K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2021

giúp mình với

 

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

1, Mở bài:

- Giới thiệu về nhân vật phụ nữ trong văn học Trung đại Việt Nam:

- Trong văn học Trung đại từ cuối thế kỉ XVII trở đi, hình tượng người phụ nữ bắt đầu được đưa vào thơ ca, văn xuôi nhiều hơn.

- Qua một số tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn THCS như thơ Hồ Xuân Hương, đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, 3 đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu cho thấy cụ thể hình ảnh người phụ nữ thời phong kiến; thể hiện nhiều tư tưởng nhân đạo.

2, Thân bài:

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

* Ngoại hình: các tác giả ca ngợi người phụ nữ với những nét đẹp riêng

   - Hình ảnh phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương mang vẻ đẹp phồn thực, khỏe khoắn đầy sức sống: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (“Bánh trôi nước”).

 

   - Hình ảnh phụ nữ qua ngòi bút của Nguyễn Du hiện lên trang trọng, quý phái: dùng một loạt hình tượng đẹp của thiên nhiên để tả vẻ đẹp của Thúy Vân như mây, tuyết, hoa, ngọc, trăng; tả Thúy Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành, đôi mắt trong như nước hồ thu, long mày đẹp như nét núi mùa xuân (đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”).

   - Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Vũ Thị Thiết được miêu tả là người “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.

⇒ Dù dùng bút pháp ước lệ tượng trưng, ẩn dụ hay chỉ bằng một câu văn ngắn gọn giới thiệu nhân vật, tất cả đều xây dựng những hình ảnh người phụ nữ đẹp, cho thấy sự yêu mến, quý trọng cái đẹp, quý trọng người phụ nữ của các tác giả.

* Tài năng:

   - Người phụ nữ trong văn học Trung đại chủ yếu được ca ngợi về tài năng cầm, kì, thi, họa. Nguyễn Du xây dựng hình tượng Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt là tài đàn của nàng, không chỉ đàn hay, Kiều còn tự viết nên “một thiên bạc mệnh” ai nghe cũng phải xiêu lòng.

   - Chính người sáng tác như Hồ Xuân Hương cũng là minh chứng cho tài năng của người phụ nữ không thua kém gì so với đàn ông. Bà từng có những câu thơ khá “ngông” về tài phận của người phụ nữ xưa: “Ví đây đổi phận làm trai được/Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Bài “Miếu Sầm thái thú”)

 

⇒ Trong khi miêu tả sắc đẹp và tài năng của người phụ nữ, các tác giả trên cũng thể hiện sự tiếc nuối, thương xót cho sắc đẹp, tài năng ấy không mấy người coi trọng.

* Phẩm hạnh, tâm hồn

   - Hình tượng phụ nữ có cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Chị em Thúy Kiều), dù trải bao sóng gió cũng vẫn “giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước).

   - Hiếu thuận, chung tình:

   + Thúy Kiều vì cha mà bán mình, hi sinh tình cảm riêng tư.

   + Kiều Nguyệt Nga vâng lời cha, không quản đường xa nguy hiểm tới gặp cha để nghe cha thu xếp chuyện lập gia đình: “Làm con đâu dám cãi cha/ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

 

   + Vũ Nương một lòng chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thương xót, lo ma chay như cha mẹ đẻ, một lòng chờ chồng chinh chiến quay về.

   + Người vợ trong “Chinh phụ ngâm khúc” nhớ thương chồng, đau buồn trước cảnh li tán: “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.

   - Coi trọng phẩm tiết:

   + Kiều Nguyệt Nga khi bị cướp chặn đường, được Lục Vân Tiên cứu đã tạ ơn “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

   + Thúy Kiều khi nhớ tới Kim Trọng cũng tủi hờn vì bản thân đã lâm vào kiếp trôi dạt, bị lừa bán: “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.

   + Vũ Nương khi bị chồng vu oan là không chung thủy, đã tự tử để chứng tỏ phẩm tiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”.

b, Thân phận người phụ nữ Việt Nam

   - Thân phận bé nhỏ bị chà đạp, vùi dập:

   + Số phận long đong lận đận phụ thuộc vào cha mẹ, chồng, con theo quan niệm Tam Tòng thời phong kiến: Hồ Xuân Hương đã thể hiện số phận người phụ nữ gắn gọn qua hai câu “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

   + Thân phận bé nhỏ bị đồng tiền chi phối, chà đạp: Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh xem như một món hàng để trả giá mua bán, bị bán vào lầu xanh, bị lừa, đánh đập và bị ép trở thành kĩ nữ.

