K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2016

Hình thức:

Sử dụng thể thơ lục bát

Nội dung:

So sánh ngầm cogn ơn cha mẹ vs lá rừng, tầng trời cao,....

( so sánh cụ thể vs trừu tượng )

Ý nghĩa: Người con không bao giờ được quên ơn công lao cha mẹ nuôi lớn mik thành người, phaik bik tôn trọng và đền đáp những thứ xứng đáng cho bậc sinh dưỡng của mình.

19 tháng 9 2016

Những câu Ca dao khác về bác Hồ:

  • Tháp mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

  • Cụ già thong thả buông cành trúc

Hồ rộng trời in mặt nước hồng,

Muôn vạn đài sen hương thơm ngát

Tuổi già vui thú với non sông.

  • Cụ Hồ ở giữa lòng dân

Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê.

Mỗi khi thư Cụ gửi về

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng.

Ai ngoài muôn dặm trùng dương

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.

  • Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ

  • Bông Sen thì để lễ chùa

Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.

  • Bác Hồ là dức ông cha

Là sao dẫu là vầng thái dương.

19 tháng 9 2016

a)Là lời của Bác Hồ.Nếu bạn hỏi tác giả của những câu thơ nói về Bác Hồ như nêu ở trên thì tôi chắc rằng bạn sẽ không nhận được câu trả lời thỏa đáng.Bởi đó là nhưng câu ca dao đã được lưu truyền từ rất lâu,mà đã là ca dao rất khó có thể xác định được tác giả.

b)công lao của Bác không phải chỉ cho một người được tự do, hạnh phúc, một thế hệ được tự do, hạnh phúc, mà cho nhiều thế hệ con cháu Việt Nam sau này, những người dân Việt Nam đi theo con đường Bác đã lựa chọn, được hy sinh vì đất nước cũng thấy tự hào và biết ơn Bác đã chỉ ra và lãnh đạo họ đấu tranh giành độc lập dân tộc, vậy thì lá rừng nào đếm được, vì sao nào đếm cho được?

 

“Đố ai đếm được lá rừngĐố ai đếm được hết từng trời caoĐố ai đếm được vì saoĐố ai đếm được công lao mẹ già”            Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hy sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ - người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.           Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang...
Đọc tiếp

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

 

           Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hy sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ - người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.

           Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, Mẹ em là một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu. Vì nhiều năm cực khổ, vất vả nuôi em khôn lớn, mà đôi mắt đã có nhiều vết chân chim, làn da cũng sạm đi nhiều. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt cánh cửa của tâm hồn. Nụ cười mẹ không đẹp như những cô diễn viên, ca sĩ, nhưng đối với em đó là những nụ cười đẹp nhất trên đời. Đó là nụ cười khi thấy em ăn thật ngon, khi nhìn thấy em khỏe mạnh vui chơi. Là nụ cười khi em đạt được điểm cao trong kì thi ở lớp. Là nụ cười khi em sà vào lòng mẹ, thủ thỉ kể đủ chuyện trên đời. Những nụ cười giản dị ấy, khiến em bất giác cười theo. Thế nhưng, cũng có lúc, em thấy ghét nụ cười của mẹ. Đó là những nụ cười gượng, cười giả để che đi nỗi buồn của mẹ. Chính là khi mẹ bị ốm, nhưng vẫn cố mỉm cười để mọi người không lo lắng. Là khi mẹ bị khách đến mua đồ mắng là bán đắt, nhưng cũng cố cười xòa kẻo sợ mất lòng khách. Là khi, thấy em bị điểm kém, tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn gượng cười để an ủi, động viên em. Chính vì những điều ấy, mà em càng thêm yêu thương mẹ rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ phải chịu nhiều vất vả. Đến cả những nụ cười cũng mang theo nhiều ưu phiền. Em chỉ mong mẹ luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Để những nụ cười xinh đẹp ấy luôn xuất phát từ niềm vui thực sự.

