K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2018

Bước 1: Tìm hiểu về đối tượng cần cảm nghĩ

Việc phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh phải là người có kiến thức và kỹ năng thì mới có thể viết tốt được. Cũng như vậy việc lập dàn ý cũng vậy, để lập dàn ý tốt thì học sinh cần phải nắm rõ những kiến thức về tác phẩm cầm cảm nghĩ. Việc nắm rõ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thì sẽ giúp cho học sinh cảm nhận tốt được tác phẩm văn học. Đây là một bước vô cùng quan trọng mà khi làm bất cứ một tác phẩm nào học sinh cũng đều phải thực hiện.

Bước 2: Tìm ra những nét đặc sắc nổi bật của đối tượng cảm nghĩ

Sau khi tìm hiểu kĩ về đối tượng cần cảm nghĩ thì bước tiếp theo là tìm ra những nét nổi bật của tác phẩm cần cảm nghĩ. Việc tìm ra những nét nổi bật trong tác phẩm sẽ tạo nên độ sâu cho bài văn. Xác định được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong phần gạch ý sẽ giúp cho các em không bị quên ý và sẽ tạo được hệ thống cho bài văn khi viết, không bị tràn lan, loãng ý.

Bước 3: Xác định luận điểm cho bài văn

Đối với bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học việc xác định luận điểm rất quan trọng. Khi lập dàn ý, cần nêu rõ các luận điểm cần viết trong bài văn. Luận điểm rất quan trọng đối với tất cả các bài văn trong đó có bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

Bước 4: Tiến hành lập dàn ý

Sau khi đã tìm hiểu kỹ các bước trên các em tiến hành lập dàn ý ra giấy. Khi lập dàn ý cần chú ý sắp xếp các luận điểm theo thứ tự để đảm bảo các ý được sắp xếp khoa học có hệ thống.

Lập dàn ý là một bước vô cùng quan trọng đối với quá trình viết văn. Đối với bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học việc lập dàn ý lại càng chiếm vị trí quan trọng. Khi lập dàn ý người viết sẽ không bị sa vào cảm xúc của bài văn và viết được hay và đủ ý

                    Đây là cách thôi,bạn đọc cách này xong thì có thể làm được

8 tháng 9 2017

Bài văn biểu đạt tình cảm gắn bó, niềm tự hào về quê hương

Có thể đặt một số nhan đề:

- An Giang quê mẹ

b, Dàn ý

Mở bài: Tình yêu quê hương thắm thiết đến độ đam mê

Thân bài: Hình ảnh quê hương êm ả, thanh bình trong kí ức tuổi thơ, đau thương và hào hùng trong lịch sử đấu tranh

Kết bài: Khẳng định tình yêu quê hương sâu đậm

24 tháng 12 2021

B

4 tháng 7 2017

Đáp án B

*Văn chứng minh-tư tưởng đạo lý

*Mở bài: Nêu vấn đề cần cm

*Thân bài: 

+Giải thích: -nghĩa đen

                   - nghĩa bóng

                   -khái quát

+Chứng minh: -xét về lý

                       - xét về thực tế (dẫn chứng)

+Đánh giá, mở rộng

-Đánh giá (đúng/sai)

-Mở rộng: một số biểu hiện trái ngược

+Bài hok

*Kết bài:

-Khẳng định lại gt vấn đề

-Liên hệ vs bản thân

* Văn chứng minh-hiện tượng đời sống

*Mở bài: Nêu vấn đề-hiện tượng

*Thân bài:

+Giải thích (khái niệm)

+Chứng minh: -Thực trạng

                        -Nguyên nhân

                        - Hậu quả

                        -Biện pháp

+Bài học

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

* Văn giải thích

-Là gì? (giải thích): 

+nghĩa đen

+nghĩa bóng

+khái quát

-Vì sao?

+Lí lẽ

+Dẫn chứng

-Như thế nào?

-Đáng giá mở rộng

+Khẳng định giá trị (đánh giá)

+Mở rộng (Câu tn phên phán điều j?)

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

23 tháng 8 2019

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

31 tháng 10 2016

1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.

21 tháng 10 2016
  • Yêu cầu:
- Thể loại: văn biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ.
- Kết hợp: miêu tả, tự sự.
- Nội dung chính:
+ Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu trên nụ cười của mẹ…
+ Nụ cười ấy có vai trò, ý nghĩa đối với gia đình, làng xóm…
+ Sự gần gũi giữa em với nụ cười ấy…
+ Biểu cảm trực tiếp về nụ cười của mẹ…

 
  • Dàn ý tham khảo:
 
  1. 1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

 
  1. 2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
 
  • Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

 
  • Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

 
  • Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

 
  • Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

 
  1. 3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.
 Chúc bn hok tốt!!!!!!!!
24 tháng 10 2016

dàn bài nè

24 tháng 10 2016

Mở bài: Trong các loài cây, em yêu nhất là cây tre vì nó gắn bó với những kĩ niệm của tuổi ấu thơ.

Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật của cây tre.

- Vai trò của cây tre trong đời sống con người.

- Vai trò của cây tre trong cuộc sống của em.

Kết bài: Tinh cảm của em đốĩ với cây tre.
 

2 tháng 6 2018

Đề bài: Cảm nghĩ về người thân (mẹ).

I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em

Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi

– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.

– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

3. Vai trò người mẹ với em

– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

III. Kết bài

Cảm nghĩ về người mẹ của em.

Trên đời này người mẹ đã chăm sóc nuôi nấng nên người, mẹ mãi là người vĩ đại, với tình yêu thương bao la dành cho con cái. Em mong mẹ luôn khỏe mạnh để sống với em trọn đời. Con yêu mẹ nhiều lắm.