 

   + Luôn bị nghi ngờ về nhân phẩm: Trương Sinh không tin vợ, không nghe vợ giải thích, dẫn đến cái chết oan của Vũ Nương.

c, Giá trị nhân đạo thể hiện qua hình ảnh người phụ nữ

   - Nguyễn Du luôn dự báo sóng gió sẽ tới với Thúy Kiều, các câu thơ luôn cho thấy thái độ thương xót của ông với nhân vật.

   - Nguyễn Dữ để Vũ Nương được lập đàn minh oan ở cuối truyện, chi tiết này trong truyện kể dân gian không hề có.

   - Nguyễn Đình Chiểu qua xây dựng đoạn hội thoại ngắn giữa Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên cũng cho thấy thái độ trân trọng một cô gái có học thức, lễ tiết.

   - Các tác giả còn tố cáo chiến tranh chia rẽ con người, tố cáo thế lực đồng tiền hạ thấp nhân phẩm con người.

3, Kết bài:

   - Kết luận về nội dung: việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Trung đại đã góp phần khẳng định vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ; đồng thời cho thấy sự thức thời của các tác giả, cho thấy sự phát triển của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại (bởi trước đó cảm hứng chủ đạo trong văn học Trung đại là ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, ngợi ca Vua và chế độ phong kiến, ngợi ca người quân tử… hầu như không có tác phẩm về thân phận phụ nữ)

   - Kết luận về nghệ thuật: biện pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng được nâng lên một tầm cao mới, thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật phát triển

23 tháng 10 2020

Phụ nữ thời hiện đại thường tìm cho mình một quan niệm và phong cách sống khác nhau, đó là bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức về cái đẹp mà họ hướng đến. Điều này càng khẳng định sự tiến bộ trong tư tưởng và tự tin vào chính mình. Vì vậy, song hành với những nét đẹp truyền thống xưa thì người phụ nữ hiện đại ngày nay đã biết tiếp nối, kế thừa, bổ sung và xây dựng những phẩm chất mới, góp phần hoàn thiện hình ảnh về mẫu người phụ nữ mới trong thời kỳ hiện đại. Mỗi một giai đoạn lịch sử, người phụ nữ đều có những yêu cầu, những tiêu chí khác nhau. Trong gia đình, quan hệ cha mẹ, vợ chồng cũng bình đẳng, thân ái hơn. Khi trưởng thành người phụ nữ được quyền lựa chọn, tự do phát triển theo khả năng, sở trường của mình để đóng góp cho gia đình và xã hội.

Sức hút và cái đáng quý nhất của một người phụ nữ là không nằm ở bề ngoài, cũng không thuộc về địa vị, mà ở nội tâm. Tính cách hiền hòa, nhân hậu, sống chân thành với mọi người… đó chính là bí quyết để trở thành người phụ nữ đẹp. Vì thế, là người phụ nữ hiện đại cần phải luôn làm mới bản thân mình, không những ở khía cạnh tâm hồn mà phải đến từ nét đẹp cơ thể nữa. Thực ra theo năm tháng, sự quyến rũ từ đức hạnh của người phụ nữ là vẻ đẹp lâu bền nhất. Người đàn ông càng ở gần, càng sống chung, càng gắn bó, càng nhận thấy không thể rời xa được. Đây là vẻ đẹp nội tâm, là nét duyên ngầm, thời gian không thể nào làm phai nhạt.

Với người phụ nữ hiện đại, sự tri thức giúp họ cư xử và dung hòa cuộc sống dễ dàng hơn, đồng thời họ cũng biết sắp xếp gia đình và công việc một cách khoa học hơn. Họ luôn thể hiện vai trò là người vợ với sự hiểu biết của mình, dễ dàng thấu hiểu và lắng nghe, chia sẻ với chồng những trở ngại, căng thẳng trong công việc. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng trong nhiều phương diện, họ còn đưa ra những lời khuyên hữu ích và thiết thực, đóng góp vào sự thành công trên con đường sự nghiệp của chồng. Trong vai trò là những người mẹ hiện đại, cũng giúp người phụ nữ biết chăm sóc con cái tốt hơn, khoa học hơn và là một người bạn tốt luôn kề cận bên con để hướng dẫn, động viên con kịp thời, không để xảy ra những tình huống xấu…

Tất cả những điều trên đều phải học hỏi, phải rèn luyện lâu dài mới có. Muốn trở thành một người phụ nữ hiện đại và đầy nét quyến rũ không khó lắm, nhưng để trở thành một người phụ nữ giàu văn hóa sống thì thật không dễ chút nào.

