K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

1
24 tháng 3 2017

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:

   + Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

   + Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca

26 tháng 11 2017

Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.

13 tháng 2 2018

Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:

- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.

- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.

24 tháng 3 2021

Mọi người giúp e với mái e cần gấp ạ🤗🥺

25 tháng 3 2021

chị tham khảo nhé ạ

A. Mở bài :

- Giới thiệu về tác phẩm " Chuyện chức phán xử đền Tản Viên " và nhân vật Ngô Tử Văn

- Trích dẫn ý kiến : " Người ta thường nói " cứng quá thì gãy " . Kẻ sĩ chỉ lo không cứng được , còn gãy hay không là việc của trời . Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm "

B. Thân bài :

1. Giải thích ý kiến

- Ý kiến muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người . Ở đời chỉ sợ con người không đủ can đảm để đứng lên chống lại những điều gian ác , thấy khó khăn đã nản lòng rồi buông xuôi mặc kệ cái ác tồn tại . Vì thế , câu nói muốn khuyên con người cần phải cứng rắn , can đảm để chống lại cái xấu và đòi lại cái đúng, cái công bằng cho xã hội.

2. Chứng minh ý kiến

- Nhân vật Ngô Tử Văn chính là một minh chứng rõ nhất cho chúng ta về tinh thần dũng cảm , ý chí kiên cường không chịu khuất phục trước cái xấu , cái ác.

a. Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn về lai lịch,  tính cách :

+ Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

+ Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

+ Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

b. Tính dũng cảm , can trường và khẳng khái của Ngô Tử Văn được thể hiện ở hành động đốt đền

 * Nguyên nhân đốt đền :

- Đền gần nhà Ngô Tử Văn là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.

- Hành động của Ngô Tử Văn đốt đền là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

=>  Tác giả muốn ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn

* Quá trình đốt đền :

- Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.

- Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì

=> Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường. Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.

* Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền :

- Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.

- Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc ở dưới âm phủ diễn ra gay gắt

- Trước hững lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc cùng thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương , Tử Văn vẫn bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương .

- Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên.

=> Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

C. Kết bài

- Khẳng định ý kiến là vô cùng xác đáng , mang đến cho con người những lời khuyên hữu ích

- Ngô Tử Văn chính là một tấm gương sáng cho chúng ta về tinh thần dũng cảm , không lùi bước trước gian tà xấu xa 

4 tháng 4 2020

a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận.

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.

b. Phương pháp lập luận: giải thích.

c. Nội dung: Kẻ sĩ không nên kiêng sự cứng cỏi.

d. Bài học: sống ngay thẳng, làm điều chân thật, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

4 tháng 4 2020

Em cảm ơn cô.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

 

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

1
3 tháng 9 2017

Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

1
3 tháng 3 2018

Giải thích:

- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Nêu nội dung chính của văn bản?

1
2 tháng 5 2018

Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.