K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 8 2018

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Nhân hóa từ "đi" (hạ đi), "nát" (kêu nát cả thân gầy), "tỉnh dậy" (sông Hương tỉnh dậy)

- So sánh sông Hương - say khướt.

b. Thể thơ thất ngôn (bảy chữ)

c. Từ gạch chân?

d. Đoạn thơ đã sử dụng phép nhân hóa và so sánh nhằm miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên. "Con ve kêu nát cả thân gầy" gợi ra âm vang tiếng ve ra rả suốt cả mùa hè. Sông Hương ở Huế vốn được biết đến là dòng sông lãng mạn bởi sông Hương luôn trôi lặng lờ, chầm chậm ôm lấy thành phố Huế. Bởi vậy mà tác giả có liên tưởng thú vị là sông Hương mơ màng như người say rượu. Cái hay của đoạn thơ là đã miêu tả thiên nhiên rất sinh động, lãng mạn. Cảnh vừa có hình ảnh, âm thanh, tác giả mở rộng lòng mình, dùng cả thị giác, thính giác và cả xúc giác để cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa hạ ấy.

20 tháng 10 2022

 cô ơi cô có thể làm rõ hơn về nghĩa của từ "nát "đc ko cô?

22 tháng 8 2018

a. Nhân hóa

b. Tự do

c

d. Qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, thấy bước chuyển biến của thiên nhiên đất trời. Các sự vật, con vật không chỉ là sự vật vô tri vô giác đơn thuần mà cũng mang hồn người, cùng hòa nhịp vào để diễn tả bước chuyển biến của thời gian.

Đề 1:Cho câu thơ sau           Khi con tu hú gọi bầy1.Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết nó thuộc bài thơ nào?của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng.3.Viết đoạn văn T-P-H (12c) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.Đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu...
Đọc tiếp

Đề 1:Cho câu thơ sau 
          Khi con tu hú gọi bầy
1.Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết nó thuộc bài thơ nào?của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng.
3.Viết đoạn văn T-P-H (12c) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.Đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu cảm thán,1 câu phủ định (gạch chân và chú thích.
4.Trong bài thơ trên,tiếng chim tu hú không chỉ xuất hiện ờ đầu bài thơ mà còn ở khổ thơ cuối.Điều đó có tác dụng gì? Hãy tìm 1 bài thơ khác đã học cũng có cấu trúc như vậy và nêu rõ tên tác giả.

Giúp mik với ạ mik đang gấp ạ :(((

0
8 tháng 8 2023

Xác định: BPTT so sánh và BPTT nhân hóa.

Chỉ:

BPTT so sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

BPTT nhân hóa: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa".

15 tháng 9 2016

1) " rất kịch" có nghãi là giả tạo , dối trá , không đúng sự thật 

2) a) cổ tục là những luật lệ hà khắc của thời xưa cũ nhằm kìm nén sự phát triển của ng phụ nữ Việt Nam.

B) so sánh, liệt kê.

C) qua biện pháp nghệ thuật so sáng và liệt kê kết hợp việc dùng các động từ mạnh như : vồ , cắn , nhai, nghiến trong câu văn : "giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cụ thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến ch kì náy vụn mới thôi" đã thể hiện rất rõ được sự căm ghét , hận thù của nhân vật bé Hồng . Em ghét những hủ tục xưa cũ đã khiến mẹ của em phải sinh đẻ 1 cách giấu giếm, không cho mẹ em một con đường  , lối thoát khiến mẹ khổ sở , cực nhọc . Em muốn bảo vệ mẹ , che chở cho mẹ . Qua tất cả các biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu văn , tác giả đã cho thấy được Hồng là 1 chú bé có tình yêu thương mẹ vô cùng.

15 tháng 9 2016

Ai hướng dẫn giúp mình với

 

7 tháng 5 2021

tham khảo

a, 

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng hao la thâu góp gió…”.

So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngán nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu: “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão. Câu thơ mở ra một khung cảnh ra khơi hùng tráng, mĩ lệ. Khung cảnh đó càng trở nên kì vĩ hơn với hình ảnh:

 

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”.

Lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình, tác giả như muốn huyền thoại hóa, mang màu sắc linh thiêng thổi hồn vào cánh buồm

-> Biện pháp so sánh

7 tháng 5 2021

b, tham khảo

Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài "cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.". Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng.Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài.

16 tháng 8 2019

 - Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

   - Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.