K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2020

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?

- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

1
19 tháng 2 2019

Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

  - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

27 tháng 5 2020

Phương thức biểu đạt: nghị luận

27 tháng 5 2020

PTBĐ: Nghị luận

Sau nữa, việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. (in đậm: vật liệu biết nói) Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị “chúa tỉnh” – mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị “chúa tỉnh” – ra lệnh cho bọn quan lại dưới...
Đọc tiếp

Sau nữa, việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. (in đậm: vật liệu biết nói)
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị “chúa tỉnh” – mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị “chúa tỉnh” – ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở [...] thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.
Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này phải chịu chết thôi nhưng không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
[...] Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho Tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao triều mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”. (in đậm: tấp nập; không ngần ngại)
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”?
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

1
26 tháng 3 2018

(1)chỉ ra các yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong đoạn trích

(2)các yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa cảnh bắt lính tàn acsvaf sựu ngụy biện, giả dối của thực dân pháp

(3)em có nhận xét gì về sức thuyế phục của đoạn varawnneeus lược bỏ nhũng yếu tố tụn sự và miêu tả đó?

6 tháng 4 2018

Trả lời giúp mk nha

mơn nhìu

Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn
Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn? Nhiều người ví von rằng hẻm Sài Gòn như những con lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hòa vào đại lộ thênh thang. Kỳ thực, hẻm chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tạo ra phần hồn cho thành phố.Nhiều hẻm ở Tân Bình là chốn cư trú của người miền Trung mà đại diện là dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

Nhiều người ví von rằng hẻm Sài Gòn như những con lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hòa vào đại lộ thênh thang. Kỳ thực, hẻm chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tạo ra phần hồn cho thành phố.Nhiều hẻm ở Tân Bình là chốn cư trú của người miền Trung mà đại diện là dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những con hẻm này đã hình thành từ trăm năm nay. Phần lớn người trong hẻm là dân tứ xứ tập trung về rồi tạo thành cộng đồng gắn bó với nhau. Bước chân vào những con hẻm này người ta thấy vừa cũ kỹ, vừa bình dị như bước vào một làng quê nào đó. Nhưng dù cho có bao nhiêu cách gọi tên, hẻm Sài Gòn vẫn là phần hồn tinh túy của văn hóa Sài Gòn, là mạch ngầm của đời sống người Sài Gòn, là thứ lắng đọng lại sau những ồn ào, phồn hoa của hình ảnh một TP.HCM hiện đại đang trỗi dậy. Nơi đây gợi nhiều xúc cảm, gợi nhiều thương nhớ cho những ai từng một lần sống trong hẻm Sài Gòn.

A. Bố cục lộn xộn

B. Bố cục rõ ràng

1
31 tháng 12 2017

Chọn đáp án: A

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
Mọi người ơi !giúp em với ( đang cần gấp , sáng mai phải nộp )cho đoạn văn : " Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ , thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi , ... toàn những cớ đẻ cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ... Vợ tôi không ác , nhưng thị khổ quá rồi...
Đọc tiếp

Mọi người ơi !giúp em với ( đang cần gấp , sáng mai phải nộp )

cho đoạn văn : " Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ , thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa , bỉ ổi , ... toàn những cớ đẻ cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương ... Vợ tôi không ác , nhưng thị khổ quá rồi . Một người đau chân có lúc náo quên được cái chân đau của mình đẻ nghĩ đén 1 việc gì khác đâu ? Khi người ta khổ qua thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa . Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau , ích kỉ che lấp mắt . "

' Ngữ văn 8 tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội '

1. đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? của ai ?

2. tác phẩm được ra đời trong giai đoạn , lịch sử nào ?

3. Những suy nghĩ trong đoạn văn trên của nhân vật nào ?

4. phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?

5. phân tích câu : " Vợ tôi không ác nhưng Thị khổ quá rồi "

6. nêu nội dung chính của đoạn văn trên .

7. từ : ' chao ôi ' thuocj từ loại gì ? đật 1 câu có từ chao ôi

8. từ nội dung của đoạn văn trên , em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay ?

 

2
27 tháng 11 2016
  1. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
  2. Trước cách mạng tháng tám
  3. Ông giáo
  4. Tự sự xen biểu cảm
  5. Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
  6. Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
  7. Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
  8. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
22 tháng 8 2019
  1. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
  2. Trước cách mạng tháng tám
  3. Ông giáo
  4. Tự sự xen biểu cảm
  5. Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác
  6. Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất
  7. Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.
  8. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