K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2020

a)Gốc tre,bẹ măng, thân cây

c)Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ :

-So sánh:Măng trồi lên nhọn hoắt như cái lưỡi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy

-Nhân hóa:bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.

=>Khơi gợi được hình ảnh mầm măng mạnh mẽ,đầy sức sống. Làm cho hình ảnh mầm măng hiện lên sống động,có hồn. Thể hiện được nội dung của người viết:đó là đức tính của con người Việt Nam,dù ở bất cứ hoàn cảnh nào,họ cũng mạnh mẽ,tràn đầy sức sống mãnh liệt.

6 tháng 11 2020

- Tham khảo bài làm sau :

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?"

a, Tìm các trường tự vựng có trong đoạn văn trên

b, Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đc sử dụng trong đoạn văn:

Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật:

+So sánh: - Măng trồi lên nhọn hoắt như những mũi gai khổng lồ

- Bẹ măng mọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt

+Nhân hóa: - Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?

TD :  - Biện pháp so sánh làm cho hình ảnh trong văn bản giàu giá trị tạo hình, gợi nên nhiều cảm xúc để cho thấy hình ảnh những mầm măng, bẹ măng bao bọc lẫn nhau thiêng liêng như tình mẫu tử.

- Biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh thảo mộc tự nhiên trở nên sinh động, có hơi thở, có tình nghĩa giống như tình mẫu tử thiêng liêng của loài người.

5 tháng 4 2022

là đv miêu tả

đối tượng trong đv là tre

20 tháng 12 2021

a. Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốctretre, mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây. - Điểm 0,5: trả lời đúng như trên - Điểm 0,25: Tìm thiếu 1,2 từ - Điểm 0: thiếu 3 từ trở lên b. - Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? - Chức năng: Khẳng định -Điểm 0,5: trả lời đúng 2 ý - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời c. - Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, so sánh kết hợp nhân hóa. - Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng. - Nghệ thuật so sánh: “Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” kết hợp nghệ thuật nhân hóa “măng trồi lên” “mũi gai…trỗi dậy” nhấn mạnh sự vươn lên, trỗi dậy đầy sinh lực của những măng tre. - Nghệ thuật so sánh: “Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt” làm nổi bật đặc điểm của măng tre, gợi sự bao bọc tình nghĩa để vươn lên mạnh mẽ. - Sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật làm cho lời văn sinh động, gợi cảm khiến sự vật hiện lên như con người mạnh mẽ, tình nghĩa. - Qua đó ta thấy được sự quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật của tác giả.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?(Nam Cao, Lão Hạc)b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

(Sọ Dừa)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)

d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

(Em bé thông minh)

- Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

1
26 tháng 4 2018

a, + Sao cụ lo xa quá thế?

   + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

   + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?

   → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.

  b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

   → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.

  c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

   → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)

  d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

   → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.

  - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.

9 tháng 5 2017

a) câu văn có đảo trật tự từ: Dưới gốc tre.... mầm măng

b) tác dụng: nhấn mạnh đặc điểm vị trí "dưới gốc tre", hình dạng "tua tủa" của sự vật "những mầm măng"

chắc thế ^^!

15 tháng 9 2016

1) " rất kịch" có nghãi là giả tạo , dối trá , không đúng sự thật 

2) a) cổ tục là những luật lệ hà khắc của thời xưa cũ nhằm kìm nén sự phát triển của ng phụ nữ Việt Nam.

B) so sánh, liệt kê.

C) qua biện pháp nghệ thuật so sáng và liệt kê kết hợp việc dùng các động từ mạnh như : vồ , cắn , nhai, nghiến trong câu văn : "giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cụ thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến ch kì náy vụn mới thôi" đã thể hiện rất rõ được sự căm ghét , hận thù của nhân vật bé Hồng . Em ghét những hủ tục xưa cũ đã khiến mẹ của em phải sinh đẻ 1 cách giấu giếm, không cho mẹ em một con đường  , lối thoát khiến mẹ khổ sở , cực nhọc . Em muốn bảo vệ mẹ , che chở cho mẹ . Qua tất cả các biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu văn , tác giả đã cho thấy được Hồng là 1 chú bé có tình yêu thương mẹ vô cùng.

15 tháng 9 2016

Ai hướng dẫn giúp mình với

 

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.