K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

1)

- Đoạn văn kể theo cách tự sự, điểm nhìn trần thuật rơi vào nhân vật Phương Định - nhân vật chính.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đã cho là tự sự.

2)

- Thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm là "Còn mắt tôi".

- Tác dụng của khởi ngữ trên là: (mình triển khai ý cho bạn nhé)

+ bổ sung cho lời nói của các anh chiến sĩ lái xe và làm câu văn giàu ý nghĩa hơn

+ nhấn mạnh và làm nổi bật cái nhìn xa xăm từ đôi mắt Phương Định và đôi mắt sâu của cô

+ cho thấy rằng mặc cho phải sống và chiến đấu trên trọng điểm của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa và gian khổ, hiểm nguy, gần kề cái chết, Phương Định vẫn có những ước mơ và khao khát, hoài bão, suy nghĩ "xa xăm" về tương lai cũng như thực tại

+ Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ sự yêu đời, lạc quan và vô tư, hồn nhiên của Phương Định, thứ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp phẩm chất không phai mờ nơi thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

3)

Qua đoạn văn, em thấy được nét đẹp vô tư, trong sáng, hồn nhiên, nữ tính đầy kiêu hãnh nơi nhân vật Phương Định:

- Về hình thức bên ngoài, Phương Định tự hào nhận mình là "một cô gái khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Phương Định cũng vô cùng kiêu hãnh với đôi mắt, cửa sổ tâm hồn sâu rộng của mình, "thích ngắm mắt mình trong gương".

=> Phương Định vô cùng nữ tính, tự tin với những nét duyên dáng của con gái Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cô luôn tự hào về điều đó.

- Phương Định có nét cá tính, tâm lí kiêu ngầm rất nữ tính. Được các anh lái xe khen, cô cũng nghĩ thầm "xa đến đâu mặc kệ", tuy vậy khi ra chiến trường, phải đối mặt với những thử thách, cô vẫn quan tâm, biết nghĩ cho người khác và hơn hết sâu trong tâm vẫn luôn khâm phục những anh chiến sĩ, người đội mũ cối xanh có đính ngôi sao vàng.

- Dẫu cho phải sống và chiến đấu nơi cao điểm của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất, cô vẫn mang những nét nữ tính, trong sáng và mơ mộng riêng của bản thân. Chiến trường đầy hiểm nguy, gian khổ và đau đớn đã tôi luyện nét đẹp nữ tính, mơ mộng, trong sáng ấy của cô gái thành niềm kiêu hãnh để tiến lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng quân địch.

=> Qua nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn cũng như ngoại hình nhân vật Phương Định, người là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc năm xưa.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

20 tháng 2 2019

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

9 tháng 6 2019

a, “A! Lão già tệ lắm!...này à?”

b, “Cái vườn là là của con ta… mọi thức còn rẻ cả”

- Cả hai đoạn trích đều là cách dẫn trực tiếp, đoạn trích (a) dẫn lời, đoạn trích (b) dẫn là ý. Lời và ý ở hai đoạn trích này đều được dẫn nguyên văn

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:                Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại trong lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

                Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại trong lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 , tập 1)

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b. Chỉ ra các yêu tố miêu tả trong đoạn trích và nêu tác dụng của những yếu tố ấy.

0
24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

https://vndoc.com/cach-dan-truc-tiep-va-cach-dan-gian-tiep

" Nó cứ làm in như nó trách tôi. Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng:

=> Đây là lời dẫn trực tiếp

" A! Lão già tế lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à? "

=> Đây là lời dẫn gián tiếp