K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

Chọn đáp án: D

a) Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng: – Không giặc quần áo ở đây. – Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. – Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. b) Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo...
Đọc tiếp
a) Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng: – Không giặc quần áo ở đây.
– Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
– Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. b) Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân: – Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
– À… chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số… Gì thế, cháu?
– Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời /…/. Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.
– Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu… (Ma Văn Kháng, Heo may gió lộng)
1
22 tháng 11 2019

Về ngữ âm và chữ viết

Từ lỗi: “giặc” sửa thành “giặt”, từ “dáo” sửa thành “ráo”, từ “lẽ” chuyển thành “lẻ”

b,

Người Bắc phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều khác biệt với từ ngữ toàn dân:

Dưng mà = nhưng mà

Giời = trời

Bẩu = bảo

Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn...
Đọc tiếp
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng: – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn: – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất vả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào! (Chiến thắng Mtao Mxây)
1
25 tháng 10 2018

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

   + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

   + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

   + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

   + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

a/ Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng: -Không giặc quần áo ở đây. -Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. -Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. b/ Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng...
Đọc tiếp

a/ Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng:

-Không giặc quần áo ở đây.

-Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.

-Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.

b/ Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

-Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?

-À… chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số…Gì thế cháu?

-Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy.Trời bác nói là giời […]. Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.

-Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu…

0
Chuyện ngu ngốc nhất bạn từng làm là gì ?1. Đối xử tốt với những người làm tổn thương mình, đối xử tệ với những người thật lòng yêu quý mình. 2. Lúc bé người lớn thường dặn rằng phải tránh xa ổ điện, bị điện giật sẽ chết. Một lần khi bố mẹ vắng nhà, em cắm ổ TV thì bị giật một phát, nhớ đến lời mọi người, liền lặng lẽ viết di chúc rồi ôm theo bình sữa lên...
Đọc tiếp

Chuyện ngu ngốc nhất bạn từng làm là gì ?

1. Đối xử tốt với những người làm tổn thương mình, đối xử tệ với những người thật lòng yêu quý mình.

 

2. Lúc bé người lớn thường dặn rằng phải tránh xa ổ điện, bị điện giật sẽ chết. Một lần khi bố mẹ vắng nhà, em cắm ổ TV thì bị giật một phát, nhớ đến lời mọi người, liền lặng lẽ viết di chúc rồi ôm theo bình sữa lên giường nằm chờ \"thời khắc định mệnh”.

 

3. Kể về bạn gái cũ cho bạn gái hiện tại nghe, kết quả biến bạn gái hiện tại thành bạn gái cũ luôn.

 

4. Ngày xưa viết bài khi bảo ghi bút danh, em liền ghi là “Bút chì 2B”.

 

5. Lúc nhỏ thấy đeo kính rất là \"ngầu\", lại nghe người ta nói chỉ có người cận thị mới \"được\" đeo kính thôi... Sau đó... em hối hận không thôi!

 

6. Từng có thời làm bài anh văn với đề tài \"Hãy dùng tiếng Anh để miêu tả về một tai nạn xe\", em đã viết thế này: One car come, one car go, two car “peng peng”, people die. ( Một chiếc xe đang chạy, một chiếc xe đang đến, hai chiếc xe tung nhau, người chết)

 

7. Hồi em còn bé xíu. vì không muốn em tranh xem TV với bố nên bố bảo rằng: \"Không được ấn bừa cái điều khiển TV, nếu không nó sẽ phát nổ”. Em tin ngay tắp lự, sau đó không hề dám động vào cái điều khiển bao giờ nữa. Có một lần nọ, em đang chơi đùa trên ghế sofa thì bất cẩn chạm trúng cái điều khiển, dọa em một phen hết cả hồn, bèn hốt hoảng mách bố \"Sắp phát nổ rồi, làm sao đây bố?\". Bố em bèn cầm lấy cái điều khiển, ấn bừa vài cái rồi nói: \"Đã giải trừ, hết nổ rồi”. Em ngây thơ còn tin là thật cơ.

