K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

      Các động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn là:

      - Áp suất rễ (bơm đẩy đầu dưới): là lực đẩy nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.

      - Sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên): do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá, cứ như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên.

      - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: các phân tử nước có tính phân cực nên chúng “kéo theo” nhau và các phân tử nước cũng liên kết với vách mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ đến lá cây.

22 tháng 4 2017

Sự chênh lệch về áp suất thẩm thâu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...).

25 tháng 7 2017

Đáp án C

8 tháng 5 2018

Nội dung I đúng. Khi lượng nước bên ngoài môi trường đã bão hòa, nước không thoát ra được, ở những cây thân thảo thấp áp suất rễ đủ mạnh sẽ đẩy nước qua lá gây nên hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

Nội dung II sai. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ rễ xuống lá.

Nội dung III đúng. Các chất dự trữ ở cây chủ yếu do lá tổng hợp, theo mạch rây đưa xuống củ.

Nội dung IV đúng. Lực do thoát ở lá là động lực trên kéo dòng mạch gỗ đi từ rễ lên lá.

Vậy có 3 nội dung đúng.
Chọn C

8 tháng 6 2019

Đáp án A

28 tháng 10 2017

Đáp án A

13 tháng 5 2017

Đáp án A

Con đường vận chuyển nước chủ yếu từ rễ lên thân, lá ở thực vật có mạch là mạch gỗ.

Còn mạch rây chủ yếu vận chuyển chất hữu cơ từ lá đi xuống. Nước củngg được vận chuyển qua tế bào chất nhưng đây là dòng vận chuyển ngắn qua các tế bào gần nhau theo hướng ngang hoặc từ đất qua lông hút vào mạch gỗ ở rễ.

1 tháng 9 2016

 

Chứng minh cấu tạo cấu mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá?

Trả lời:

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn. chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ. Vách được linlin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước hên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nhựa nguyên di chuyển bên trong. Các ống xếp sít nhau cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.



 

9 tháng 3 2018

    Cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá:

     - Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống. Mạch gỗ vận chuyển dịch mạch gỗ (nước, ion khoáng) từ rễ lên thân, lá.

     - Tế bào có cấu tạo dạng ống, vách tế bào được linhin (lignin) hóa: tế bào bền chắc, chịu nước, các phân tử nước dễ dàng bám lên thành mạch để di chuyển lên trên.

     - Khi chuyên hóa chức năng dẫn nước và ion khoáng, tế bào mạch gỗ là các tế bào chết: tăng tốc độ vận chuyển nước do không có các thành phần tế bào (màng sinh chất, chất nguyên sinh, không bào,…) cản trở đường đi của dịch mạch gỗ

     - Các tế bào mạch gỗ xếp sát nhau, tế bào có các lỗ bên: thuận tiện vận chuyển dịch mạch gỗ từ tế bào này sang tế bào khác theo chiều ngang, hạn chế sự ngừng, tắc trong con đường vận chuyển và nâng cao hiệu suất vận chuyển.

     - Các tế bào cùng loại nối với nhau theo kiểu đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá: tạo sự tiên kết giữa các tế bào, giữa các phân tử trong dòng dịch với nhau, nâng cao hiệu suất vận chuyển.