K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2022

tk Đoạn thơ tuy ngắn nhưng chứa đầy những lời dạy quý giá của người cha đối với đứa con của mình. Người cha dạy con biết bao nhiêu là điều. Đó là không nên cười giễu những người ăn mày, không nên hỏi quê hương họ ở đâu. Những lời dạy ấy thể hiện giá trị nhân văn rất sâu sắc. Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ. Dẫu cho họ có hoàn cảnh cơ cực, có úa tàn thì cũng không nên xa lánh họ, mà trái lại nên đồng cảm, chia sẻ và trân trọng họ. Cũng nên tinh tế khi chia sẻ với họ, đừng làm tổn thương tinh thần ngay khi về mặt vật chất họ cũng đã quá thiếu thốn. Những lời người cha dạy con xuất phát từ sự trải nghiệm trong cuộc sống. Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi… Vì thế, con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.Như vậy, người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

31 tháng 12 2022

 Tham khảo:

   Đoạn thơ tuy ngắn nhưng chứa đầy những lời dạy quý giá của người cha đối với đứa con của mình. Người cha dạy con biết bao nhiêu là điều. Đó là không nên cười giễu những người ăn mày, không nên hỏi quê hương họ ở đâu. Những lời dạy ấy thể hiện giá trị nhân văn rất sâu sắc. Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ. Dẫu cho họ có hoàn cảnh cơ cực, có úa tàn thì cũng không nên xa lánh họ, mà trái lại nên đồng cảm, chia sẻ và trân trọng họ. Cũng nên tinh tế khi chia sẻ với họ, đừng làm tổn thương tinh thần ngay khi về mặt vật chất họ cũng đã quá thiếu thốn. Những lời người cha dạy con xuất phát từ sự trải nghiệm trong cuộc sống. Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi… Vì thế, con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm. Như vậy, người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

11 tháng 9 2019

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

- Tình yêu quê hương đất nước

- Tình yêu thiên nhiên

- Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.

27 tháng 12 2021

tham khảo :

 

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đức, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu người để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng hình ảnh của mẹ vẫn là thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn con cho đến tận bây giờ và sẽ không bao giờ phai.

"Mẹ như hiện giữa mây xanh

Dịu dàng vẫy gọi con nhanh trở về."

Nhưng mẹ biết không? Tận sâu thẳm lòng mình, bao giờ con cũng biết: "Trên đời này, nếu có một tình yêu thật sự, thì đó là tình yêu của mẹ!" Con biết con còn nợ mẹ cả một cuộc đời, cả một tấm chân tình bao la như trời biển. Sẽ chẳng bao giờ con trả được công sinh thành và nuôi nấng của mẹ, nhưng trong trái tim con vẫn luôn ấp ủ một ước mơ và con muốn đi tới cuối con đường để thực hiện ước mơ ấy:

"Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời Mẹ ru..."

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu người để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng hình ảnh của mẹ vẫn là thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn con cho đến tận bây giờ và sẽ không bao giờ phai. Mẹ là ngọn lửa đỏ thắm luôn luôn bên cạnh con dù bất cứ nơi đâu, mẹ đã hy sinh cho tất cả những gì con đang có của hôm nay và nó sẽ đi hết suốt hành trình của con trong tương lai. Mẹ che chở cho con giống như bầu trời che chở cho vạn vật . Mẹ chính là tất cả, tất cả những điều mà con đã học được và con đang có .

Giờ phút nào cũng là giờ phút thiêng, bước đi nào cũng có lúc khập khiễng rồi vững vàng thì Trăng cũng vậy, có lúc sáng trong, chiếu soi khắp cõi thiên hà mà cũng có những khi trăng sáng đó mà mình chưa bao giờ thấy được. Bản chất trăng là vậy, nó muốn sáng thì tự nhiên nó sáng và nó tối là nó tối, không có thể ai buột ràng. Vì trăng làm chủ được đường đi nẻo về của mình. Trăng càng huyền mờ là trăng đẹp, trăng tỏa thành thị thôn quê cũng có nét đẹp tuyệt nhiên ấy! Trăng với mẹ cũng vậy, chưa bao giờ biết phân biệt bốn mùa. Trăng là nguồn uyên nguyên, là cội nguồn yêu thương “không trước không sau". Trăng đến đi tự tại, như mẹ cũng đã đến nơi này rồi ra về bến bờ bên kia.

Ngày của Phật về trên quê hương, cũng có nghĩa là ngày của mẹ rời khỏi trần thế. Con rất biết mình đang đứng giữa hai dòng sông. Dòng sữa mẹ và dòng tâm cảm của Phật. Cái ngày này là cái tia nắng cô đơn, ngày mà con biết, con phải cố gắng vượt qua sự cô đơn đó hay cũng có thể là cái ngày kỷ niệm nhất trong đời:

“Cha mẹ ân thâm tợ biển trời

Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi

Mở vòng tay lớn vì con trẻ

Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời”

Lúc đó không còn gì để mà nói, tôi chỉ biết ' từng dòng sông nước mắt' như trút xuống tuổi đời của tôi. Thế rồi tôi cũng nhận ra được lẽ sống vô thường trăm năm của nhân loại mà bất kỳ ai không thể tránh khỏi quy luật tự nhiên đó.! Tôi bước ra sân chùa, lãng đãng niệm Phật một mình và tìm đến những bóng dáng cổ thụ trong đất chùa để ôm choàng và tiếp tục "vô ngôn"...