 

8. Tin vào câu “Tin anh đi, sẽ không có thai đâu mà!”

 

9. Lúc bé trông thấy anh trai đang xem phim, tôi đã hồn nhiên hỏi rằng: \"Anh ơi, sao hai cô chú ấy không mặc quần áo vậy?\"

 

10. Đi đường tính bỏ rác vào thùng, một tay cầm bịch rác, một tay cầm túi tiền, đi đến thùng tác nhỡ tay quăng mất túi tiền vào đấy.

 

11. Sau khi chia tay, ngốc nghếch tin rằng trong lòng anh ấy vẫn còn tôi, ngốc nghếch tin rằng chúng tôi vẫn còn cơ hội quay trở lại. Thế nhưng hiện thực lại cho tôi một cái tát phũ phàng. Người con trai chia tay tôi 73 ngày bây giờ đã ở bên người khác rồi.

 

12. Cứ ngỡ rằng mình đối xử tốt với người ta, người ta sẽ chú ý đến mình.

 

13. Em tính ra ngoài dắt chó đi dạo, mới ra khỏi cửa đi được một đoạn liền trở về nhà. Vừa đúng lúc bố gặp em, liền hỏi em làm sao thế. Mọi người cũng đừng hỏi em nữa làm gì, em chỉ là quên dắt theo con chó thôi à!

 

14. Rõ ràng trong lòng yêu cô ấy nhiều như thế, nhưng ngoài miệng lại nói mình yêu người khác, đúng là tự mình “ngược” mình.

 

15. Ngốc nhất chính là cãi nhau mỗi ngày với mẹ thân yêu nhất của tôi. Đợi đến lúc hiểu ra được thì đã quá trễ rồi!

 

16. Thầm thích cậu ấy 3 năm trời. Sau đó khi tốt nghiệp được một năm, từ chỗ bạn bè của cậu ấy tôi mới biết được rằng khi ấy tôi là đứa con gái mà cậu ấy ghét nhất. Thế nên cảm thấy bản thân ngốc hết chỗ chê.

 

17. Từ ngày cả hai bắt đầu quen nhau, tôi bèn dùng ngày sinh nhật của cô ấy để làm mật mã thẻ ATM. Ngày cô ấy nói lời chia tay, tôi cứ tưởng rằng nói ra điều này sẽ khiến cô ấy cảm động mà ở lại, nào ngờ đâu tất cả tiền dành dụm đều theo cô ấy mà “một đi không trở lại”.

 

18. Gặp phải cái đề không biết làm, hỏi đứa học giỏi có biết làm hay không, lần nào nó cũng đều nói là không biết, thế nên tôi tưởng mình và nó giống nhau... Ngờ đâu điểm ra thì nó cao chót vót, còn tôi thì \"thấp lè tè\".

 

19. Từ chối người yêu mình, chọn một người mà tôi tưởng rằng họ yêu mình, để rồi bị lừa dối.

 

20. Kể chuyện về đứa bạn của em nhé! Nó muốn thử thách trí thông mình của mình, nên sửa mật mã khóa đăng nhập điện thoại thành một loại mật mã siêu khó. Lần đầu tiên đổi xong nó bèn đắc ý kể cho đứa cùng phòng nghe, rồi sau đó bị chính đứa \"trùm tinh tướng\" đó giải được. Nó cực kì không phục bèn đổi thành một cái phức tạp \"hại não\" hơn nữa. Kết quả cái đứa cùng phòng thông minh kia không giải được, khiến nó vô cùng đắc ý. Thế rồi, vài giây sau... nó cũng quên mất mật mã mà nó đặt luôn.

 

21. Lúc bé làm sai, tôi sợ quá bèn trốn vào tủ quần áo. Bố vào phòng tìm tôi, tìm một hồi liền hỏi mẹ rằng tôi trốn đâu rồi. Mẹ bảo chắc là trốn trong phòng thôi. Tôi sợ quá liền \"thanh minh\" ngay: \"Con có ở trong phòng đâu\". Kết quả của việc \"lạy ông tôi ở bụi này\" chính là màn phạt quỳ 15 phút nhớ đời.

 

22. Tôi thì thấy chuyện ngốc nghếch mà ai cũng từng phạm phải chính là, không biết trân trọng những thứ mình đang có và đã có mà chỉ biết mãi tham lam những thứ chưa có hoặc những thứ vốn không thuộc về mình mà 

\(n^2=25\)

n = ?