23 tháng 10 2020

Có thể so sánh và ví von rằng trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm và thật kỳ vĩ. Nhưng ta như nhận thấy được huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội ngày nay, ta dường như cũng nhận thấy được chính vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng như đã được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước. Ta nhận thấy được cũng chính trong những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến hà khắc. Theo quy luật phát triển ta như nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt của người phụ nữ xưa và người phụ nữ nay.

Người phụ nữ được coi là phái đẹp và điều đó cũng đúng, vai trò của người phụ nữ như ngày càng có vị thế cũng như chỗ đứng vững chắc trong xã hội hiện đại. Thật không khó có thể nhận ra được rằng trong xã hội người phụ nữ luôn được coi trọng. Nhưng đó là thời nay, ta thử theo người dòng thời gian về xã hội cũ để có thể nhìn nhận thấy được người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào.

Thân phận của người phụ nữ xưa như thật nhỏ bé, họ luôn luôn bị chèn ép bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người phụ nữ đức hạnh, họ thông minh họ xinh đẹp nhưng lại bị xã hội đối xử bất công giống như tác giả Nguyễn Du có than lên:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".

Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do. Ta như nhận thấy được rằng họ dường như cũng thật bất công đối với họ. Thế rồi lại có biết bao nhiêu những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Thực sự thì chính số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó. Nhưng thông qua đây ta như nhận thấy được rằng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, và cũng thật đáng trân trọng và nâng niu biết bao nhiêu.

Không thể phủ nhận được chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ lúc này đây như là chỉ mảnh treo chuông, và cũng không có gì đảm bảo để tồn tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được ví như "chim trong lồng, cá trong chậu" thật đáng buồn. Người phụ nữ họ dường như cũng không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn có được cuộc sống bình dị. Thế nhưng ngay cả cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ xưa ta như thấy quá đỗi tầm thường, bình dị nhưng họ lại chẳng bao giờ có thể với tới được cái ước mơ và mong muốn đó.

Người phụ nữ ở trong thời đại nào cũng vậy, nói đến người phụ nữ là nói đến sự cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó hơn nữa trong họ lại có được sự hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Người phụ nữ hiện đại không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình, thế rồi ngay cả khi đất nước hội nhập, thì những đức tính đó vẫn như luôn luôn sáng lòa.

Người phụ nữ là người nhóm ngọn lửa hạnh phúc tin yêu. Ta như nhận thấy được rằng ở họ thì những cống hiến cho gia đình không bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ trong thời hiện đại họ rất năng động và hoạt bát không kém gì những đấng mày râu cả, thậm chí họ còn làm tốt hơn cánh đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại luôn luôn biết làm mới mình họ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nếu như người ta cứ quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình nhưng cho đến nay quan niệm đó như dần bị thay đổi. Ta như nhận thấy được người phụ nữ hiện đại cũng hoàn toàn có thể là trụ cột gia đình mà còn phải là bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe để cùng chia sẻ việc nhà, những vui buồn cùng bà xã. Ta như có thể nhận thấy được đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn và cống hiến cho xã hội hiện đại ngày nay.

Dễ nhận thấy được chính trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả đạt được đó chính là việc đang ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Ta như nhận thấy được hiện nay trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu. Những tấm gương có thể kể ra đó chính là Chị Huỳnh Thị Như Lam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cũng đã có những bộc bạch chia sẻ rất ý nghĩa đó chính là “Làm việc ngành Du lịch, mình phải đi đây, đi đó. Tính chất công việc thường xuyên, liên tục. Chưa kể những đợt đi công tác dài ngày. Nhưng làm sao để hài hòa giữa công việc và gia đình thì đó là cả “nghệ thuật”. Thông qua đây người ta như nhận thấy được sự quyết tâm, nữ quyền của người phụ nữ như càng được nêu cao. Người phụ nữ hiện đại không chỉ dễ dàng thực hiện ước mơ về sự làm chủ cuộc đời như trước mà họ còn hoàn toàn có thể làm những việc lớn hơn cho bản thân, cho gia đình và cả Tổ quốc non sông nữa.

Người phụ nữ xưa và phụ nữ ngày nay tuy có khác về những địa vị xã hội. Thời xưa họ bị coi thường thì đến thời hiện đại công lao của họ như đã được nhìn nhận lại, người phụ nữ hiện đại như năng động hơn rất nhiều. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy được họ lại có những điểm chung đó chính là sự chịu thương chịu khó và giàu đức tính tốt đẹp cần có của một người phụ nữ.

