đảo A-la-xca: có địa hình rất đa dạng, gồm nhiều dãy núi trẻ xen kẽ các đồng bằng.

+ Quần đảo Ha-oai: địa hình chủ yếu là đồi núi, bờ biển,…

- Khí hậu:

+ Phân hóa đa dạng thành nhiều đới, kiểu khí hậu khác nhau.

▪ Ở vùng trung tâm Bắc Mỹ: phần lãnh thổ phía bắc chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới với hai kiểu khí hậu chính là ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. Phần lãnh thổ phía nam chủ yếu nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, với hai kiểu khí hậu chính là cận nhiệt địa trung hải và cận nhiệt hải dương.

▪ Bán đảo A-la-xca có khí hậu cận cực;

▪ Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới.

+ Ở các vùng núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

- Sông, hồ:

+ Có nhiều sông lớn như: Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a...; Các sông chủ yếu chảy ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương; Chế độ nước sông phức tạp do có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau.

+ Có nhiều hồ lớn. Đặc biệt, vùng Ngũ Hồ nằm ở biên giới giữa Hoa Kỳ với Ca-na-đa là một hệ thống gồm 5 hồ với tổng diện tích khoảng 245000 km2.

- Sinh vật:

+ Thảm thực vật đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: đài nguyên và đài nguyên rừng phân bố ở A-la-xca; Rừng lá kim chủ yếu ở phía tây, ven Thái Bình Dương; Rừng lá rộng phân bố ở phía đông, ven Đại Tây Dương; Khu vực phía tây nam phát triển rừng lá cứng.

+ Động vật tự nhiên ở Hoa Kỳ đa dạng, các loài tiêu biểu là: Đại bàng đầu trắng, bò Bi-dông, gấu nâu,…

Khoáng sản:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới với đầy đủ các nhóm khoáng sản quan trọng:

▪ Khoáng sản năng lượng tập trung ở phía đông bắc và ven vịnh Mê-hi-cô;

▪  Kim loại đen phân bố ở phía nam vùng Ngũ Hồ, kim loại màu phân bố ở phía tây;

▪ Khoáng sản phi kim loại phân bố rải rác ở phía tây và phía đông nam.

+ Nhiều loại khoáng sản của Hoa Kỳ có trữ lượng hàng đầu thế giới.

- Biển:

+ Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với các biển, vịnh biển lớn như: vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca, biển Xác-gát,...

+ Ven biển có nhiều vịnh và bãi biển đẹp.

+ Thềm lục địa chứa nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Địa hình và đất:

+ Khu vực nội địa với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất xa van khô cằn ít dinh dưỡng.

+ Khu vực ven biển và thung lũng các sông có địa hình đồng bằng, đất màu mỡ.

+ Địa hình núi dãy Đrê-ken-béc dài hơn 1000km, ranh giới ngăn cách giữa các coa nguyên rộng lớn trong nội địa với các đồng bằng và vùng thấp ven Ấn Độ Dương.

- Khí hậu:

+ Vùng nội địa có khí hậu nhiệt đới lục địa khô, lượng mưa ít, cảnh quan chủ yếu là xa van, hoang mạc, cây bụi.

+ Vùng duyên hải đông nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm khá cao.

+ Vùng ven biển phía nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

- Sông, hồ:

+ Có nhiều sông nhưng ngắn và dốc, 2 con sông lớn là O-ran-giơ và Lim-pô-pô. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên mùa lũ trùng mùa mưa.

+ Có ít hồ tự nhiên, chủ yếu là các hồ nhân tạo.

- Sinh vật: Đa dạng và độc đáo về tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái xa van là điển hình, hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài đặc hữu.

- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn như: khoáng sản kim loại, khoáng sản năng lượng.

- Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, trữ lượng thủy sản lớn có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều cảng nước sâu.