K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm đã mang linh hồn cả một làng chài ấy? Đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

3 tháng 8 2021

cảm nhận về hình ảnh con thuyền chứ ko phải con thuyền ra khơi, đọc kĩ lại đề đi em ơi

2 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương. Hãy (Câu cầu khiến) yêu quê hương chúng ta như cách tác giả đã bày tỏ trong đoạn thơ cũng như bài thơ này!

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

15 tháng 3 2022

 

Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

3 tháng 2 2021

 

 đoạn thơ thứ 3. ???

2 tháng 3 2022

đoạn thơ đâu

2 tháng 3 2022

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.