K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

Nội dung bài :

Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.

trả lời câu hỏi  :

1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Trả lời:

Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.

Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.

3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

Trả lời:

Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...

4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

Trả lời:

Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.

9 tháng 10 2018

Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:

            Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

            Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

            Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?

Trả lời:

Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:

            Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

            Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lấp loáng trên sông.

3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?

Trả lời:

Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là:

          Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

          Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

          Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

          .................

          Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên

          Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

9 tháng 10 2018

Chép mạng kìa Trương Lan Anh :))))

14 tháng 11 2021

Tả cảnh đẹp của rừng ng ta tả

HT

(sorry mik chỉ nhớ thế thôi)

14 tháng 11 2021

Nội dung bài kì diệu rừng xanh

Vẻ đẹp bí ẩn của rừng thẳm hiện lên qua mỗi bước chân. Những cây nấm đầy màu sắc như một lâu đài kiến trúc. Rừng chuyển động bởi những con vượn, con chồn sóc chuyền cành. Rừng lại từ âm u chuyển sang vàng rực bởi cây khộp. Rừng xanh thật kì bí.

→ Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

15 tháng 11 2021

Câu 1

Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.

Câu 2

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.

Câu 3

Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Phương pháp giải:

Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?

Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?

Lời giải chi tiết:

Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

Câu 4

Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Phương pháp giải:

Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.

Lời giải chi tiết:

“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống. 

Bài đọc

Chuyện một khu vườn nhỏ

              Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

              Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

             Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ

Cầu viện: xin được trợ giúp

#Mai

15 tháng 11 2021

huyện Một Khu Vườn Nhỏ

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.

Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo Vân Long

Chú thích:

  • Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ
  • Cầu viện: Xin được trợ giúp

2. Nội dung bài Chuyện một khu vườn nhỏ

Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

3. Cách đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.

- Diễn cảm giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng Ở các từ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt...). Đọc đúng giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, thâm trầm của người ông.

4. Soạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ

Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Trả lời:

Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm

  • Cây quỳnh lá dày, giữ được nhiều nước.
  • Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Những cái vòi ấy đã quấn chặt nhiều vòng cây hoa giấy, rồi một chùm ti gôn hé nở.
  • Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, về sau nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…

Câu 3 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Trả lời:

Khi tiếng con chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu, bắt sâu, rỉa cành, hót lên mấy tiếng líu ríu, bé Thu vội xuống nhà Hằng, mời bạn lên xem. Lâu nay, Hằng cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. Bé Thu mời Hằng lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi…

Câu 4 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)

Em hiểu "Đất lành chim đậu" là như thế nào?

Trả lời:

Câu tục ngữ "Đất lành chim đậu" có nghĩa đen là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân.

câu 3

Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

Phương pháp giải:

Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.

Trong rừng bao gồm những màu sắc gì: “lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng…”

Lời giải chi tiết:

Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...

câu 4

Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.



 

24 tháng 5 2019

Là nơi lưu giữ được nhiều loài động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tổn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.

4 tháng 3 2020

trả lời nhanh hộ mk với ha

20 tháng 4 2018

em se hoc tap duoc la phai trung thuc tu nhung viec nho nhat

Miêu tả cảnh đẹp của biển qua từng khoảng thời gian, từng góc độ khác nhau

5 tháng 5 2019

ai muốn kết bạn với mình thì cứ tự nhiên

trái nghĩa từ cao thượngthấp thượng

24 tháng 8 2021

từ trái nghĩa với từ cao thượng là: Tầm thường, hèn hạ, nhỏ nhen , thấp hèn