29 tháng 10 2017

Hiếu thảo, thủy chung, nhân hậu,... nói chung câu này 1 điểm thôi nên viết ngắn thôi. Liên hệ nhanh, gọn vì đề dài.

11 tháng 9 2019

Tham khảo :

Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay

  • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
  • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
  • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
11 tháng 9 2019

Tham khảo:

Có thể thấy, xã hội thay đổi, người phụ nữ hôm nay cũng đã khác trước rất nhiều. Quan niệm về “ Tam tòng và tứ đức” có thể hơi xa vời với một số phụ nữ trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng dù ở thời nào cũng vậy, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Và theo tôi, có thể quan niệm “Tam tòng” là hơi khắt khe với những người phụ nữ hiện đại nhưng phẩm chất “ Tứ đức” vẫn rất cần có trong mỗi phụ nữ của mọi thời đại.

 DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NHỮNG NỮ THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

a. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

- Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.

b. Thân bài

- Khái quát hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái

+ Sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.

 

+ Họ phải đối mặt đó là cuộc chiến đấu ác liệt và chính là công việc tổ trinh sát mặt đường - một công việc hơn cả nặng nhọc, đó là nhiệm vụ hiểm nghèo.

- Vẻ đẹp chung của ba cô gái

+ Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh.

+ Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời

+ Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết

- Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong

+ Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.

+ Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.

+ Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

 

c. Kết bài

Nêu cảm nhận chung của em về vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

 

11 tháng 7 2018

Tham khảo nha :

Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu.

 Phụ nữ Việt Nam thế kỉ 21 (APEC 2006)

Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại". Là một sự nghiệp không còn chỉ dành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.

Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sĩ 12,6%; Tiến sĩ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946- 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú...[2]

Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật...

Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi...

11 tháng 7 2018

Nữa nè : 

Có không ít mĩ từ miêu tả về vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt như đảm đang, xinh đẹp, khiêm tốn, chân thật, nhân hậu… Người ta nói, đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của một người phụ nữ.

Nét đẹp của người phụ nữ Việt

(Ảnh qua: restaurants-in-hanoi)

Hãy khám phá và cảm nhận những cái hay, những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong nhiều cung bậc của cuộc sống. 

Phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, với đôi mắt nâu và mái tóc dài thẳng đặc trưng, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Phụ nữ ngày nay trong cuộc sống hiện đại, tuy không quá giản đơn nhưng cũng không quá khoa trương trong cách ăn mặc, sự giản dị vẫn được đề cao trong lối sống của họ. 

Related image

(Ảnh qua: silkfans)

Bên cạnh đó, phụ nữ Việt được đánh giá có giọng nói hay như hát hoặc nhiều khi như thì thầm vì giọng các nàng rất nhẹ nhàng, trong trẻo và đầy nữ tính. Có thể do đặc thù có sáu âm điệu của tiếng Việt đã tạo nên giọng nói đầy truyền cảm ấy cho phụ nữ Việt.

Mặc dù ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xu thế “giải phóng” phụ nữ nhưng phụ nữ Việt vẫn còn giữ được nhiều nét truyền thống tốt đẹp. Ngày nay, quan niệm “Tam tòng” có thể chỉ còn sót lại ở các bà các mẹ, nhưng những quan niệm như “công, dung, ngôn, hạnh” hay thủy chung, hiếu thảo, hay dịu dàng, thanh lịch vẫn là những phẩm chất truyền thống được cá nhân, gia đình, xã hội công nhận và hướng tới. Bởi vậy, hình ảnh phụ nữ Việt vẫn rất đậm nét truyền thống trong mắt bạn bè quốc tế, nhất là trong những bộ đồ truyền thống.

>> ‘Tam tòng tứ đức’ thực sự có phải là ‘phong kiến lạc hậu’?

Related image

(Ảnh qua: nguoiduatin)

Phụ nữ Việt Nam vốn có lối sống đơn giản nhưng vẫn toát lên sự ‘bí ẩn’, từ chiếc áo dài truyền thống hay áo bà ba, áo tứ thân đến những phẩm chất tốt đẹp vẫn tồn tại mặc cho bao thăng trầm lịch sử, mặc cho bao ảnh hưởng giao thoa văn hóa. Sự bí ẩn khiến phụ nữ Việt trở nên không nhàm chán, họ không tỏ ra bí ẩn bằng những hành động khó hiểu mà bí ẩn ngay chính trong sự đơn giản vì những phẩm chất tuyệt vời của mình, và nhận được không ít lời khen ngợi của bạn bè quốc tế.

phụ nữ là phong thủy của gia đình

(Ảnh qua dienhoaquangbinh.net)

Phụ nữ Việt Nam ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, họ rất nhạy cảm, thông minh trong công việc hay cách ứng xử trong đại gia đình. Hiện nay, người phụ nữ tuy không còn chỉ biết nhất nhất cam chịu lắng nghe, nhưng họ vẫn tôn trọng người chồng, đồng thời luôn có tiếng nói của riêng mình những lúc cần thiết.

