K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2021

Phần thưởng học sinh giỏi mỗi năm của em là những chuyến đi du lịch đến những danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi bước đi lại thấy non nưởc mình đẹp đẽ, tươi xinh đến lạ. Nhưng cũng càng đi lại càng thấy yêu quê hương ruộng đồng của mình nhiều hơn nữa. Có lẽ chẳng có hình ảnh nào gợi đến sự trù phú, đầm ấm của làng quê hơn một cánh đồng lúa chín.

Với người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như quê em, lúa được trồng vào hai vụ hè thu và đông xuân. Như thế cũng có nghĩa là sẽ có hai thời điểm lúa chín trong năm: mùa hè vào tầm tháng tư, tháng năm, mùa thu vào tầm tháng chín, tháng mười. Nhưng em thích nhất cánh đồng lúa chín của vụ đông xuân. Ấy là vào khoảng thời gian rất đẹp, lúa chín như thành quả của một mùa xuân thắng lợi.

Cuối mùa xuân, trời không còn mưa phùn lất phất. Nắng đầu hạ nhẹ nhàng mơn man rải những hạt vàng thúc giục lúa xanh nhanh chín. Nhanh lắm đấy! Tuần trước lúa hãy còn xanh, bác nông dân còn lo đi tháo nước ruộng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, cả cánh đồng đã rực lên sắc vàng lạ kì: sắc vàng tươi của nắng trời ban tặng. Có ai chịu khó dậy sớm từ bổn năm giờ sáng, chạy ra cánh đồng để hít thở hương sắc của buổi mai sẽ được hương lúa mơn man mát dịu trên da: lúa đang ướp hương cho những con người lao động cần cù, chăm chỉ. Nhưng những ngày cuối vụ như vậy mau sáng lắm, cũng chỉ có một vài giây phút thư thái thế thôi. Nắng lên rất nhanh để từ trên tầng cao nhìn xuống, cánh đồng giốmg như một chiếc bánh mật vuông vức béo ngậy. Nắng rải một nong tơ đánh thắm lúa vàng. Ấy là món quà mà thiên nhiên cùng tiến cho công sức lao động miệt mài, chăm chỉ của các cô bác nông dân trong suốt một mùa làm.

Lại gần hơn nữa mới biết hạt nặng trĩu bông làm nghiêng thân cây phủ lấp cả bờ nhìn xa dễ tưởng cả cánh đồng là một ruộng lúa khổng lồ không phân bờ, phân ruộng. Lá lúa nhiều ruộng vẫn còn xanh mà bông đã vàng xuộm lại. Có lẽ thấy bạn bè bên cạnh đã chín cả rồi, hạt sợ còn xanh sẽ lạc lõng quá ư?! Nhưng phần đa lá đã vàng ram ráp giục gọi người nông dân mang về làm rạ. Hạt lúa mẩy tròn đều đặn không phụ công người chăm bón suốt bấy nay. Nhìn sang tứ phía ta như được đứng giữa một biển vàng mênh mang rập rờn sóng dậy. Hương lúa chín cũng xoáy quanh theo hướng gió trong một không gian sóng sánh mật vàng. Tất cả gợi lên một cái gì ngây ngất say mê đến lạ. Chim sẻ, chim sâu gọi nhạu ríu rít sà xuống để rồi đứa chọn bé hạt, đứa chọn thằng sâu, loáng một cái lại vút lên miệng ngậm hạt mồi đập cánh sung sướng. Lúa rì rào cọ cọ vào cổ chân thì thầm ngôn ngữ của đồng quê giục người mang liềm, ôm đai đến đồng gặt hái.

