K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2021

C1: Ông họa sĩ

C2: Đối thoại. Dấu hiệu: dấu gạch ngang đánh dấu lời nói của nhân vật, thường dùng trong đoạn đối thoại

15 tháng 3 2021

- Sử dụng hình thức ngôn ngữ : Đối thoại.

- Dấu hiệu : Anh thanh niên đang trả lời câu hỏi của ông họa sĩ về công việc của mình, đoạn hội thoại có các nhân vật nói chuyện với nhau. Nên đây được gọi là đối thoại.

15 tháng 3 2021

oke cảm ơn nha

 

9 tháng 12 2021

Là lời của anh thanh niên với ông họa sĩ trong thời gian ông lên thăm nhà anh.

Hình thức ngôn ngữ đối thoại. 

14 tháng 12 2021

Cảm ơn ạ

 

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí...
Đọc tiếp

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?

1
27 tháng 6 2018

1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.

2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.

Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.

3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn. 

Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

13 tháng 1 2018

Phần in đậm đoạn (a) là lời nói nhân vật (có chỉ dẫn “cháu nói” trong lời người dẫn)

- Lời dẫn trực tiếp này được tách khỏi phần đứng trước câu là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

27 tháng 12 2021

Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi:

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”

b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

18 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Câu 1.

- Tình huống cơ bản của truyện là: các sự kiện, hoàn cảnh diễn ra trong câu chuyện.Tình huống truyện càng lạ thì truyện hay bấy nhiêu.Ý nghĩa: có vai trò đặc biệt trọng đối với văn bản tự sự , giúp cho việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật trở nên rõ ràng hơn.Đồng thời, làm cho cốt truyện trở nên hấp dẫn hơn, làm rõ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm

- Đoạn văn trên nói lên tâm trạng của nhân vật ông Hai: đó là tâm trạng buồn bã, thất vọng, đau khổ

- Theo em, tình huống  trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy: khi nghe tin làng chợ Dầu của ông đã theo giặc

Câu 2.

- Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên:

+ "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?"

+ "Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"

- Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo: tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm, giúp khắc họa rõ nét tâm trạng  đau buồn của ông Hai

Câu 3.

- Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng  Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu vì: đây là tình cảm làng yêu nước của tất cả những người dân Việt Nam chứ không phải riêng mình ông Hai.Thời điểm bấy giờ, có rất nhiều làng đứng lên kháng chiến như làng chợ Dầu.Vì thế, tác giả đặt tên nhan đề là "Làng" nhằm bao quát được tất cả , không chỉ riêng làng chợ Dầu

Câu 4.

- Đoạn văn “Nhìn lũ con...bằng ấy tuổi đầu” sử dụng: ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Vì đây là ý nghĩ của ông Hai với chính bản thân của ông, không có gạch đầu dòng

- Một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ này: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" ( trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

 

 

Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú...
Đọc tiếp

Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.

Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Câu chuyện hai bố con anh thanh niên cùng viết đơn xin đi lính ra mặt trận cho thấy anh thanh niên là người như thế nào?

Câu 3: Anh thanh niên chia sẻ “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu quan niệm về hạnh phúc của nhân vật như thế nào?

Câu 4: Những người đáng vẽ khác mà nhân vật anh thanh niên nhắc tới là ai? Vì đâu mà nhân vật cháu cho rằng họ đáng vẽ hơn mình?

Câu 5:  Cách đặt tên cho các nhân vật của tác giả trong truyện có gì đặc biệt? Vì sao ông lại đặt tên cho các nhân vật của mình như vậy?

Câu 6:  Những từ ơ, ư trong câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc những từ loại nào? Tác dụng của việc sử dụng những từ loại ấy trong câu?

Câu 7: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, khởi ngữ, thành phần biệt lập  có trong đoạn trích?

Câu 8: Câu Không, không, đừng vẽ cháu! thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói và xét theo cấu tạo? Qua câu nói đó, em thấy được nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên.

 

1
20 tháng 5 2021

Câu 1 

Anh thanh niên với bác hoạ sĩ

Hoàn cảnh : cuộc gặp gỡ nói chuyện trong ba muoiwphuts giưa anh thanh niên cô kĩ sư và bác hoạ sĩ

Câu 2

Câu 3

 Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Câu 4

Trong tác phẩm, "những người khác đáng cho bác vẽ hơn" mà "cháu" đề cập đến là: ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.

Vì anh cho rằng những cống hiến của mình còn nhỏ bé, chưa xứng đáng để vẽ. Còn anh cán bộ nghiên cứu sét và ông kĩ sư vườn rau đã có nhiều công hơn, cống hiến được nhiều hơn, họ hy sinh hạnh phúc cá nhân của họ nên họ xứng đáng được vẽ hơn.

Câu 5

ĐB:Chỉ sử dụng danh từ chung chứ k phải 1 cái tên cụ thể

Để nói lên ngụ ý rằng:những con người đang ngày ngày thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải là một người, một nhân vật cụ thể. Mà trên dải đất Việt Nam này có rất nhiều người đang ngày ngày cống hiến như vậy. Và các nhân vật trong câu chuyện này là một trong những đại diện cho những gương mặt ấy.

Câu 6 

Từ "ơ" :thán từ 

Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên

"ư" tình thái từ

Dùng đẻ hỏi

Câu 7

Câu 8

Xét về mục đích nói ''Không Không Đừng vẽ cháu'' thuộc kiểu câu cầu khiến. 

Câu văn nói về nhân vật là :nhận xét về nhân vật,tính cách qua lời nói hành động,hiểu nhân vật là một người ko thích ai tò mò về đời sống riêng tư của mình