K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

1.

a. nghĩa gốc

b. nghĩa chuyển - phương thức ẩn dụ

c. nghĩa chuyển - ẩn dụ

d. nghĩa chuyển - hoán dụ

2. Từ "chín" trong câu ca dao không dùng phương thức chuyển nghĩa như ở bai 1. đó là hiện tượng từ đồng âm.

Câu 5Đọc các ngữ liệu dưới đây và trả lời câu hỏi phía dưới:[A]. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!                                                          (Cây Tre Việt Nam - Thép Mới)          [B].                         Bão...
Đọc tiếp

Câu 5

Đọc các ngữ liệu dưới đây và trả lời câu hỏi phía dưới:

[A]. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

                                                          (Cây Tre Việt Nam - Thép Mới)

          [B].                         Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người…

                                                    (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

a. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích [A] (1,0 điểm)

b. Những từ bọc, ôm, níu trong đoạn trích [B] có nét chung nào về nghĩa? (0,5 điểm)

c. Hãy cho biết điểm giống và khác nhau trong cảm hứng viết về cây tre của các tác giả ở hai đoạn trích trên. (1,5 điểm)

d. Viết một đoạn văn diễn dịch (dài từ 8 đến 10 câu) để ghi lại cảm nghĩ của riêng mình về cây tre Việt Nam. (1,0 điểm)

Cứu em với ;-; cần gấp ạ

2
10 tháng 7 2021

a, 

Em tham khảo nhé:

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
=> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

b,

Đây là các từ chỉ hành động của con người, tác giả lấy hình ảnh cây tre để làm nổi bật vẻ đẹp con người

c,

Giống nhau: đều viết về cây tre,  tượng trưng cho những vẻ đẹp của con người VN

Khác nhau: Đoạn trích văn nói về vẻ đẹp phẩm chất con người VN trong chiến đấu dưới hình ảnh cây tre

Đoạn trích thơ nói về vẻ đẹp phẩm chất con người VN trong cuộc sống dưới hình ảnh cây tre

d, 

Tham khảo nha em:

Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.

10 tháng 7 2021

a) Biện pháp tu từ: Nhân hóa

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người

2 tháng 9 2017

c, Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam, tre đại diện cho con người

31 tháng 1 2018

a. Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

b. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

Phép điệp ngữ được sử dụng để nhấn mạnh sự gắn bó của tre với người tự ngàn đời. Tre gắn bó với con người kể cả trong cuộc sống chiến đấu máu lửa lẫn cuộc sống vất vả cần lao. 

Phép nhân  hóa "tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu" được sử dụng để nhấn mạnh những danh hiệu, tre không chỉ có tính cách như người mà còn có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được vinh danh

13 tháng 9 2018

c, Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ

4 tháng 7 2019

Từ “xuân”

    + Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới

    + Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ

Từ “tay”

    + Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm

    + Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó

→ Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.