K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2017

Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
– Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
– Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.
– Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
– Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.

18 tháng 11 2019

- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

      + Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

      + Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

      + Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

      + Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:

      + Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng

      + Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).

- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật

- Có nhiều cơ sở chế biến

- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.

8 tháng 2 2019

Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ngày càng tăng tăng gấp 2,7 lần.

10 tháng 12 2018

Thời kì 1995 — 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ khá cao, gấp 2,6 lần so với năm 1995, trong khi cả nước đạt (2,5 lần).

- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:

+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).

- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật

- Có nhiều cơ sở chế biến

- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.

6 tháng 6 2017

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Điều kiện sinh thái:
- Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh
- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
- Có chính sách khuyến khích của Nhà nước

1 tháng 8 2018

- Vẽ biểu đồ

Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

- Nhận xét:

      + Tiểu vùng Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn Tây Bắc.

      + Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc và Tây Bắc đều tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông BẮc tăng 2,3 lần, giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc tăng 2,2 lần.

18 tháng 2 2017

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

24 tháng 11 2017

- Các cảng biển: Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các bãi tôm, cá:

      + Các bãi cá: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình – Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận – Bình Thuận.

      + Các bãi tôm: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa – Nghệ An, Quảng Bình ,Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng, Bình Định - Phú Yên, Khánh Hòa - Ninh Thuận – Bình Thuận.

- Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.

- Các bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng:

      + Bắc Trung Bộ: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô.

      + Duyên hải Nam Trung Bộ: Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lẵng, Nha Trang, Mũi Né.

- Nhận xét: ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác hải sản, sản xuất muối, du lịch, tham quan, nghĩ dưỡng.

24 tháng 1 2022

zs

24 tháng 1 2022

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:

Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.