0
Những câu nói huyền thoại của dân FA 1. Muốn ngủ ngon thì đừng lấy vợ Muốn không nợ thì đừng có yêu Muốn cao siêu thì đừng dại gái Muốn thoải mái thì cứ FA. 2. 14-02 Valentine có nghĩa là: – 1 năm – 4 mùa – 0 ai khác – chỉ có 2 ta! Nhưng nó còn nghĩa khác: – 1 mình – 4 bức tường – 0 người yêu – 2 dòng nước mắt. 3. Cuộc sống của mấy đứa không có người yêu – Tối có quyền...
Đọc tiếp

Những câu nói huyền thoại của dân FA 1. Muốn ngủ ngon thì đừng lấy vợ Muốn không nợ thì đừng có yêu Muốn cao siêu thì đừng dại gái Muốn thoải mái thì cứ FA. 2. 14-02 Valentine có nghĩa là: – 1 năm – 4 mùa – 0 ai khác – chỉ có 2 ta! Nhưng nó còn nghĩa khác: – 1 mình – 4 bức tường – 0 người yêu – 2 dòng nước mắt. 3. Cuộc sống của mấy đứa không có người yêu – Tối có quyền thức khuya, không ai nhắc – Sáng ngủ vô tư khỏi phải nhắn tin gọi người yêu dậy – Điện thoại lúc nào cũng hết tiền, khỏi cần nạp – Ăn uống thoải mái, mập cũng không ai chê – Thoải mái đi nhờ xe người khác mà không sợ người yêu ghen. 4. Ế đang là một xu thế của quốc tế trong khi nền kinh tế rất chi lề mề và trì trệ, còn lạm phát thì cao hơn điện thế. – Ế là phong cách sống của các con người tinh tế và các bậc vai vế, chỉ thích ngồi trên ghế, nhâm nhi cà phê, chơi đế chế hoặc nghịch dế. – Ế là một lợi thế để chúng ta bàn mưu tính kế, xoay chuyển tình thế, quản lý tiền tệ,…Rồi 1 ngày kinh tế sẽ đủ sức khống chế tình yêu. – Ế cũng cần phải có trí tuệ, để khi bạn bè trêu mình là ế, mình cũng đủ sức chống chế: “Tao ế là vì tao sống quá tử tế” Khi ế ta cũng chả sợ yêu nhầm 1 đứa dở tệ (hay là pê đê) để sau này người mình yêu không phải ê chề và rơi lệ. – Tóm lại, ngắn gọn 1 câu: “Ế là một phong cách sống cực kỳ tinh tế…” 5. Xuân này vẫn giống xuân xưa Vẫn đi dép nhựa vẫn chưa có bồ Tết này vẫn giống tết xưa Vẫn đi xe số vẫn thừa ghế sau. 6. Đề văn: Hãy tả người yêu của em! Bài làm: Em Ế! Cô giáo: 10 điểm! “Cô cũng thế!” 7. Ép dầu, ép mỡ chứ ai nỡ…ép ây (FA)! 8. Nếu muốn có người yêu thì đừng tin vào duyên số…mà hãy…tích cực xin số (điện thoại)! 9. Tôi rất tự hào vì anh em FA bởi anh em ta có 1 khả năng đặc biệt, đó là không cần nhìn điện thoại cũng đoán được là ai nhắn tin! 10. Tôi chỉ có một ước muốn vô cùng nhỏ bé mà thôi. Đó là một lần trong đời hiểu được nỗi đau khi bị người yêu đá là như thế nào…! 