Tôi. biết quê hương đã đổi mới nhiều, những cánh đồng lúa vàng đang và sẽ ít đi để nhường chỗ cho những khu nhà cao tầng hiện đại. Nhưng tôi cũng biết quê hương mình đi lên từ những mùa vàng như thế. Khoảnh khắc êm đềm của làng quê nhè nhẹ thấm vào lòng tôi nhắc nhở mình nhớ đến công sức của mẹ cha, nhớ đến cái đức hay lam hay làm của bà còn cô bác. Hành trang tôi mang theo vào đời sẽ có những mùa vàng long lanh, rập rờn sóng mật của quê hương.

7 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

1.Mở bài: Giới thiệu cảnh cánh đồng đang mùa gặt hái.

(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)

 

2. Thân bài:

 

a. Tả bao quát

- Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)

b. Tả chi tiết

- Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

- Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

- Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

c. Quang cảnh ngày mùa

- Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

- Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

- Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

- Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi

 

3. Kết bài:

 

- Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt

- Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?

7 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về cánh đồng lúa chín mà em muốn miêu tả.

Gợi ý: Ở quê em vào những ngày hè tháng 6, nhịp sống bỗng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Người rửa sân, người dọn kho, người thuê máy móc… Tất cả, là bởi vì ruộng lúa được chăm sóc suốt bao tháng trời, nay đã đến ngày thu hoạch. Cả một cánh đồng rộng lớn ấy nay đã chín vàng ươm.

b. Thân bài

- Miêu tả khung cảnh chung ở cánh đồng:

Bầu trời mùa hè cao và rộng, trong xanh không một gợn mây

Ánh nắng ấm áp đổ thẳng xuống cánh đồng, ngôi làng như dòng suối

Những hàng cây đa, cây tre, cây bàng dọc bờ ruộng cao lớn, xanh um tỏa bóng mát

Vạt cỏ theo lối đi giữa các thửa ruộng tươi tốt, xanh ngắt

Luống nước chảy men theo các ô ruộng đầy nước mát, chảy róc rách vui tai

Trên tán cây, bầy chim sẻ ríu ra ríu rít chờ ngày mùa diễn ra

Những cơn gió mát rượi, quét qua cánh đồng, dòng sông mang theo hương lúa chín thơm ngào ngạt 

- Miêu tả cánh đồng lúa chín:

Cả cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay nay đã chín vàng rực rỡ

Màu vàng của lúa đẹp như màu của vàng bạc, châu báu vì nó mang đến sự ấm no, yên vui cho dân làng

Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa hè, cả cánh đồng như phát sáng

Những bông lúa cong mình xuống như lưỡi liềm, phất phơ trong gió

Trên bông lúa là các hạt thóc vàng mẩy như hạt cườm, nặng trĩu

Mỗi khi có gió thổi qua, các bông lúa rung rinh, nhấp nhô, khiến cánh đồng như mặt biển đang dậy sóng

Thỉnh thoảng lại bắt gặp vào cánh cò trắng muốt bay lượn là là sát mặt lúa, đẹp như tranh vẽ

- Miêu tả hoạt động của con người trên cánh đồng lúa chín:

Người nông dân kiểm tra tỉ mẩn từng bông lúa, từng thửa ruộng để chọn ngày gặt hái

Người đi xem lúa đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc vì được đón một mùa bội thu

Ven bờ, các máy gặt đã được đưa về, chờ ngày sử dụng

Lác đác vào bạn học sinh ra đồng xem lúa theo bố mẹ, ngồi chơi đủ trò trên bãi cỏ cạnh cánh đồng

Có một vài người khách đem máy ảnh, điện thoại ra chụp để lưu giữ lại vẻ đẹp tuyệt vời này

c. Kết bài

Tình cảm của em dành cho cánh đồng lúa chín.

Gợi ý: Em yêu lắm cánh đồng lúa chín vàng ươm rực rỡ. Không chỉ vì đó là một cảnh đẹp tuyệt vời. Mà còn vì đó là thành quả sau bao ngày tháng vất vả của ông bà, cha mẹ. Em mong rằng trời hãy cứ mưa thuận gió hòa, người dân vẫn cứ khỏe mạnh, cần cù, để cánh đồng mỗi năm lại được hai lần vàng ươm.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
27 tháng 12 2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (giới thiệu sơ lược vì câu nói được rút ra từ văn bản ấy).

- Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn ý kiến.

2. Thân bài:

- Giải thích câu nói "Quen rồi" theo ngữ cảnh của câu văn, trong văn bản.

- Chứng minh, bình luận:

+ Câu nói ấy là cách diễn đạt khác về sự chịu đựng.

+ Câu nói đó có phải là cách nói thỏa hiệp, buông xuôi.

- Dẫn chứng: từ văn bản và hiện thực đời sống.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa, các nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói, sức chịu đựng của con người.

28 tháng 12 2022

Mình lấy những dẫn chứng nào thì ổn và tiêu biểu ạ ?

17 tháng 6 2018

Cảm xúc của “khách”:

- Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc → Có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào

    + Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông, tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách

- Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử

- Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư

2 tháng 5 2017

Trước hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm ”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...” "bờ lau...”, "bến lách... ”... “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

21 tháng 4 2021

Triết gia người Pháp René Descartes đã từng có câu: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”. Đúng thế, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên có một bộ phận không ít các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng và thiếu tích cực trong việc đọc sách.

Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, thẻ tre, vải, cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Còn đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. 

Vì thế, có thể khẳng định tầm quan trọng lợi ích của sách và việc đọc sách là vô cùng to lớn đặc biệt là với thế hệ học sinh. Nhà mĩ học, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”. Sách là nguồn tri thức bất tận. Mỗi cuốn sách với những chủ đề lĩnh vực khác nhau nhưng đều cùng mục đích hướng tới cho bạn đọc những giá trị mới. Sách không chỉ lưu giữ nguồn tri thức khổng lồ mà còn truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng con người đến chân thiện mỹ. Mỗi người đọc sách là một người văn minh, cả xã hội đọc sách để nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

Thế nhưng, hiện nay, đọc sách gần như là một khái niệm xa xỉ với giới trẻ. Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách,không bằng số lẻ. Đặc biệt là ở học sinh. Một số bạn thì chưa có thói quen đọc sách, số khác lại đọc theo phong trào, không thực chất. Hay có nhiều bạn thường xuyên đọc các loại truyện tranh có nội dung vô bổ trong khi lại ít tìm đến các loại sách khoa học. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách.

Có không ít ví dụ về việc học sinh đang ngày càng quay lưng lại với sách. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được. Hay khi ta lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản. Trong khi đó, rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ.

Điều đó đã dẫn tới những hậu quả đáng buồn. Đó là khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách, thì ta trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Hơn thế nữa, không đọc sách còn làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. 

Vậy nguyên do là đâu? Trước tiên đó là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Thứ hai nữa đó là gia đình, nhà trường, xã hội còn chưa chú trọng khuyến khích học sinh đọc sách. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Còn với xã hội, nước ta hiện nay có rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng gym... nhưng hiếm thấy các thư viện công cộng. Ngoài ra, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. Cuối cùng, đó là các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc. 

Từ những thực tế đáng buồn ấy, chúng ta cần có những biện pháp hành động thiết thực. Với mỗi học sinh thì nên tạo lập thói quen tích cực đọc sách, tìm hiểu về sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Còn nhà trường cần có các hoạt động thuyết trình về sách, tổ chức ngày hội đọc sách, câu lạc bộ về sách hay khuyến khích tặng thưởng những em có thành tích tốt là các cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó nhà nước nên khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.

 Nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau đã nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”. Đúng vậy, sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho con người mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới kì diệu muôn màu đầy hấp dẫn của cuộc sống. Vì lẽ đó, mọi người, đặc biệt là học sinh hiện nay hãy đọc sách tích cực hơn bởi đó chính là khoản đầu tư có lãi nhất của cuộc đời người.