Sau khi kết hôn, là người vợ trong gia đình họ thường hết lòng chăm sóc chồng con, vun vén xây dựng cho gia đình trong ấm ngoài êm. Không những vậy, họ còn hiếu thảo với bố mẹ chồng và bố mẹ mình, chăm lo các mối quan hệ họ hàng. 

Image result for nội trợ nhật bản

(Ảnh qua: baomoi)

Ở nước ta, quan niệm về quan hệ ngoài chồng ngoài vợ khi đang kết hôn là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Có lẽ vì thế nên mặc dù ở Việt Nam không có những phong tục trừng phạt phụ nữ ngoại tình như nhiều quốc gia khác nhưng tỉ lệ phụ nữ Việt Nam ngoại tình là rất thấp so với nhiều nước. Nếu tình yêu hay hôn nhân xảy ra những trục trặc, thường thì phụ nữ Việt có xu hướng tìm các giải pháp và nhờ gia đình bạn bè khuyên giải hay chấp nhận khó khăn để gìn giữ gia đình. Đó là lý do vì sao phụ nữ Việt được đề cao với phẩm chất chung thủy và đáng được tin cậy.

Phụ nữ Việt trong thời hiện đại không còn chỉ ở nhà làm nội trợ hay chăm sóc ruộng vườn nữa, họ vừa chăm sóc gia đình, dạy bảo con cái, và vẫn đi làm để lo kinh tế cho gia đình. Họ vẫn luôn hỗ trợ chồng con cũng như mọi thành viên khác trong gia đình phát triển, vẫn có trách nhiệm với việc tề gia nội trợ. Ngoài ra, dù là người lao động chân tay hay nội trợ, công sở họ đều làm việc rất chăm chỉ, không nề hà dù là công việc nặng nhọc hay công việc thủ công tỉ mỉ, đến công việc đòi hỏi sự nhẫn nại và hi sinh cao như chăm sóc trẻ nhỏ người già… Họ đều làm hết mình với tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương. Vì gia đình, tình yêu và tương lai, họ cũng luôn luôn có nghị lực để vượt qua những thử thách và gian khó trong cuộc sống.

Nét đẹp của người phụ nữ Việt

(Ảnh: shutterstock.com)

Phụ nữ Việt Nam có nhiều nét khác biệt so với phụ nữ ở nhiều quốc gia khác. Ví dụ ở Nhật, Hàn, phụ nữ có xu hướng ở nhà chăm sóc gia đình sau khi kết hôn. Ở phương Tây, phụ nữ hay yêu cầu nam giới phải chia sẻ việc nhà. 

Có lẽ bạn sẽ nghĩ những phẩm chất của phụ nữ Việt đi ngược lại với phong trào bình đẳng? Con người ai cũng có mặt tốt và mặt cần cải thiện, một cá nhân có những phẩm chất thế nào phần lớn là do ảnh hưởng từ gia đình và môi trường xung quanh mà chính họ cũng không nhận thức được. Chúng ta nên nhìn nhận lại những giá trị tốt đẹp của mình, nếu để tư tưởng “nam nữ bình đẳng” quá nặng sẽ dễ làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Những người phụ nữ còn chưa đủ tự tin vào bản thân và chưa nhận ra những phẩm chất đáng quý của mình sẽ chợt hiểu ra và yêu thương tôn trọng bản thân mình hơn.

Tuy vậy, với xu thế tự do và bình đẳng, lối sống, văn hóa, văn minh, thì sẽ không có một chuẩn  mực nào cho hình ảnh của một người phụ nữ. Bạn là người phụ nữ thế nào: tự do, truyền thống, văn minh, thuần Việt, Tây hóa hay ra sao đi nữa, thì bạn hoàn toàn có quyền tự quyết định và trở thành người phụ nữ mà mình mong muốn. Tuy nhiên, giữ lại được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống là điều vô cùng đáng quý!

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

"Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương".

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài"

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ nam quyền: "Trọng nam khinh nữ", người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo "tam tòng", hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc"... Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.

Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

Viết "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

​** Chúc bạn học tốt **

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tần tảo qua bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.