11. Chỉ có điều là người yêu mình đang ở trong tương lai mà thôi. \12. Thà rằng tôi độc thân vui tính. Chứ chẳng cần thứ tình cảm nửa vời. 13. Không có người yêu thật bình yên Chẳng cần mua sắm đỡ tốn tiền Ra đường chẳng lo phải ăn diện Nằm nhà ăn ngủ sướng như tiên. 14. Cuộc sống FA thật đỡ phiền Không vợ, nhiều tiền, thật bình yên. 15. Đừng buồn vì Noel này bạn không có “gấu”. Bởi vì bình thường bạn cũng có “gấu” đâu! Những câu nói hài hước về dân FA 1. Đậu hủ sốt với cà chua Mình cute thế ai cua không nào :((( 2. Chỉ ước thời gian trôi thật nhanh để anh mau chóng gặp em, người yêu tương lai ạ. 3. Thật buồn cười: Kẻ độc thân lại đi tư vấn tình cảm cho người khác 4. Nghe nói năm 2020 hơn 4 triệu đàn ông sẽ ế vợ. Mình chỉ việc chờ thêm 1 năm nữa thôi là đăng tin tuyển chồng. 5. Dù ai hối tới hối lui Ế thêm năm nữa vẫn vui như thường 6. Thương thay thân phận FA Chưa có bạn gái vẫn là thiếu nhi 7. Ế khỏe ế đẹp ế văn minh Ai chê anh ế anh khinh cả phường Ế cao ế quý ế dễ thương Ai chê anh ế anh tương vớ mồm. 8. Cây đa giếng nước sân đình Bao giờ em hết một mình đây anh? 9. Là F.A tôi luôn tự hào với 4 cô bồ: Cô quạnh, Cô lập, Cộ độc và đặc biệt là Cô đơn. 10. Người yêu ơi… Người đã chết hay đang lết nơi nào? Vẫn thanh cao hay đã lao xuống dốc? Vẫn còn tóc hay đã cạo trọc đầu? Đang ở đâu mà tìm hoài chẳng thấy… 11. Đi đám giỗ thích hơn đi đám cưới vì ở đấy không ai hỏi: “Bao giờ đến lượt mày” 12. – Bạn muốn quan hệ với nhân vật hư cấu nào nhất? – Bạn gái tôi 13. Sau tất cả… quay về FA cho nó đã :v 14. Người ta ra phố có đôi. Cớ sao tôi lại lẻ loi một mình. Hỡi ai ra phố một mình. Cho tôi đi với để thành một đôi 15. Có 2 lý do mà tôi không cho bạn gái mượn Iphone. Một là vì… tôi không có Iphone Hai là vì… tôi cũng không có bạn gái luôn. 16. Mấy đứa ế… thường tỏ ra có kinh nghiệm trong tình trường :v 17. Mọi người cho mình hỏi: Khi đến UBND phường đăng ký kết hôn… thì cô dâu mình đến dắt đi, hay đến đó họ phát nhỉ. 18. – Tại sao bạn FA? – Bạn trai tương lai của tôi không vội… thì việc gì tôi phải vội? 19. Đừng buồn vì noel này bạn ko có gấu bởi vì bình thường bạn cũng đã có gấu đâu._. 20. Tự dưng thấy nhớ anh người yêu quá. Không biết anh đã anh cơm chưa, có mặc ấm không, có nói dối để thức khuya chơi game không nữa? Mà không biết anh ấy tên gì, nhà ở đâu,bố mẹ làm gì nhỉ? 21. Một nữa tìm tôi… tôi từ chối, một nữa tôi tìm… từ chối tôi 22. Cũng chỉ tại mình đẹp trai quá mức cần thiết nên chả ai dám yêu. Các bạn nữ phải tự tin lên chứ… @@ 23. Tình yêu thì không thiếu… chủ yếu là chưa có người yêu thôi 24. Đẳng cấp của FA… đêm đến mở mạng nói chuyện với chuỵ Google.

