K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2020

Theo dõi Trung tâm tin tức VTV24 những ngày qua, ta không thể bỏ sót điểm tuần về nạn tin giả đang làm hoang mang dư luận bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Phòng chống dịch trên mặt trận tuyên truyền cũng là một cách. Tuy nhiên, khi đã thông tin về dịch bệnh virus Covid-19 trên các phương tiện truyền thông nói yếu tố tiên quyết là phải đúng sự thật. Song một số người muốn làm “người hùng” trong dư luận bằng sự nhanh nhảu đoảng, vội vã hấp tấp dễ gây ra hệ lụy cho mọi người. Trong khoảng 20 trường hợp đã bị xử phạt do vi phạm hành chính theo Nghị định 15/2010/NĐ-CP đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật. Một số người đã lầm tưởng, ngộ nhận về mình, tự sướng với việc mình đã “đưa tin nhanh hơn các báo” về các trường hợp dịch bệnh COVID-19. Không ít trường hợp đưa những thông tin chính xác theo các nguồn từ phương tiện thông tin đại chúng đã đăng, nhưng kèm theo là những bình luận gây gợn nỗi lo lắng, phập phồng cho người xem, người nghe. Thay vì chỉ ra những biện pháp thì mỗi người cần tự nâng cao ý thức về phòng ngừa dịch bệnh, nắm bắt thông tin từ những nguồn đảm bảo, tin cậy. Với những thông tin về dịch bệnh COVID-19 hiện nay, sự tùy tiện và thiếu trách nhiệm đó có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Vì một mạng xã hội không tin giả, hãy là người dùng có trách nhiệm và có chọn lọc.

Từ trước đến nay chúng ta luôn nhận được những tình thương yêu vô bờ bến của của bố mẹ người ta gọi là tình mẫu tử ,tình phụ tự,còn bây giờ trong đại dịch Covid-19 chúng ta nhận được tình đồng bào. Trong tình trạng đất nước hiện nay, đang diễn ra rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống dịch covid-19 mỗi người dân được coi như một chiến sĩ đang đối mặt trên chiến trường dịch bệnh trong đó ko thể kể hết những công lao của những cán bộ y tế, công an các chiến sĩ bộ đội .Họ ngày đêm túc trực canh tác bảo vệ đời sống của nhân dân mà quyên mình, có khi họ ko còn thời gian để ăn chưa hay chăm lo cho sức khỏe của mk ,những y bác sĩ làm việc cật lực họ không được gặp gia đình của mình có lúc họ bị ngất bởi làm việc quá sức, chỉ vì họ luôn mang trong mk trách nhiêm đối với tổ quốc là cứu sống bao nhiêu con người đang bị nhễm bệnh chờ đc cứu chữa. Những anh bộ đội công an phải ngủ ngoài trời, ngoài rừng để có thể nhường nơi ở cho những người đang trong quá trình cách ly. Những người anh hùng ấy luôn hi sinh thầm lặng để cho người dân luôn cảm thấy được an toàn họ mang trong mk ý thức trách nhiệm cao cả. Là công dân của nước Việt Nam chúng ta hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh ko cho lây lan hãy làm những việc mà chúng ta có thể làm để một đất nước ko có virus.

17 tháng 3 2021

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.

Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.

Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.

Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.

Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.

Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.

Những chiến thuật riêng có của Việt Nam

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.

Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.

Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.

Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.

3 tháng 4 2020

Đại dịch COVID-19[5][6] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.[7] Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019,[a] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[b] có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.[8][9][10] Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[11]

Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày,[c][13] đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng.[14] Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.[15][16][17]

Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[18][19][20] Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.[21]

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng.[22] Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2.[23][24] Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[5][6][25][26][27][28]

Tính đến ngày 3 tháng 4 năm 2020, đã có hơn một triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,[3] với hơn 50.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 200.000 ca đã phục hồi.[2]

Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[29]

Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[30][31] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.[32][33

23 tháng 5 2022

Tham khảo

Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

23 tháng 5 2022

refer

BÀI NGHỊ LUẬN 1

Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

28 tháng 5 2020

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-coV-2,hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên đc ghi  nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc ,bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi ko rõ nguyên nhân , giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm ng này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những người thương nhân buôn bán và làm vc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và đc cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên , kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi .Các nhà khoa học Trung Quốc trc đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập đc một chủng loại coronavirus mới, đc tổ chữ y tế thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trc đây .Sự lây nhiễm từ ng sang ng đã đc xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 nắm 2020

Chịu.Khó quá(tui dốt văn mà)

Hok tốt

^_^

22 tháng 2 2023

Một số luận điểm, ý chính cho bạn:

- Lợi ích của việc học tập chăm chỉ là gì?

+ Giúp cho ta trở nên linh hoạt hơn trong việc giải bài, tiếp thu bài học.

+ Có nhiều kiến thức hơn, việc học trở nên nhẹ nhàng.

+ "Học tập" là con đường ngắn nhất đi đến thành công.

+ Không phụ công sức ba mẹ nuôi ăn học.

+ ....

- Tác hại của việc học tập lười biếng:

+ Sống vô nghĩa, phụ công ba mẹ và thầy cô.

+ Vô tri với thế giới, xh từ đó tâm hồn và trí óc không được rộng mở.

- Hậu quả của việc lười học:

+ Khó có tương lai tốt đẹp.

+ Sau này hối hận vì phải lao động chân tay, không có tiếng nói trong xh.

+ ....

- Đưa ra giải pháp cho các bạn:

+ Lập thời gian học cho bản thân.

+ Học nhóm.

+ ...

- Liên hệ bản thân và tổng quát lại bài.

25 tháng 4 2018

Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên.  Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.  Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì.  Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta.  Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay.  Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên.  Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng  trọt những sản vật mà nơi ta đi qua.  Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua.  Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học.  Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú.  Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn.  Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,.  Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh.  Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.  Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này.  Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người.  Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm.  Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con  người.  Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện.  Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

27 tháng 2 2021

chắc bây h hết cần rồi nhỉ

16 tháng 12 2023

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

14 tháng 3 2021

tinh thần trách nhiệm của mọi người trong thời kì COVID- 19 nhé mọi người