      Để bảo vệ nụ cười như thiên thần ấy, em luôn nỗ lực hết sức mỗi ngày. Ở trường em là một học sinh chăm ngoan, nghe lời. Ở nhà em là đứa con hiếu thảo, biết phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà. Em làm tất cả những điều đó, để mẹ vui vẻ và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.Nhiều lúc em muốn mình cứ mãi là cô bé nhỏ xíu ngày nào, có thể cuộn tròn trong vòng tay mẹ, để được mẹ xoa đầu, kể chuyện. Nhưng lại có lúc, em muốn mình lớn thật nhanh, để có thể thay mẹ cáng đáng mọi việc, chở che mẹ giữa cuộc đời. Nhưng dù thế nào, thì nó cũng cũng chung một chiến tuyến: đó là tình yêu mẹ bất tận trong em.

 

mn ơi văn biểu cảm về mẹ như này đã ổn chưa cần bổ sung thêm gì nữa ko ạ?? mn giúp mik với

1
28 tháng 12 2021

bn cần xuống dòng mấy chỗ ở thân bài á 

Bn thấy cái nào cần thì xuống dòng

Ko thì thôi ổn rồi

 

13 tháng 7 2017

a, Nhân vật ta là tác giả

b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:

+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên

+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ

⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ

Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm

→ Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.

        Bài tập: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:Dù con đếm được cát sôngNhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêuDù con đo được sớm chiềuNhưng không đo được tình yêu mẹ hiềnDù con đi hết trăm miềnNhưng tình của mẹ vẫn liền núi nonDù con cản được sóng cồnNhưng không ngăn được tình thương mẹ dànhDù con đến được trời xanhNhưng không đến được tâm hành mẹ điDù con bất hiếu một...
Đọc tiếp

        Bài tập: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

Dù con đếm được cát sông

Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu

Dù con đo được sớm chiều

Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền

Dù con đi hết trăm miền

Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non

Dù con cản được sóng cồn

Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành

Dù con đến được trời xanh

Nhưng không đến được tâm hành mẹ đi

Dù con bất hiếu một khi

Tình thương mẹ vẫn thầm thì bên con

Dù cho con đã lớn khôn

Nhưng tình mẹ vẫn vuông tròn trước sau.

Ôi tình mẹ tựa trăng sao

Như hoa hồng thắm một màu thủy chung

Tình của mẹ lớn khôn cùng

Bao dung vạn loại dung thông đất trời.

Ôi tình mẹ đẹp tuyệt vời

Làm con hiếu thảo trọn đời khắc ghi!

                                                      (Thích Nhật Tử)

Câu 1 : Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em

 về đoạn thơ trên.

2
18 tháng 1 2022

C1: điệp từ(dù,nhưng,ôi,tình)
tác dụng:nhấn mạnh cảm xúc

18 tháng 1 2022

BPTT điệp từ 

tác dụng:nhấn mạnh cảm xúc

 

19 tháng 9 2016

a, bài ca dao là do cha mẹ nói với con cái. " Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

b, Qua cách sử dụng hình ảnh so sánh, em cảm thấy công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, tình yêu của mẹ rộng như nước ở ngoài biển Đông. Tình cảm và công lao của cha mẹ lớn lao bao nhiêu vì những đứa con không thể nào mà đem so sánh hay kể hết vì nó nhiều lắm. Cha mẹ làm cho con tất cả hi sinh bản thân mình vì con. Con biết ơn cha mẹ nhiều lắm vì cha mẹ đã làm tất cả cho con, ở bên con. 

19 tháng 9 2016

trong mấy câu hỏi tương tự có mà bạn

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học...
Đọc tiếp

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .

a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?

( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học , mỗi khi em được lên lớp , ... Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ? Đó là những lúc nào ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào ? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình . )

b ) Lập dàn bài : Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài , Thân bài , Kết bài .

c ) Viết bài : Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài , Thân bài , Kết bài . Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương , kính trọng đối với mẹ ?

d ) Sửa bài : Sau khi viết xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?

14
27 tháng 6 2018

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
 

27 tháng 6 2018

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

13 tháng 12 2016
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữthương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động