do ai sang tác (lp 10 đấy nha)

5
30 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

30 tháng 11 2019

xin lỗi  ngữ văn 10 nha bn đăng nội quy đúng nơi giùm cái

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

  Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây...
Đọc tiếp

 

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt […].  Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói :
- Cách mạng thành công rồi ! Cả dân tộc đã đứng dậy ! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc chia cho dân nghèo.

a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.

b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.

1
27 tháng 8 2018

a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”

   + Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.

   + Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự

b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng

- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”

Bài tập Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ... Đặng huyê Đặng huyê | 50 phút trước Ngữ văn - Lớp 10 | Ngữ văn | Lớp 10 Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành...
Đọc tiếp

Bài tập Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ... Đặng huyê Đặng huyê | 50 phút trước Ngữ văn - Lớp 10 | Ngữ văn | Lớp 10 Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam. Trong cộng đồng, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ấy, cũng không muốn người khác hơn mình, từ đó mà sinh ra cào bằng, đố kị, kèn cựa nhau. Nói xấu sau lưng là một công cụ để thực hiện việc cào bằng, kèn cựa ấy. Bệnh nói xấu sau lưng có hai đặc điểm: Thứ nhất là người ta không bao giờ nói xấu một người thua kém mình. Với người thua kém mình, người Việt luôn có xu hướng giúp đỡ họ. Người ta cũng thường không nói xấu những người đã vượt lên cao hẳn, đã xác lập một địa vị vững chắc, ổn định trên một thang bậc trong cộng đồng. Đối tượng chịu sự nói xấu, ném đá bao giờ cũng là người ngang bằng mình đang có xu hướng vượt lên hoặc những người vừa mới vượt lên cao hơn mình ở một phương diện nào đó, mục đích là nhằm dìm người ta xuống. Đặc điểm thứ hai là việc nói xấu diễn ra lén lút sau lưng người bị hại, người bị hại không hề biết được. Nói xấu trước mặt sẽ khiến người ta mất mặt. Gây thù chuốc oán là điều mà người Việt thường né tránh. Hơn nữa khi nói thẳng sẽ phải cân nhắc, đắn đo. Còn khi nói xấu sau lưng, thì người ta có thể thả phanh nói cho sướng miệng, đơm đặt thêm thắt cho bõ ghét. Do thiếu trong sáng nên bệnh này đôi khi còn được gọi là “bệnh thối mồm”. (Trích từ Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Trần Ngọc Thêm, NXB Văn hóa văn nghệ, 2016).
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là * A. Nghị luận B. Tự sự C. Biểu cảm D. Thuyết minh

Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì ? * A. Bệnh đố kị B. Bệnh nói xấu sau lưng C. Bệnh xu nịnh D. Bệnh kèn cựa

Câu 3. Theo tác giả, ở những dân tộc nào thì nói xấu sau lưng trở thành một căn bệnh? * A. Dân tộc có nhiều sự phân hóa giai cấp sâu sắc B. Dân tộc có sự phân biệt giàu nghèo C. Dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh D. Dân tộc có sự phân biệt sắc tộc

Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói lên đầy đủ các đặc điểm của bệnh nói xấu sau lưng được tác giả đề cập trong văn bản? * A. Nói xấu sau lưng là công cụ để thực hiện việc cào bằng, kèn cựa B. Người ta không bao giờ nói xấu một người thua kém mình C. Việc nói xấu diễn ra lén lút sau lưng người bị hại D. Đáp án B và C

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của văn bản? * A. Nêu lên nguyên nhân và các đặc điểm của bệnh nói xấu sau lưng người khác B. Nêu lên những tác hại của bệnh nói xấu sau lưng người khác C. Nêu lên tác hại của bệnh nói xấu sau lưng và bày tỏ thái độ phê phán đối với căn bệnh này D. Nêu lên nguyên nhân của bệnh nói xấu sau lưng

Câu 6. Theo bạn, quan điểm của tác giả về căn bệnh nói xấu sau lưng là: * A. Đồng tình B. Không đồng tình C. Vừa đồng tình vừa không đồng tình D. Không bày tỏ quan điểm

Câu 7. Theo bạn, mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? * A. Phê phán căn bệnh nói xấu sau lưng người khác B. Giúp người đọc hiểu về căn bệnh nói xấu sau lưng người khác C. Khuyên người đọc nên từ bỏ căn bệnh nói xấu sau lưng người khác D. Đáp án A và B

Câu 8. Sau khi đọc văn bản, bạn rút ra được bài học gì cho bản thân mình ? *

Câu 9. Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả khi ông cho rằng: “Ở dân tộc nào cũng có thể có chuyện nói xấu nhau, nhưng trở thành căn bệnh nói xấu sau lưng thì chỉ có thể ở những dân tộc có tính cộng đồng làng xã mạnh như Việt Nam” không? Vì sao? * Câu trả lời của bạn

Câu 10. Bạn hãy nêu ra 02 giải pháp giúp từ bỏ thói quen nói xấu sau lưng người khác (viết khoảng 5 – 7 dòng) * Câu trả lời của bạn Bài viết: Bạn hãy viết một bài luận thuyết phục người khác thay đổi quan niệm: “Có tiền mua tiên cũng được”.

0