Sau đó, muôn vật cả trở về an ủi và gần kề bên trái tim tôi trong đêm ngàn sao tỏa chiếu, ánh trăng ngời sáng và trên tất cả là loài hoa làm cả cuộc đời tôi không thể nào quên nỗi đó là hoa sứ trắng, vườn hoa đại nằm quạnh côi một góc bảo tháp của Hòa thượng Minh Châu. Thế rồi tôi bước tới thật gần và nhặt từng cánh hoa sứ rụng để thầm thì vài ba câu "con xin chia tay- con xin cầu nguyện". Chính cái ngày này vào khoảng năm trước, con đã đối diện với những sự cô đơn khi mẹ đã nhẹ bước qua đời.

11 tháng 9 2021

chép mạng à

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Bài thơ "Con chim chiền chiện" được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập "Hai bàn tay em". Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: "Bay vút, vút cao", "Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi", "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình.

12 tháng 12 2019

"Bánh trôi nước" là một bài thơ rất hay của bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương viết để nói về hình ản của người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu văn "Thân em vừa trắng vừa tròn" thể hiện nên cái sự duyên dáng, sự đẹp đẽ hiền hậu và đầy sức sống của người dưới thời phong kiến, sau khi đọc câu này chắc các bạn đều nghĩ rằng phụ nữ thời đó rất sung sướng, cuộc sống của họ không có gì phải lo âu. Nhưng khi đọc tiếp "Bảy nổi ba chìm với nước non" thì nó lại thể hiện lên sự long đong. bấp bênh của người phụ nữ, thể hiện cái sự đau đớn, cay nghiệt mà người phụ nữ phải trải qua, họ phải sống phụ thuộc, sống dựa dẫm vào người đàn ông, họ chẳng có quyền lợi gì trong xãz hội cả, dù họ than khóc, khẩn cầu thì cũng chẳng ai quan tâm hay để ý, mà nếu có thì chắc gì họ đã giúp đượcvì người quan tâm cũng chỉ là người phụ nữ như họ mà thôi!"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" và "Mà em vẫn giữ tấm lòng son"gợi lên việc dù có đau khổ hay bất hạnh nhưng người phụ nữ không vì thế mà đánh mất đi lòng tự trọng vốn có của họ, họ vẫn kiên quết chịu đựng, chung thủy với người đàn ông, họ vẫn giữ bên họ tấm lòng chung thủy, son sắt. Em cảm thấy người phụ nữ dưới thời phong kiến rất khổ cực, cuộc sống của họ bất công, mặc dù họ rất đẹp, duyên dáng và đầy sức sống, họ luôn phải khổ sở như vaayjnhuwnghoj vẫn là một con người rất chung thủy.

Bài ktra 1 tiết của mình đấy!!! Tự biên, tự diễn mà điểm vẫn cao mới hay chớ (do cô dặn chuẩn bị 2 đề  cô cho mà quên làm mất)   Ahihi...

                                                                              Còn nữa,NHỚ K CHO MÌNH ĐÓ

12 tháng 12 2019

thank

5 tháng 1 2022

Rằm tháng giêng là một trong những bài thơ về trăng của Bác Hồ. Câu thơ đầu đã thể hiện rằng vầng trăng mùa xuân đang tỏa sáng khắp cả núi rừng Việt Bắc. Còn câu thơ thứ hai, Bác đã rất tinh tế trong việc sử dụng điệp ngữ "xuân'' để thể hiện rằng sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời, sông xuân nước xuân như đang giao hòa với bầu trời mùa xuân vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, tràn đầy sức sống. Quả là Bác phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng mới có thể viết nên những vần thơ tuyệt bút đến vậy! Tuy vậy, qua câu thơ thứ ba, Bác không phải đang ngồi ngắm trăng như biết bao nhà thơ khác mà Bác làm thơ trong lúc bàn luận việc quân sự trên một dòng sông mịt mù đầy khói sóng. Đọc câu thơ, em cảm thấy khâm phục Bác biết bao! Câu cuối lại gợi ra hình ảnh một con thuyền cách mạng chở đầy trăng đang lướt đi trên dòng sông cũng tràn ngập ánh trăng. Ôi! Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng! Bài thơ Rằm tháng giêng quả là một bài thơ tuyệt vời của Bác. Qua bài thơ này, em học tập được ở Bác là phải ra sức học tập tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, văn minh hơn, xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.

4 tháng 1 2022

Đề là gì ạ ?