K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2016

Có 3 đặc điểm đó là: 
+ Có tính nhiệt đới (bao gồm nhiệt độ trung bình năm, lượng bức xạ, cân bằng nhiệt...) 
+ Có tính ẩm (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm) 
+ Có tính gió mùa (gồm có gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, và gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) 

9 tháng 5 2016
nóng khô, ẩm ướt, nhiều ngừoi chết
5 tháng 5 2019

1. Tháng 11=> tháng 4 

4. Nước ta nằm trong đới khí hậu : nhiệt đới 

câu 2 : tháng 11 đến tháng 4 năm sau

câu 3 : Trước khi có hiện tượng gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có một vài vệt mây li ti. Chân trời phía tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong có thể cảm nhận được một thứ nóng làm cho da mặt hầm hập như trong cơn sốt nhẹ. Đó là dấu hiệu báo trước sẽ có gió Lào sau một thời gian ngắn nữa.

Đồng thời, nếu để ý theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng trong ngày sẽ thấy như sau:

- Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ chứng tỏ có vùng áp thấp đang ngự trị.

- Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào có mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất.

- Tầm nhìn xa rất tốt.

câu 4 : Ôn đới

câu 5 : Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.

câu 6 : nhiệt độ

k minh nha

5 tháng 1

C.1:đúng

C.2:sai

 

5 tháng 1

C.1:đúng 

Còn lại :sai

 

29 tháng 3 2019

câu 1:- Đới nóng (nhiệt đới):
 + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
 + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 
 + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
 + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
 
- Ôn đới (đới ôn hòa):
 + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
 + Lượng nhiệt: trung bình.
 + Lượng mưa: 500-1000mm.
 + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
 
- Hàn đới (Đới lạnh)
 + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
 + Lượng mưa: dưới 500mm.
 + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
 

29 tháng 3 2019

- Đới nóng (nhiệt đới):

 + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.

 + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 

 + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

- Ôn đới (đới ôn hòa):

 + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.

 + Lượng nhiệt: trung bình.

 + Lượng mưa: 500-1000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.

- Hàn đới (Đới lạnh)

 + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.

 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

 + Lượng mưa: dưới 500mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

Bài làm

- Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa đa dạng vì :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
+ Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

- Liên hệ với khí hậu nước ta là:

+ khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc gồm 4 mùa: Xuân Hạ Thu và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Cần phân biệt vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, vùng khí hậu ôn đới có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông còn vùng khí hậu nhiệt đới chỉ hai mùa, nắng và mưa. Việt Nam, bắc phần có 4 mùa nên là hoàn toàn trong vùng ôn đới, nam phần 2 mùa nên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.

+ Miền khí hậu phía Bắc

Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

  • Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng. Vùng này có đặc điểm địa hình phổ biến là đồi núi thấp dưới 1000 m. Các dãy núi hình cánh cung vòng hướng Đông Bắc chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn,Ngân Sơn, Sông Gâm không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm nhiều hơn vùng Tây Bắc. Vì vậy, vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn).
  • Vùng Tây Bắc Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn làm cho gió mùa Đông Bắc lạnh giá khi đến đây bị suy yếu. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối

+ Miền khí hậu Trường Sơn

Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Mũi Dinh. Miền này mang đậm tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia làm hai vùng:

  • Vùng Bắc đèo Hải Vân có mùa đông ít hơn miền khí hậu phía Bắc và mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào (gió Tây khô nóng). Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ Biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Bengal qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng tới Ninh Thuận là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân, tuy nhiên nhiệt độ có cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài, ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn như ở Bắc Trung Bộ, có mùa khô sâu sắc hơn.

Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

+ Miền khí hậu phía Nam

Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao, biên nhiệt độ nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Nơi đây có một mùa khô kéo dài, đặc biệt sâu sắc. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

  • Vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ (Bình Thuận)
  • Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)
  • Vùng đồng bằng Nam Bộ

+ Miền khí hậu Biển Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Biển Đông Việt Nam mang đặc tính nhiệt đới mùa hải dương và tương đối đồng nhất. Tại đây thường xuyên có xoáy lốc đi từ Thái Bình Dương vào, tạo thành các cơn bão lớn.

# Chúc bạn học tốt #

29 tháng 3 2018

- Đới nóng (nhiệt đới):

 + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.

 + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. 

 + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.

- Ôn đới (đới ôn hòa):

 + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.

 + Lượng nhiệt: trung bình.

 + Lượng mưa: 500-1000mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.

- Hàn đới (Đới lạnh)

 + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.

 + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.

 + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.

 + Lượng mưa: dưới 500mm.

 + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

2 tháng 4 2018

là vậy à

Cảm ơn rất nhiều

Thank you very much

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

- Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau: 

 +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao. 

 + Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C.

 + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.

 Người ta đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.

5 tháng 5 2019

C5 : Tp không khí 

+ Khí ni tơ : 78%

+ Khí ôxi : 21%

+ Hơi nc và các khí khác : 1% 

C6 : 

* Khí hậu nhiệt đới : 

- Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam ( 23°27' B - 23°27' N )

- Đặc điểm : + Quanh năm có ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít . Lượng nhiệu hấp thụ đc tương đối nhiều nên nóng qua h năm .

+ Gió thường xuyên thổi là gió Tín Phong 

+ Lượng mưa TB năm từ 1000mm - trên 2000mm

*Khí hậu ôn đới : 

- Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc ( 23°27'B - 66°33' B )

từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam ( 23°27' N - 66°33' N )

- Đặc điểm : + Lượng nhiệt nhận đc TB , các màu thể hiện rất rõ trong năm 

+ Gió thường xuyên thổi là gió Tây ôn đới 

+ Lượng mưa TB năm từ 500 mm - trên 1000mm 

5 tháng 5 2019

C2 : 

- Khi ko khí bốc lên cao , bị lạnh dần , hơi nc sẽ ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ , tạo thành mây . Gặp điều kiện thuận lợi , hơi nc tiếp tục ngưng tụ , làm các hạt nc to dần rồi rơi xuống đất tạo thành mưa 

14 tháng 5 2019

thời tiết và khí hậu thì ở trong sách gk

còn khác nhau là:

thời tiết:xảy ra trong thời gian ngắn và luôn thay đổi

khí hậu:xảy ra trong thời gian dài(nhiều năm)và trở thành quy luật

còn giống nhau là:đều biểu hiện hiện tượng khí tượng

14 tháng 5 2019

Thời tiết : Là biểu hiện khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.

Khí hậu : Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

https://dinhnghia.vn/su-khac-nhau-giua-khi-hau-va-thoi-tiet.html xem link nhek.